Bà bầu bị viêm lợi phải làm sao

Viêm lợi là tình trạng bệnh rất hay gặp trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên nguyên nhân cũng như cách chữa viêm lợi triệt để thì không phải phụ nữ nào khi mang thai cũng nắm rõ. Do đó, bài viết về cách chữa viêm lợi cho bà bầu dưới đây sẽ cung cấp đến các mẹ bầu mọi thông tin cần thiết để điều trị và phòng ngừa gặp phải tình trạng này khi mang thai.

Viêm lợi là một bệnh về răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai do cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, nhạy cảm hơn bình thường nên dễ gặp phải tình trạng này hơn so với những đối tượng khác. Bệnh này có thể xuất hiện vào khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ và có thể kéo dài đến tận tháng thứ 6 sau khi sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà bầu.

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu

Viêm lợi sẽ thường xảy ra theo 2 giai đoạn:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh thì lợi bắt đầu sưng lên, khi đánh răng hoặc nhai phải đồ ăn cứng thì hay bị chảy máu.
  • Ở giai đoạn sau của bệnh thì lợi sẽ càng sưng to hơn khiến cho phần xương hàm có thể bị đẩy ra phía sau, tạo các lỗ hổng ở giữa các chân răng. Khi ăn thức ăn sẽ bị mắc lại ở đây, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào chân răng, lâu ngày gây nhiễm trùng, gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng. Bên cạnh đó, khi lợi bị sưng càng to thì các cơn đau nhức răng sẽ trở nên ngày càng dữ dội hơn, khiến cho má bị sưng, lợi bị tụt xuống, nghiêm trọng hơn là do răng thiếu nơi bám sẽ ngày càng yếu đi và có thể bị rụng.

Nhiều chuyên gia sau khi nghiên cứu sâu về hiện tượng này trên phụ nữ mang thai đã chỉ ra nguyên nhân chính gây nên viêm lợi là do khi nội tiết tố trong giai đoạn này bị thay đổi, dẫn đến lượng máu lưu thông đến các mô lợi tăng lên làm cho lợi bà bầu trở nên nhạy cảm, dễ bị sưng và gặp các kích ứng hơn. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố cũng khiến cho các phản ứng tiêu diệt vi khuẩn của cơ thể bị cản trở, gây tích tụ các mảng bám vi khuẩn trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công răng miệng, gây viêm lợi.

Chế độ ăn không đủ chất, thiếu canxi, dư nhiều đường cũng là nguyên nhân khiến cho lợi dễ bị sưng đỏ, tăng nguy cơ viêm nướu.

Bên cạnh đó ở giai đoạn đầu của thai kỳ, một số phụ nữ bị ốm nghén nên thường chia nhỏ ra làm nhiều bữa ăn trong ngày. Thói quen ăn rải rác như vậy nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì thức ăn rất dễ đọng lại tạo thành các mảng bám và gây ra viêm.

Điểm mạnh của các thuốc tây y là thời gian điều trị ngắn mà bệnh lại rất nhanh khỏi nên rất nhiều người lựa chọn cách này để nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, các thuốc tây này rất dễ gặp phải các tác dụng phụ, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Lúc này, các biện pháp điều trị dân gian được cho là an toàn, phù hợp nhất với thể trạng và sức khỏe của bà bầu. Đó là lý do tại sao mà bà bầu rất hiếm khi được dùng thuốc khi mang thai mà đa phần thay bằng các thảo dược dân gian để điều trị.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên phần lợi bị viêm, mật ong sẽ có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm rất tốt để lợi nhanh hết sưng hơn. Sau đó thì bạn cũng có thể pha mật ong cùng nước cốt chanh trong nước nóng để súc miệng thì sẽ đạt được hiệu quả giảm viêm tốt nhất.

Chữa viêm lợi bằng mật ong

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm sưng, đau rất tốt khi bị viêm lợi mà lại vô cùng an toàn và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy khoảng 2 thìa muối hòa với nước ấm đem súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc khi bị đau thì cơn đau sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.

xem thêm: [Bật mí] Top 4 Kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất hiện nay

Lá trầu không chính là bài thuốc dân gian đã quá đỗi thân quen để giảm viêm trong các viêm nhiễm âm đạo nhưng không phải ai cũng biết là nó còn rất tốt để điều trị các bệnh về răng miệng, đặc biệt là viêm nướu.

