10 cách chống bóng de

Những mẹo dân gian khi bị bóng đè trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này một cách dễ chịu nhất.

Mẹo dân gian khi bị bóng đè bao gồm các phương pháp thường được người xưa sử dụng để trị hiện tượng kỳ lạ này trong lúc ngủ. Nếu không khắc phục kịp thời, chu kỳ giấc ngủ của bạn có thể gặp trục trặc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vậy nên một số chia sẻ thú vị sau đây về mẹo dân gian khi bị bóng đè từ MarryBaby sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho giấc ngủ của bạn.

1. Bóng đè là gì? Giải mã hiện tượng bóng đè trong lúc ngủ

Trước khi biết mẹo dân gian khi bị bóng đè, bạn cần hiểu bóng đè là gì; và biết dấu hiệu khi bị bóng đè.

1.1 Hiện tượng bóng đè là gì?

Hiện tượng bóng đè còn được gọi là hiện tượng tê liệt khi ngủ [sleep paralysis] là khi chúng ta vẫn có cảm giác và nhận thức nhưng không thể cử động được. Bị bóng đè có thể là trải nghiệm vô cùng đáng sợ; nhưng tình trạng này vô hại; và hầu hết mọi người sẽ chỉ mắc phải một vài lần trong đời.

Những điều bạn cần biết trước khi tìm hiểu mẹo dân gian khi bị bóng đè:

  • Bóng đè xảy ra khi bạn đang chuyển đổi dần giữa hai giai đoạn tỉnh táo và ngủ sâu. Trong những quá trình chuyển đổi này; bạn có thể không thể di chuyển hoặc nói trong vài giây đến vài phút.
  • Bóng đè có thể đi kèm với các rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ. Chứng ngủ không trọn vẹn này là một nhu cầu ngủ quá mức do khả năng điều hòa giấc ngủ của não có vấn đề.
  • Bóng đè có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút; các giai đoạn có thời lượng dài hơn thường gây khó chịu và thậm chí có thể gây ra phản ứng hoảng sợ .
  • Bóng đè cũng có liên quan đến một số tổn thương tinh thần. Một số nghiên cứu về học thuật đã xem xét tỷ lệ cao của triệu chứng này bắt nguồn từ các cuộc tấn công của rối loạn lo âu và căng thẳng.

1.2 Những dấu hiệu khi bạn bị bóng đè

Hiện tượng bị bóng đè là gì? Có đáng lo ngại không? Mẹo dân gian khi bị bóng đè

Để áp dụng mẹo dân gian khi bị bóng đè kịp thời; bạn hãy nhận biết dấu hiệu khi bị bóng đè:

  • Cảm thấy như có một bóng người đè nghiến cơ thể mình.
  • Một số người cũng có thể cảm thấy áp lực hoặc cảm giác nghẹt thở.
  • Dù vũng vẫy thế nào cũng bất lực, thậm chí không thể kêu lên hay cầu cứu vì quá sợ hãi.
  • Đôi khi bạn còn có thể cảm thấy mình như đang bị một “bóng người” đè chặt miệng.
  • Đáng sợ hơn, bạn dù đang trong giấc mộng nhưng vẫn cảm giác rất tỉnh táo; mọi thứ đều rất rõ ràng như đang diễn ra trong hiện thực.
  • Có cảm giác như có thứ gì đó đè lên ngực của bạn.
  • Cảm giác lo sợ vì hình dung có ai đó hoặc cái gì đó đang ở trong phòng.
  • Cảm giác lo âu, sợ hãi bao trùm trong tâm trí.
  • Xuất hiện ảo giác trong, trước hoặc sau khi ngủ.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng tê liệt khi ngủ chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không di chuyển bình thường trong các giai đoạn của giấc ngủ.

2. Khi nào hiện tượng bóng đè xảy ra?

Tình trạng tê liệt khi ngủ thường xảy ra một trong hai thời điểm.

  • Nếu nó xảy ra trong khi bạn đang chìm vào giấc ngủ; nó được gọi là chứng tê liệt khi ngủ do hypnagogic hoặc trước khi ngủ.
  • Ngược lại, nếu nó xảy ra khi bạn đang dần thức dậy; nó được gọi là chứng tê liệt khi ngủ sau giấc ngủ thần kinh hoặc chứng tê liệt sau giấc ngủ.

Khi bạn chìm vào giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ từ từ thư giãn. Thông thường bạn trở nên ít nhận biết hơn, vì vậy bạn không nhận thấy sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn hoặc nhận thức được trong khi ngủ; bạn có thể nhận thấy rằng bạn không thể cử động hoặc nói.

Biết thời điểm này để thực hiện mẹo dân gian khi bị bóng đè bạn nhé!

>> Bạn xem thêm: Nằm mơ thấy mình có bầu là điềm gì?

Mẹo dân gian khi bị bóng đè sẽ cần thiết cho những ai?

3. Những đối tượng có nguy cơ cao bị bóng đè

Đa số ai trong chúng ta đều sẽ hơn một lần bị bóng đè. Theo thống kê của Học viện Quốc gia về Bệnh thần kinh và Đột quỵ tại Hoa Kỳ; lần bị bóng đè đầu tiên xuất hiện vào khoảng 7 đến 26 tuổi. Tình trạng bóng đè có thể tiếp tục xuất hiện khi chúng ta lớn hơn.

Nếu bạn thuộc nhóm người sau đây, mẹo dân gian khi bị bóng đè sẽ rất hữu ích cho bạn:

  • Thường xuyên thiếu ngủ.
  • Lịch ngủ thay đổi nhiều.
  • Mắc rối loạn tâm thần như căng thẳng hoặc rối loạn lưỡng cực.
  • Ngủ với tư thế nằm ngửa.
  • Có các vấn đề về giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút ở chân vào ban đêm.
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Lạm dụng chất gây nghiện.

>> Bạn xem thêm: Mơ sinh con là điềm lành hay báo dữ?

4. Mẹo dân gian khi bị bóng đè trong lúc ngủ

Mặc dù đã được khoa học chứng minh; nhưng việc bị bóng đè vẫn khiến nhiều người lo lắng và tìm nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Một số mẹo dân gian khi bị bóng đè được người xưa sử dụng sau đây sẽ là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo để cải thiện tình trạng này.

  • Nếu trong phòng ngủ có dầm nhà đè xuống sẽ gây sát khí. Nên lợi dụng trang trí nội thất để ẩn đi, như vậy sẽ làm suy yếu luồng sát khí.
  • Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Đầu giường nếu để đèn quá to sẽ tạo ra sát khí; nên đổi sang loại đèn nhỏ hơn.
  • Không nên đặt khung ảnh to ở đầu giường sẽ tạo ra sát khí.
  • Nếu đầu giường hướng thẳng về cửa sổ cũng sẽ tạo ra sát khí, nên đổi góc bày trí giường.
  • Gương đối thẳng giường gây ra sát khí, nên bày trí gương sang vị trí khác.
  • Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Nhiều người quan niệm đặt dao kiếm hay vật sắc nhọn ở đầu giường sẽ xua đuổi tà ma, nhưng sẽ tạo đà cho hung tinh quấy phá, nên cất hết. Thay vào đó hãy đặt 1 củ tỏi.
Có rất nhiều mẹo dân gian khi bị bóng đè bạn nên biết

5. 10 cách chống bóng đè bạn cần nằm lòng

Bị bóng đè nên làm gì? Đây chắc chắn là mối quan tâm của rất nhiều bạn; vì trải nghiệm bóng đè khá đáng sợ. Ngoài mẹo dân gian khi bị bóng đè nêu trên; sau đây là 10 cách chống bóng đè bạn cần bỏ túi:

5.1 Cử động nhẹ ngón chân

Đây là một trong 10 cách chóng bóng đè hiệu quả; bạn có thể cử động nhẹ ngón chân hoặc ngón tay. Hầu hết các cảm giác bóng đè là ở bụng, ngực và cổ họng. Vì vậy, hãy tập trung tất cả sự chú ý vào ngón chân và cố gắng di chuyển nó. Điều này sẽ giúp bạn chống lại cơn bóng đè.

5.2 Nắm chặt nắm tay của bạn

Đây là mẹo dân gian ưa thích khi bị bóng đè; và cũng là một biến thể của phương pháp lắc ngón chân. Hãy thử nắm chặt và không nắm chặt tay của bạn.

5.3 Tập trung vào việc thở đều

Một trong 10 cách chống bóng đè dễ dàng đó là hít thở có kiểm soát. Thở có kiểm soát có thể giúp làm giảm cảm giác đau ngực khi bị bóng đè; và giúp bạn kiểm soát được nỗi sợ hãi của mình tốt hơn.

