Bà bầu ăn thốt nốt có tốt không

Đường thốt nốt chứa các chất chống oxy hóa dồi dào. Chính vì vậy khi mẹ bầu ăn đường thốt nốt các gốc tự do sẽ được trung hòa, ngăn ngừa được các tổn thương tế bào và thoái hóa DNA. Đường thốt nốt cũng bảo vệ thai nhi khỏi các tác động tiêu cực về sức khỏe nhờ tác dụng này.

Ngăn ngừa thiếu máu

Số lượng các tế bào máu cũng tăng lên khi mẹ sử dụng đường thốt nốt. Chúng giúp mẹ bầu ngăn ngừa được nguy cơ thiếu máu và cải thiện khả năng miễn dịch cho mẹ bầu.

Giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn khi mẹ dùng đường thốt nốt. Các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, táo bón… sẽ được ngăn ngừa khi mẹ bầu bổ sung thêm đường thốt nốt vào thực đơn của mình.

Giảm đau

Đường thốt nốt giúp giảm đau ở khớp và xương.

Đường thốt nốt có tác dụng giảm đau. Nhất là các cơn đau ở các khớp, xương và do cứng khớp gây ra. Đường thốt nốt chứa các dưỡng chất tốt cho xương và khớp xương bà bầu.

Nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh

Làn da của mẹ bầu sẽ trở nên mịn màng, khỏe mạnh và tươi sáng hơn với thành phần giàu vitamin và các khoáng chất có trong thốt nốt. Thốt nốt cũng cản trở sự phát triển của nếp nhăn và chữa lành mụn trứng cá cho mẹ đấy.

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Trong đường thốt nốt có phong phú folate. Chính vì vậy chúng cũng giúp thai nhi ngăn được các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh và phát triển khỏe mạnh.

Làm giảm sự mất nước

Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn với đường thốt nốt.

Cơ thể cũng giữ nước tốt hơn do được hỗ trợ từ hàm lượng khoáng và kali có trong đường thốt nốt. Tuy vậy, đường thốt nốt lại giảm được nguy cơ phù nề do cơ thể tích trữ quá nhiều nước vì cân bằng điện giải và tăng cường trao đổi chất. Do đó, đường thốt nốt cũng giúp mẹ bầu ổn định được cân nặng của mình.

Điều chỉnh huyết áp

Hàm lượng natri thấp trong đường thốt nốt giúp mẹ bầu điều chỉnh được huyết áp của mình mà không gặp các vấn đề rắc rối khác do dư thừa natri gây ra. Do đó, mẹ bầu có thể dùng đường thốt nốt mỗi ngày để cung cấp lượng natri cần thiết này.

Mẹ nào đang mang thai nhớ cẩn thận chuyện ăn uống, tẩm bổ nha. Em biết nhắc câu này có vẻ thừa nhưng đúng là rất quan trọng, không được lơ là đâu. Mới hôm qua thôi, chị hàng xóm kế nhà em đang bầu 7 tháng thấy bụng nhẹ hều, con không máy nên sợ hãi lật đật đi khám, rốt cuộc thai đã tử vong trong bụng tầm 2 hôm trước. Bác sĩ phải tiêm thuốc giục sinh để chị ấy đẻ thường. Hiện tại chị ấy khá yếu nên còn nằm dưỡng trong viện, bé thì được ông bà mang về chôn cất rồi, thấy cảnh mà xót xa trào cả nước mắt.


Nghe đâu chị ấy vốn cơ địa yếu, mang thai hay mệt mỏi, xanh xao mà lại ăn uống sơ sài, bậy bạ nên bào thai bị suy kiệt, thiếu dưỡng chất rồi ngừng phát triển luôn. Thà như các mẹ sẩy thai sớm thì không nói, đằng này bé đã ở trong bụng mẹ được 7 tháng, mẹ cảm nhận rõ những cú đạp của con, siêu âm thấy mặt con rồi, vậy mà phải vĩnh viễn mất con, ai lâm vào cảnh này rồi mới hiểu nó đau đớn đến nhường nào.


Sẵn chuyện của chị hàng xóm nên em muốn nhắc nhở với các mẹ rằng, mang thai phải chú ý tình hình sức khỏe của mình, nhất là mấy mẹ yếu, hay bị thiếu máu. Vì chứng thiếu máu có tác hại cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi. Thiếu máu kéo dài sẽ gây ra thiếu oxy, làm tổn thương tới những cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như tim, não, và tất nhiên là bào thai cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Máu, oxi, dưỡng chất truyền đến thai nhi ít khiến bé ốm yếu, xanh xao, chậm phát triển, thậm chí là ngạt thở, dị tật, chết lưu.



Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu, bồi bổ cơ thể và thai nhi. Ngoài những thực phẩm bổ dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên ăn thì cũng phải kiêng khem một số món ăn tuy ngon miệng nhưng làm sụt giảm lượng máu, khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất trầm trọng, dẫn đến hậu quả đau lòng. Ăn gì ăn cũng phải cẩn thận với 6 món sau nha mẹ:



1/ Sữa ong chúa



Tuy cực giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe lẫn cải thiện vẻ đẹp nhưng sữa ong chúa lại có chất làm giãn động mạch huyết quản, giảm co bóp cơ tim và hạ huyết áp. Vì vậy, mẹ bầu [nhất là những mẹ bị chứng thiếu máu, huyết áp thấp] thì nên hạn chế dùng để không bị choáng, mất máu đột ngột, bào thai ngạt thở, suy kiệt.






2/ Ăn quá nhiều chất canxi



Canxi cản trở hấp thu sắt trong cơ thể nên mẹ bầu phải cẩn trọng bổ sung đúng và đủ liều lượng. Vì nếu bổ sung nhiều, dư thừa thì mẹ sẽ có nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng, mắc bệnh liên quan đến gan thận, vôi hóa nhau thai... Nếu chế độ ăn hàng ngày nhiều sữa, ngũ cốc, hải sản, phô mai... thì mẹ nên hạn chế dùng viên uống canxi, để kiểm soát lượng canxi trong máu.



3/ Ăn quá nhiều bánh mì



Mì ống, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch... là những thực phẩm chứa nhiều Gluten. Chất Gluten này làm tổn thương thành ruột, ngăn cản cơ thể hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết để sản sinh tế bào hồng cầu. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn vừa phải, tránh lạm dụng thường xuyên sẽ khiến cơ thể xanh xao, hụt máu, ảnh hưởng đến con.






4/ Ăn quá nhiều chất đạm, béo



Khẩu phần ăn quá nhiều đạm, béo khiến hệ tiêu hóa làm việc mệt mỏi, cản trở hấp thụ các chất khác của cơ thể, gây nên nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, gan thận.





5/ Trà, cà phê, khói thuốc lá



Phụ nữ có thai và những người bị thiếu máu do thiếu sắt thì nên hạn chế uống trà, cà phê vì chúng chứa tannin [một chất cản trở hấp thu sắt]. Ngoài ra, nho và ngô cũng là hai thực phẩm chứa nhiều tannin, tuy tốt nhưng ăn hạn chế để không ảnh hưởng máu. Riêng về thuốc lá, mẹ bầu cần tránh hít phải vì nó khá độc hại, không chỉ khiến thai nhi dị tật, ốm yếu mà còn khiến suy giảm chất lượng máu của cơ thể.





6/ Ăn nhiều thực phẩm giàu axít oxalic


Trong một số trường hợp, những thực phẩm chứa axít oxalic có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt. Do vậy, những mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt được khuyên là nên hạn chế những thực phẩm như: đậu phộng, rau mùi tây, socola...


Mẹ bầu muốn bồi bổ, tăng máu cho cơ thể thì nên tập trung ăn các món lành mạnh như:


-Vitamin B: cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, đậu lăng…


-Vitamin B12: sữa, bơ


-Vitamin C: dâu tây, chanh, ổi, bông cải xanh, ớt chuông…


-Chất sắt: thịt bò, các loại đậu, rau màu xanh đậm, măng tây, hạt mè, hạt điều, quả vả, nho đen, đường thốt nốt…


Ngoài ra, mẹ bầu còn phải:



-Tuyệt đối không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng.


-Uống nhiều nước mỗi ngày.


-Chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ.


-Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đi bộ, không thay đổi tư thế đột ngột.


-Khi bị chóng mặt, mệt mỏi, mẹ bầu nên tranh thủ thư giãn, nghỉ ngơi ở tư thế gối đầu thấp để tăng lượng máu lưu thông về não.


-Không leo cầu thang, ở lâu ngoài trời nắng.


-Hạn chế xông hơi, tắm nước nóng trong phòng kín quá lâu để tránh bị tụt huyết áp do mất nước, giãn tĩnh mạch.


-Thường xuyên khám thai định kỳ để kiểm tra huyết áp và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thai kỳ.



Xem thêm các tin bài bổ ích có liên quan tại đây:



3 tháng cuối, mẹ bầu ĂN MÓN NÀY để tăng số lượng tế bào não cho thai, con đẻ ra lanh lợi, biết đi biết nói cực sớm, IQ cao ngất ngưởng!


Tròn 100 ngày sau sinh, mẹ nhớ “làm phép” cho con như này để bé không sốt, ăn ngoan không trớ, tinh khôn học giỏi


Sinh xong, mẹ cứ chiều chồng theo cách này sớm muộn gì cũng bị sa tử cung, mắc bệnh hậu sản nghiêm trọng



Mời mẹ và bé cùng nghe câu chuyện “Một đồng tiền vàng”:



Chủ Đề