4 ví dụ về thành ngữ

Thành ngữ, tục ngữ gắn liền với đời sống chúng ta từ những ngày trước đến nay. Vậy làm sao để hiểu cho đúng thành ngữ, tục ngữ cũng như cách phân biệt và các ví dụ điển hình? Hãy cùng Bamboo tìm hiểu và ôn lại kiến thức nhé!

Thành ngữ là gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

Có thể nói theo cách khác thì thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích một cách đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ có thể hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ lưỡng mới có thể giải thích và hiểu được.

Khái niệm thành ngữ

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ cũng là 1 thể loại của văn học dân gian. Tục ngữ có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Việc phân biệt rõ giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn luôn là điều khó khăn, song nếu dựa trên cả hình thức lẫn nội dung thì ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

Về tục ngữ: 

  • Về hình thức, ngữ pháp: Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh và thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Cái nết đánh chết cái đẹp

  • Thành ngữ lại là cụm từ cố định và có vai trò là một thành phần trong câu.
    Ví dụ: Đơn thương độc mã / Có mới nới cũ / Đơn thương độc mã …
  • Về nội dung, ý nghĩa: Tục ngữ cho ta một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm từ dân gian của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội nhằm chỉ bảo đời sau.
    Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh.

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về sự siêng năng, kiên trì và chăm chỉ.

Về thành ngữ:

  • Thành ngữ thì lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và đi kèm hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt đến người đọc, người nghe rất cao.

Ví dụ: Chó dữ mất láng giềng / Chân cứng đá mềm / Bảy nổi ba chìm…

  • Những thành ngữ còn được sủ dụng để lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn.

Ví dụ: như “Cậu đừng có như thế, đừng có đứng núi này trông núi nọ” do thành ngữ là một cụm từ cố định nên khi được ghép vào trong câu giúp câu hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.

Sau khi đã tìm hiểu về thành ngữ thì bắt đầu tập đặt câu để có thể dễ dàng sử dụng nhé!

Cuộc đời tôi đúng là bảy nổi ba chìm, cứ lận đận mãi thế này!

Mẹ tôi là người phụ nữ một nắng hai sương, luôn tảo tần nuôi chúng tôi nên người.

Này, cậu đừng có mà phát ngôn kiểu ếch ngồi đáy giếng như thế, phải tìm hiểu rạch ròi rồi hãy nói!

Hãy ghi nhớ điều này nhé các con, chúng ta phải chân cứng đá mềm, phải cư xử thật hợp lý và biết nhường nhịn để mọi sự đều được như ý nhé!

Thôi, có sao đâu mà. Ơn trả nghĩa đến cả thôi, lúc trước cậu giúp tớ thì nay tớ giúp lại thôi ấy mà!

Xin chúc mẹ con chị được mẹ tròn con vuông nhé!

Dù có lên thác xuống ghềnh, dù phải lao vào phong ba bão táp thì chúng tôi nguyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ!

Này này, anh kia! Đừng có mà mặt nặng mày nhẹ với tôi nhé! Công việc chưa hoàn thành thì sao đòi hỏi cao hơn được chứ?

Cậu ta khoẻ như voi ấy, tớ làm sao mà đánh thắng cậu ấy?

Sau khi đã tìm hiểu về tục ngữ thì bắt đầu tập đặt câu để có thể dễ dàng sử dụng nhé!

Người ta thường nói là “có công mài sắt có ngày nên kim” để chỉ đức tính cần cù, chăm chỉ thì sẽ có ngày được kết quả tốt.

Anh ta có tính tình thẳng như ruột ngựa, tuy hơi làm mất lòng nhưng rất thật thà.

Thua keo này bày keo khác, chúng ta không có gì phải buồn cả, anh em ta sẽ làm được!

Lửa thử vàng gian nan thử sức, chỉ có những lúc thế này mới biết được trình độ của ai thích hợp cho công việc này!

Cậu phải học thật kỹ lý thuyết rồi mới áp dụng thực hành được. Với lại cần phải được chỉ dạy bài bản nữa đúng là không thầy đố mày làm nên.

Thất bại là mẹ thành công, các đồng chí đừng nản lòng, rồi chúng ta sẽ tìm cách khắc phục được những sai lầm từ trận chiến này!

Cậu ta đúng như câu “ở hiền gặp lành”, để bây giờ bao nhiêu cái tốt đều đến cả.

Hai đứa con nên nhớ là sau nay phải giúp đỡ nhau dù sung sướng hay khó khăn, chị ngã em nâng nhé!

Tôi phải thay đổi thôi, không thể cứ chịu cái kiểu môi hở răng lạnh này mãi được.

Hãy là một con người có chí thì nên, phải luôn tìm cách hướng lên phía trước.

  • Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
  • Ao sâu cá cả
  • Biết đâu ma ăn cỗ
  • Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
  • Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra
  • Cá lớn nuốt cá bé
  • Chín người mười ý
  • Có thực mới vực được đạo
  • Mèo mù vớ cá rán
  • Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
  • Ách giữa đàng, quàng vào cổ
  • Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
  • Ba mặt một lời
  • Bỏ thương, vương tội
  • Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
  • Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo
  • Cõng rắn cắn gà nhà
  • Đâm lao phải theo lao
  • Hứng tay dưới, với tay trên
  • Không có lửa sao có khói

Xem thêm: 

Vậy là các bạn đã cùng Bamboo ôn lại những kiến thức cơ bản về thành ngữ là gì, tục ngữ là gì cũng như giải đáp cho các câu hỏi làm sao để hiểu cho đúng thành ngữ, tục ngữ cũng như cách phân biệt và các ví dụ điển hình? Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh và quý phụ huynh! Chúc các bạn một ngày dui dẻ!

Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ?

Thành ngữ xuất hiện rất nhiều trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, mỗi thành ngữ luôn có một ý nghĩa khác nhau và có nét riêng. Vậy bạn đã hiểu về Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Hãy theo dõi ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích nhất nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Thành ngữ là gì?

Phần ghi nhớ trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 ghi rõ khái niệm về thành ngữ như sau:

Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

Như vậy, từ những phân tích trên bạn đọc đã có thể hiểu được thành ngữ là gì. Có thể hiểu thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản quá nghĩa của các từ tạo nên nó. Cùng theo dõi những nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn liên quan đến thành ngữ nhé.

Thành ngữ có các đặc điểm chính như:

+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ…

+ Thành ngữ mang tính hình tượng, được xây dựng dựa trên các hình ảnh thực tế

+ Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được.

+ Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.

2. Tác dụng của thành ngữ?

 Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới. Cùng theo dõi ví dụ để hiểu rõ hơn về thành ngữ nhé.

Ví dụ 1: Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nam, vất vả, khó khăn, nguy hiểm,…

Ví dụ 2: Nhanh như chớp chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…

Ví dụ 3: Khẩu xà tâm phật ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,,..

Ví dụ 4: Trong bài “Thương vợ” của Trần Tế Xương có sử dụng thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ trong cuộc đời ông. Tấm thân cò gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Hình tượng “con cò” gầy guộc trong văn thơ thường được sử dụng để ám chỉ sự khắc khổ của người phụ nữ. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng nhằm thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ và cũng là tình yêu thương, trân trọng của ông dành cho người phụ nữ của mình.

Như vậy, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen cấu tạo nên nó. Đa số hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,… Hay muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt.

3. Lấy ví dụ minh họa?

Sau đây, người viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số câu thành ngữ trong kho tàng thành ngữ Việt Nam ta.

Thứ nhất: Dĩ hòa vi quý. Thành ngữ này chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

Thứ hai: Đục nước béo cò. Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

Thứ ba: Đừng xem mặt mà bắt hình dong. Dùng để phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.

Thứ tư: Ếch ngồi đáy giếng. Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.

Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.

Thứ năm: Gieo gió gặt bão. Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.

4. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ:

“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”.

Qua hai định nghĩa trên, ta chưa thấy hết được sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ mà phải phân tích thêm như sau:

1. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.

Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng..

2. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

3. Trong khoa học logic, có hai hình thức tư duy mà đặc điểm và mối quan hệ giữa chúng với nhau có thể được coi là những cơ sở nhận thức luận cho việc xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa tục ngữ và thành ngữ. Đó là các hình thức khái niệm và phán đoán. Xét nội dung và cách diễn đạt của những câu mà ta vẫn gọi là thành ngữ và tục ngữ thì thấy: nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán. Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán.

Chẳng hạn như khái niệm về “sự uổng công” có được cũng phải trải qua một quá trình khái quát rất nhiều hiện tượng như “nước đổ lá khoai”,“nước đổ đầu vịt”, “dã tràng xe cát”… Theo cách miêu tả của các thành ngữ này thì đó là những hiện tượng riêng rẽ, được nhận thức bằng những tri giác của giác quan. Sự nhận thức này nhằm mục đích khẳng định một thuộc tính nhất định của những hiện tượng đó. Sự khẳng định ấy được thể hiện ra thành những phán đoán, có thể diễn đạt như sau:

“Nước đổ đầu vịt thì nước lại trôi đi hết”, “Nước đổ lá khoai thì nước lại trôi đi hết”, “Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”…

Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.

Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng.

Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức khái niệm có chức năng định danh. Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức phán đoán có chức năng thông báo. Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ diễn tả các phán đoán nên tục ngữ có chức năng thông báo.

Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bài các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho những sự vật, hiện tượng mới. Do đó, thành ngữ là một hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ.

Còn tục ngữ khi thực hiện chức năng thông báo của nó thì có bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm trong lĩnh vực những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người như khoa học, nghệ thuật, văn học… Qua sự phân tích trên đây, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề