Anh chị hiểu như thế nào là chọn không dụng về

đề thi thử THPT quốc gia hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [83.57 KB, 6 trang ]

ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Đề 1:
I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm
điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ
cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi
nhận ra rằng: Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì
công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm
công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời
gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại.
Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời
gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút
nữa ngay cả khi đã rã rời.
Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là
những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà
có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp
theo xát, mài giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào
đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng
không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.
[Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn]
Câu 1. Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh thành công là gì? [0.5
điểm]
Câu 2. Hãy xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn văn: Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm, Cam kết để đẩy mình qua những
khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để đốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng
thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời. [0.5 điểm]
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Đam mê là điểm giao thoa giữa sở thích và
tiềm năng? [1.0 điểm]
Câu 4. Anh chị hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó
thành hiện thực? [1.0 điểm]


II. LÀM VĂN [7,0 điểm]
Câu 1. [2,0 điểm]
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Tuổi trẻ với
đam mê.
Câu 2 [5.0 điểm]:
Phân tích ý nghĩa Cảnh đợi tàu của chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà
văn Thạch Lam.
Hướng dẫn
I. Đọc- hiểu:
1. Theo tác giả những nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh thành công là:
- Đam mê.
- Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì.
2. Chọn 01 trong các biện pháp tu từ sau:
- Lặp cú pháp/ điệp từ/liệt kê.
- Tác dụng: Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; nhấn mạnh quyết tâm và
làm rõ giá trị của việc cần nỗ lực cam kết để thực hiện đam mê của mỗi người
3. Trình bày cách hiểu của bản thân và lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo:
- Đam mê được hình thành từ sự yêu thích và thế mạnh, năng lực tiềm ẩn của bản thân
mỗi người.
- Đam mê là sự gặp gỡ của sở thích, nhiệt huyết và khả năng thực hiện sở thích.


⟶ Từ đó hình thành những kế hoạch, những dự định đúng đắn và có khả năng thực hiện
đam mê, không rơi vào mơ mộng, hão huyền, phi thực tế.
4. HS cần nêu rõ:
- Đam mê chính đáng, tích cực của bản thân [định hướng/ mong muốn nghề nghiệp, cuộc
sống tương lai]
- Trình bày ngắn gọn kế hoạch thực hiện niềm đam mê ấy.
* Lưu ý:
- Nếu HS trả lời không có đam mê, cũng phải nêu được một mong muốn nào đó trong

cuộc sống...
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh trình bày được đam mê của bản thân và định hướng
thực hiện đam mê một cách hợp lí.
I. Làm văn
Câu 1:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận để triển khai vấn đề cần nghị luận theo các
cách khác nhau. Cần đảm bảo một số ý sau:
1.1. Giải thích:
- Đam mê là sự say mê, nhiệt huyết để biến những sở thích, sở trường của mỗi người
thành hiện thực.
=> Đam mê của tuổi trẻ là niềm đam mê chính đáng, tích cực, thúc đẩy tuổi trẻ nỗ lực
phấn đấu khẳng định bản thân.
1.2. Phân tích - bình luận:
+ Tuổi trẻ cần phải có đam mê. Vì niềm đam mê đã mang đến cho tuổi trẻ sự hứng khởi,
tiếp thêm động lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra.
+ Phê phán những người trẻ sống không có đam mê; đam mê mà không kiên trì theo
đuổi.
+ Cần phải phân biệt đam mê với mê muội thái quá, cần có những đam mê chân chính
phù hợp.
1.3. Bài học và liên hệ bản thân:
- Tuổi trẻ cần có đam mê.
- Chuẩn bị những hành trang cần thiết để thực hiện đam mê.
Câu 2:
[Xem lại kiến thức bài Hai đứa trẻ]
Đề 2:
I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]
Đọc văn bản
Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy
con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:
- Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như

bọn mình có phải an toàn hơn không?
- Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm,
không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn Đúng là đồ dở hơi!
Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ
về mấy con chim bồ câu?
Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết,
chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng.
Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu?
Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ
câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và
đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình.
Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn
thay lại là những người hay phán xét nhất!


[Ngừng phán xét, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương,NXB Phụ nữ, 2018,
tr.156,157]
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào?
Câu 2. Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao?
Câu 3. Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu
văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày
có người cho ăn.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả
không? Vì sao?
II. LÀM VĂN [7,0 điểm]
Câu 1. [2,0 điểm]
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200
chữ] trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân.
Câu 2[5.0 điểm]

Phân tích cảnh cho chữ trong trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Hướng dẫn
I. Đọc- hiểu:
1. Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình cách sống an toàn, không kiếm sống vất
vả, ngày ngày có người cho ăn; hay bàn luận, phán xét về người khác
2. Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người không quản trị nổi chính cuộc sống của
bản thân, thiếu tự tin nhất.
3. Biện pháp nghệ thuật: Đối lập [kiếm mồi vất vả - sung sướng, ngày ngày có
người cho ăn].
- Hiệu quả: làm nổi bật sự lựa chọn khác nhau của hai cách sống: sung sướng, chờ đợi
hưởng thụ và khó nhọc kiếm tìm, chủ động tạo lập cuộc sống của mình.
4. Thí sinh nêu ý kiến của mình dựa trên sự lí giải phù hợp, thuyết phục. Có thể theo
hướng:
- Đồng tình vì: Khi phán xét người khác chúng ta có thể sẽ sai lầm vì bản thân không
hiểu rõ về họ, không ở trong hoàn cảnh, vị trí của họ.
- Đồng tình nhưng bổ sung: Không phán xét không có nghĩa là thờ ơ với người khác,
bàng quan trước thời cuộ
II. Làm văn
Câu 1:
Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ vấn đề tầm quan trọng của việc chủ động cho
cuộc sống bản thân. Có thể theo hướng:
Việc chủ động cho cuộc sống bản thân giúp chúng ta:
- Tạo dựng nền tảng vững chắc cho cuộc đời mình.
- Suy nghĩ và hành động độc lập, làm chủ được tình thế, ứng phó linh hoạt với mọi tình
huống, nắm bắt được thời cơ thuận lợi cũng như sẵn sàng đối mặt, vượt qua mọi khó khăn,
thử thách.
- Không tụt hậu trong xã hội đang ngày một phát triển.
- Thực hiện được ước mơ và vươn tới thành công, hạnh phúc
Câu 2:

Xem lại kiến thức bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Đề 3:
I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ
cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. [


Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một
đời an nhàn vô sự, sống giàu bền, còn việc nước việc đời thì không quan hệ gì đến mình cả.
Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào
được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà điều dưỡng, cả đời không dám đi đâu
xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ
run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà
thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ
có thế lực nào thì không có thể tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy
làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay
mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt, ấy là
những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2014,
tr.114
Câu 1: Văn bản trên sử dụng tao tác lập luận chính là gì? [0,5 điểm]
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Vậy học trò
ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn,
đói rét cũng không lấy làm khổ sở. [1,0 điểm]
Câu 3: Anh/ chị hiểu câu nói: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì
lòng người ngại núi e sông như thế nào? 0,5 điểm]
Câu 4: Ngày nay, có rất nhiều người chọn cách sống an nhàn, vô sự. Anh/chị nhận xét

gì về cách sống ấy? [Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng]. [1,0 điểm]
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 [2,0 điểm]
Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về tinh
thần mạo hiểm.
Câu 2 [5.0 điểm]
Cảm nhận khổ thơ thứ 2 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đáp án
I. Đọc- hiểu
1. - Thao tác lập luận chính: bình luận.
2- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: phép liệt kê, điệp.
+ Liệt kê: phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm
nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.
+ Điệp từ: phải
+ Điệp ngữ: ...+ cũng không lấy làm +...
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh điều học trò ngày nay cần phải rèn luyện, tu dưỡng để trưởng thành.
+ Giúp lời văn nhịp nhàng, cân đối.
3. HS thể hiện suy nghĩ cá nhân sao cho hợp lí thuyết phục.
- Giải thích cách nói hình ảnh: đường đi chỉ hành trình cuộc đời; sông núi: chỉ những khó
khan khách quan; lòng người ngại núi e sông: chỉ sự thiếu ý chí, sợi khó khăn.
- Câu nói bàn về ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm dám đương đầu trước khó khăn thử thách
để vượt qua và tới đích.
4. - HS viết đoạn văn 5 7 dòng.
- Nêu quan điểm, thể hiện thái độ đồng tình/ phản đối và lí giải:
+ Đồng tình: vì đó là sự lựa chọn cách sống của cá nhân, miễn không ảnh hưởng
đến tập thể.
+ Phản đối: vì cách sống an nhàn không phù hợp với thời đại, giết chết sự năng động, khả
năng cạnh tranh,...
II. Làm văn

Câu 1:


Nội dung cần triển khai:
* Giải thích vấn đề:
- Tinh thần mạo hiểm là thái độ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dũng cảm đương đầu
với các thử thách, hiểm nguy, dù biết đó là nghiệt ngã, dù biết có khi phải trả rất đắt, kể cả
sinh mạng...
- Tinh thần mạo hiểm có khi rất cần thiết trong cuộc sống.
* Bàn luận vấn đề:
- Người có tinh thần mạo hiểm luôn có nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, và là người dễ
thành công, dễ tạo nên kì tích cuộc sống, sống có ý nghĩa và nhiều cảm hứng.
- Người có tinh thần mạo hiểm sẽ chiến thắng tâm lí, tự tin đứng dậy và tiếp tục phấn
đấu.
- Người có tinh thần mạo hiểm thường mạnh mẽ, không biết sợ hãi, không
lùi bước trước những khó khan, dám đối mặt với tình hình nghiêm trọng, dám chấp nhận
thất bại.
* Phản biện:
- Tinh thần mạo hiểm khác với liều lĩnh một cách vội vàng, nôn nóng.
- Tinh thần mạo hiểm cần đi liền với thực lực, không bảo thủ, duy ý chí, đi liền với nỗ
lực, quyết tâm thực sự
- Phê phán những người yếu đuối, lười vận động, lười suy nghĩ, tìm hiểu,
không dám nghĩ, dám làm, không dám phiêu lưu mạo hiểm...
* Bài học nhận thức và hành động:
- Dám thử thách, vượt qua giới hạn bản thân từ những việc nhỏ.
- Nhiều bạn học sinh THPT chấp nhận mạo hiểm thi vào những trường tốt nhất theo đúng
đam mê, sau đó bằng nỗ lực để thi đỗ
Câu 2[5.0 điểm]
Xem lại bài Đây thôn Vĩ Dạ của hàn Mặc Tử
Đề 4:

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Khi con người ngày càng tin vào bản thân, một công thức mới để thu thập trị thức về đạo
đức xuất hiện: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm.[...].
Thế thì các trải nghiệm chính xác là gì? Chúng không phải là dữ liệu thực nghiệm. Một
trải nghiệm không làm từ nguyên tử, sóng điện từ, protein hay các Con số. Thay vào đó,
một trải nghiệm là hiện tượng chủ quan tạo thành tít bà yêu và chinh, cảm giác, cảm xúc và
suy nghĩ vào bất kì thời điểm cụ thể nào, trải nghiệm của tôi cũng cấu thành từ tất cả mọi
thứ tôi cảm nhận, nhiệt độ, vui thú, sự căng thẳng. ], mọi xúc cảm tôi cảm thấy [yêu, giận,
sợ...] và bất kì suy nghĩ nào nảy sinh trong đầu tôi..
Thế thì "sự nhạy cảm là gì? Nó bao gồm hai thứ. Thứ nhất, chú ý đến các cảm giác,
cảm xúc, suy nghĩ của tôi. Thứ hai cho phép những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ đó tác
động lên tôi. Dĩ nhiên, tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi. Thế
nhưng tôi cũng nên cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới và cho phép chúng thay đổi
quan điểm, hành vi của tôi và thậm chí tính cách của tôi.
[Theo Homo Deus - Lược sử tương lai, Yuval Noah Harari,Dương Ngọc Trà dịch, Nxb
Thế Giới, Năm 2018, Trang 283]
Câu 1. Theo tác giả, có những yếu tố chính nào tạo nên một trải nghiệm?
Câu 2. Anh, chị hiểu như thế nào về công thức: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm?
Câu 3. Theo anh, chị Trải nghiệm và sự nhạy cảm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng
qua cuốn mình đi không? Vì sao?
II. LÀM VĂN [7,0 điểm]
Câu 1 [2,0 điểm]


- Từ nội dung phần đọc - hiểu, hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ
của anh/ chị về ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2[5.0 điểm]
Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hướng dẫn:
I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]
Câu 1. Theo tác giả, những yếu tố chính tạo nên một trải nghiệm là: cảm giác, cảm xúc và
suy nghĩ.
Câu 2. Công thức: Tri thức - Trải nghiệm x Sự nhạy cảm có thể hiểu là: Tri thức là kết
quả của những trải nghiệm và sự nhạy cảm. Tri thức được tìm kiếm và tích lũy bằng cách
phải dành nhiều thời gian để trải nghiệm và mài giũa độ nhạy bén của bản thân.
Câu 3. Mối liên hệ giữa Trải nghiệm và Sự nhạy cảm: chúng có tác động qua lại, bổ sung
cho nhau. Không thể có những trải nghiệm nếu thiếu đi sự nhạy cảm. Và trải nghiệm tạo
điều kiện cần thiết để sự nhạy cảm phát triển.
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng
qua cuốn mình đi không? Vì sao?
-> Thí sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình. Việc lí giải phải có sức thuyết phục, đảm
bảo chuẩn mực về đạo đức, nghiêm túc, cầu tiến.
II. LÀM VĂN [7,0 điểm]
Câu 1 [2,0 điểm]
Có thể theo hướng sau:
- Trải nghiệm là những xúc cảm và suy tư lắng lại sau những gì trải qua trong cuộc đời.
- Trải nghiệm để hiểu mình, để khám phá bản thân, để mỗi người thay đổi, trưởng thành
và hoàn thiện.
- Trải nghiệm để mở rộng vốn sống và sự hiểu biết, để hiểu cuộc sống và mọi người xung
quanh, từ đó biết gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời.
- Trải nghiệm giúp cuộc sống của mỗi người giàu có và phong phú hơn, thú vị và có giá
trị nhiều hơn.áp án
Câu 25.0 điểm]
Xem lại kiến thức bài thơ Từ ấy của Tố Hữu




Video liên quan

Chủ Đề