Ăn mào gà có tốt không

Quá trình điều trị sùi mào gà - một trong các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp. Vì vậy, bị sùi mào gà kiêng ăn gì hay nên ăn gì là một điều cần thiết mà các bệnh nhân không may mắc phải bệnh lý này nên chú ý đến. Thông tin trong bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ góp phần giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc đó.


08/11/2022 | Giúp cánh mày râu phân biệt chuỗi hạt ngọc và sùi mào gà
12/08/2022 | Góc giải đáp: Sùi mào gà là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào?
11/07/2022 | Xét nghiệm sùi mào gà bao nhiêu tiền và bệnh có thể chữa khỏi không?

1. Sùi mào gà là bệnh gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì, hãy cùng tìm hiểu đôi chút thông tin về bệnh lý này.

Cụ thể, bệnh sùi mào gà là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh gây ra bởi virus Human Papillomavirus, thường gặp nhất là chủng HPV type 11 và HPV type 6. Biểu hiện hay gặp của bệnh lý này là xuất hiện các nốt sùi mềm trên bộ phận sinh dục, gây đau, ngứa. Ở một số bệnh nhân mụn cóc sinh dục xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh. Nhưng cũng có trường hợp có mụn cóc sau vài tháng hoặc vài năm sau khi mắc phải bệnh. 

Đây là một bệnh lý có khả năng lây truyền nhanh, làm cho bệnh nhân mất tự tin. Nếu như không phát hiện sớm bệnh và thực hiện điều trị, bệnh nhân có thể phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như phát triển thành ung thư hay ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Sùi mào gà là một trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

2. Bệnh nhân sùi mào gà kiêng ăn gì? 

Thực tế, nguồn thực phẩm bệnh nhân bị sùi mào gà ăn vào không quá ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số thực phẩm dưới đây vẫn được các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế sử dụng.

2.1. Ngũ cốc 

Vì trong ngũ cốc có chứa rất nhiều arginine có thể tạo điều kiện cho virus HPV tấn công, phát triển và gây bệnh, nên những người mắc sùi mào gà cần kiêng ăn chúng. 

2.2. Đậu và các loại hạt 

Tương tự như ngũ cốc, đậu cùng với các loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương là nhóm thực phẩm mà người bị sùi mào gà không nên ăn. Bởi chúng chứa lượng arginine dồi dào có thể làm bệnh lý này bị tăng mức độ nghiêm trọng. 

Đậu và các loại hạt là nhóm thực phẩm người bệnh sùi mào gà không nên sử dụng

2.3. Thực phẩm cay nóng

Người bệnh sùi mào gà cũng cần kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, chẳng hạn như ớt, hạt tiêu, mù tạt. Giải thích cho điều đó là vì những loại này có thể làm kích thích các cơ quan nội tạng, làm nóng rát đường tiêu hóa, và làm cơ thể suy yếu. Đây chính là một cơ hội tốt cho sự phát triển và lan rộng của virus gây bệnh. 

2.4. Hải sản 

Đối với bệnh nhân sùi mào gà, hải sản cũng thuộc nhóm thực phẩm cần tránh tiêu thụ. Lý do là vì hải sản có thể gây cảm giác ngứa, để lại sẹo lồi trên vùng da bị tổn thương.

3. Bệnh nhân sùi mào gà nên ăn gì? 

Bên cạnh thông tin về sùi mào gà kiêng ăn gì, các người bệnh có thể lựa chọn một số loại thực phẩm có lợi sau đây.

3.1. Những loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh, hoa quả tươi 

Những loại thực phẩm giàu vitamin rất có lợi cho bệnh nhân sùi mào gà, trong đó có vitamin B12 với khả năng ngăn cản và hạn chế các hoạt động của virus HPV. Bệnh nhân có thể lựa chọn những thực phẩm như rau chân vịt, cà chua,... để bổ sung loại vitamin này cho cơ thể. 

Song song với đó, các loại rau và hoa quả tươi cũng nên được tiêu thụ để cung cấp vitamin, các khoáng chất cần thiết. Thông qua đó, có thể nâng cao sức đề kháng, giúp giảm bớt các nốt sùi cũng như giúp các tổn thương nhanh lành hơn. 

Các loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh và hoa quả tươi có lợi cho bệnh nhân bị sùi mào gà 

3.2. Nấm hương 

Người bị bệnh sùi mào gà nên lựa chọn bổ sung thêm nấm hương vào chế độ dinh dưỡng khi đây là loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ nấm hương có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng và có thể rút ngắn thời gian cho việc chữa trị.

3.3. Tỏi 

Tỏi cũng là một loại thực phẩm khác mà bệnh nhân sùi mào gà nên sử dụng khi nó có nhiều kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, việc thoa tinh dầu tỏi cũng giúp làm thuyên giảm các nốt sùi. 

4. Một số lời khuyên cho người bệnh sùi mào gà 

Đi kèm chế độ dinh dưỡng như người bệnh sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì, các yếu tố khác, ví dụ là chế độ sinh hoạt hay tâm lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý này. Do vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân cũng nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm không khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. 

Muốn như vậy, cần hạn chế việc quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ để không làm lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Đồng thời, hãy luôn duy trì cho mình một tâm trạng thoải mái, thư giãn và tránh cảm giác căng thẳng, lo lắng cũng như dành thời gian tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. 

Người bệnh sùi mào gà không nên giữ tâm lý căng thẳng, lo lắng trong quá trình điều trị

Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ bệnh bị tái phát sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện theo dõi kỹ lưỡng. Và có thể lưu ý đến một số điều như không tự ý dùng thuốc không kê đơn; có thể vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh có độ pH trung bình; thường xuyên tắm rửa, thay quần áo; tránh mặc áo quần quá chật; không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề người bệnh sùi mào gà kiêng ăn gì, hay nên ăn gì, kèm theo đó là một số lời khuyên cho các bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Qua đó giúp người bệnh tham khảo thêm trong việc điều trị cũng như sớm chữa khỏi bệnh để không còn cảm giác tự ti.

Trường hợp có nhu cầu được tư vấn về bệnh sùi mào gà hoặc đặt lịch thăm khám tại chuyên khoa Nam khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ ngay đến tổng đài: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng nhận cuộc gọi và nhiệt tình hỗ trợ quý khách.

Tại sao không nên ăn mào gà?

-Không nên mua mào tái, tím bầm; dáng vẻ ủ rũ, mệt mỏi, mỏ chảy nước dãi, mắt lờ đờ và đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới. Đây là những con bị bệnh, ăn rất nguy hiểm.

Mào con gà có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, hoa Mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ [bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip], trĩ lậu hạ huyết [trĩ xuất huyết], thổ huyết [nôn ra máu], khạc huyết [ho ra máu], tỵ nục [chảy máu mũi], huyết lâm [ ...

Không nên ăn da gà khi nào?

Calo trong da gà sẽ có nhiều hơn một chút. Tuy vậy, da gà có thể gây hại cho sức khỏe con người bởi hàm lượng chất béo bão hòa. Những người bị cao huyết áp nên hạn chế ăn phần da của gia súc, gia cầm. Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường không biểu hiện ra bên ngoài, do đó rất khó phát hiện bệnh.

Con gà có tác dụng gì?

Dưới đây là 7 lợi ích của thịt gà mà bạn không nên bỏ qua..
Nguồn protein dồi dào. Nếu bạn là một trong những người đang duy trì một chế độ ăn kiêng giảm cân thì thịt gà có thể là sự thay thế hoàn hảo cho bạn. ... .
Giúp giảm trầm cảm. ... .
Tránh tiêu xương. ... .
Giàu phốt pho. ... .
Một nguồn selen tốt. ... .
Tăng cường sự trao đổi chất. ... .
GIúp mắt khỏe..

Chủ Đề