Chỉ cần hít vào với tốc độ bình thường và thở ra hết cỡ; sử dụng tất cả dung tích phổi của bạn. Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể thở hoàn toàn mà không bị cản trở. Kỹ thuật này sẽ giữ cho bạn bình tĩnh khi bị bóng đè.

5.4 Đừng cố chống cự

Nếu bạn cảm thấy như bị kìm hãm và không thể di chuyển, đừng cố gắng chống cự. Vì chống cự chỉ làm bạn cảm thấy bị kìm hãm nhiều hơn; bị đè bẹp và làm gia tăng nỗi sợ hãi. Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Kiểm soát nỗi sợ hãi là kỹ năng quan trọng nhất trong thời điểm này.

5.5 Giữ tâm trạng bình thản

Ngoài mẹo dân gian khi bị bóng đè, bạn cần biết một số cách khác

Hãy cố gắng thư giãn và không nghĩ đến những điều đáng sợ khi bạn bị bóng đè. Bạn có thể tự khích lệ, động viên bản thân bằng câu nói như: “Bóng đè chỉ là tạm thời; không gây hại gì cho mình cả.”; “Mình vẫn ổn, sẽ ổn và vượt qua nhanh.”

>> Bạn xem thêm: Nằm mơ thấy chồng có bồ: Liệu anh đang lừa dối bạn chăng?

5.6 Hãy nghĩ đến người bạn yêu thương

Khi bạn choáng ngợp với nỗi sợ hãi do bóng đè, việc nghĩ đến người bạn ngưỡng mộ, yêu thích và mang lại cho bạn cảm giác an toàn là rất hiệu quả. Đó có thể là người trong đức tin tôn giáo của bạn [Chúa Giê-su; Phật]; hoặc cha mẹ, người yêu, chồng/vợ của bạn.

5.7. Nhờ sự trợ giúp của vợ/chồng/người nằm cùng giường

Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Hãy nhờ người thường xuyên nằm chung giường với bạn chú ý đến dấu hiệu của bóng đè; và dặn họ đánh thức bạn mỗi khi bạn thở gấp; hoặc có những tiếng kêu ú ớ khi đang ngủ.

5.8 Ho để được giúp đỡ

Một trong 10 cách chống bóng đè đó là cố gắng ho cho tỉnh táo. Giống như thở, ho có thể tự chủ hoặc được điều chỉnh một cách có ý thức. Bằng cách ho có chủ đích, bạn có thể khiến mình tỉnh táo.

5.9 Cố gắng ngẩng mặt của bạn

Khi bạn nhận ra mình đang bị bóng đè, hãy ngẩng mặt lên. Nói cách khác, hãy làm một khuôn mặt như thể bạn vừa ngửi thấy mùi gì đó tồi tệ; nheo mắt. Làm điều này hai hoặc ba lần bạn sẽ có thể tỉnh giấc.

5.10 Viết ra kế hoạch

Hãy tự chuẩn bị “một kế hoạch thoát thân”. Bạn hãy rèn luyện cho tâm trí biết khi gặp nguy hiểm; nó sẽ cần phải làm gì; nhắc nhở bản thân nhiều lần. Rồi sau đó cơ thể bạn sẽ tự động biết cách “thoát thân” khi bị bóng đè.

6. Cách để phòng tránh bị bóng đè

Biết mẹo dân gian khi bị bóng đè kèm theo cách phòng tránh

Làm gì để không bị bóng đè? Hầu hết mọi người không cần điều trị cho chứng tê liệt khi ngủ. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể cải thiện được khi bạn thực hiện một số phương pháp sau:

  • Cải thiện thời gian ngủ – chẳng hạn như đảm bảo giấc ngủ của bạn phải đạt từ sáu đến tám giờ mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa để giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.
  • Điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào có thể gây tê liệt khi ngủ.
  • Điều trị bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào khác; chẳng hạn như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút ở chân.

Lưu ý rằng, đối với những đối tượng được bác sĩ kê đơn và chăm sóc đặc biệt thì mới sử dụng đến thuộc, còn đối với những ai có biểu hiện tinh thần ổn định thì không nên tự ý sử dụng thuốc uống nhé.

Mong rằng thông qua những thông tin thú vị về “Mẹo dân gian khi bị bóng đè trong lúc ngủ” đã chia sẻ sẽ đem đến cho bạn những kiến thức mới và cách cải thiện giấc ngủ trở nên tốt hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chủ Đề