Phương pháp này thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ra vườn hái vài lá trầu, không quá non cũng chẳng quá già, rửa sạch rồi pha với nước nóng như khi hãm trà với tỷ lệ 3 lá trầu/150ml nước nóng. Bạn dùng nước trầu không đã pha súc miệng hàng ngày thì các ở sưng và cơn đau chân răng cũng sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

Đinh hương là loài cây có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa cũng như ngăn chặn rất tốt sự hình thành mảng bám trên răng nên tinh dầu đinh hương dùng trong điều trị viêm lợi cho bà bầu chính là bài thuốc vô cùng hiệu quả lại dễ thực hiện. Khi tìm mua được tinh dầu đinh hương nguyên chất, bạn chỉ cần lấy bông tăm chấm vào tinh dầu rồi bôi trực tiếp lên vùng răng lợi bị viêm. Sau đó có thể súc miệng lại với nước sạch để loại sạch vi khuẩn và mảng bám trong miệng. Nên thực hiện thường xuyên 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dùng tinh dầu đinh hương trị viêm lợi ở bà bầu

xem thêm: Bị viêm sưng lợi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, cầm máu, giảm mệt mỏi, giúp cho các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động tố thơm. Việc cơ thể bị thiếu vitamin C sẽ kiến cho chân răng dễ bị chảy máu, viêm răng, cơ thể trở nên mệt mỏi suy nhược. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin C cho phụ nữ có thai sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, rất hiệu quả để phòng và chữa viêm lợi.

  • Đánh răng nhẹ nhàng: Khi bị viêm, lợi trở nên vô cùng nhạy cảm nên chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến cho lợi bị tổn thương. Do đó, khi đánh răng bạn nên di chuyển bàn chải nhẹ nhàng để tránh gây chảy máu.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để hạn chế mảng bám tích tụ ở kẽ răng.
  • Sau khi ăn xong thì nên sử dụng chỉ nha khoa để loại sạch hết thức ăn còn vướng lại ở các kẽ răng.
  • Thêm bước súc miệng nước muối vào sau bước đánh răng để  tiêu diệt sạch vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.

Thay vì sử dụng các loại thảo dược tươi lấy từ thiên nhiên, chưa được tinh chế để điều trị viêm lợi thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để tiết kiệm thời gian cũng như mang đến hiệu quả tốt nhất khi sử dụng. Một số sản phẩm đến từ Sao Thái Dương – Công ty cổ phần chuyên cung cấp thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm chiết xuất thiên nhiên hàng đầu Việt Nam dưới đây sẽ giúp cho quá trình chăm sóc răng miệng trở nên vô cùng dễ dàng:

  • Nước súc miệng Valentine chiết xuất từ tinh dầu bạc hà không chỉ giúp loại sạch vi khuẩn, mảng bám trên răng mà còn giữ cho hơi thở luôn được thơm mát. Nên súc miệng mỗi ngày sau khi ăn và sau khi đánh răng để mang lại hiệu quả bảo vệ răng miệng tốt nhất.
  • Kem đánh răng dược liệu Thái Dương với thành phần kết hợp tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, chiết xuất từ cây lược vàng không chỉ giúp loại sạch mảng bám, các vết ố vàng trên răng mà còn hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Nhớ chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày các mẹ nhé!

Với những bài thuốc đơn giản, sản phẩm an toàn đã giới thiệu ở trên thì các bà bầu ngại gì mà còn không áp dụng ngay để xua tan đi mọi khó chịu trong miệng đang phải đối mặt lúc này.

Viêm lợi có mủ khi mang thai khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 90%. Bệnh có dấu hiệu sưng lợi chảy máu chân răng, nếu không điều trị sẽ là tác nhân dẫn đến sinh non, viêm nướu thai nghén, tiền sản giật. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây bệnh và cách khắc phục an toàn cho phụ nữ mang thai là gì, hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân bị viêm lợi có mủ trong khi mang thai

1.1 Thay đổi hoocmon gây viêm lợi có mủ khi mang thai

Đây là nguyên nhân đầu tiên trong danh sách gây hiện tượng viêm lợi của các mẹ bầu. Hoocmon trong cơ thể phụ nữ sẽ có thay đổi nhất định khi có thai. Sự thay đổi này là tác nhân làm cho lợi bị kích ứng và dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm.

Giải thích cho hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng hormon tăng đồng nghĩa việc gia tăng lưu lượng máu lên nướu răng dễ gây viêm lợi. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tháng thứ 7 và thứ 8 thì tình trạng viêm lợi, nhiễm trùng sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều nhất.

Hoocmon trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi khi có thai, làm cho lợi bị kích ứng và dễ bị vi khuẩn tấn công.

1.2 Suy giảm miễn dịch trong khi mang bầu

Trong giai đoạn có thai, tâm sinh lý của mẹ sẽ có nhiều thay đổi đồng thời thay đổi cách ăn uống và một số thói quen sinh hoạt. Từ đó, hệ miễn dịch của phụ nữ có thai dễ bị suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển nhanh hơn trong khoang miệng. Điều này sẽ làm thay đổi độ pH và môi trường hóa học dẫn đến viêm lợi trùm có mủ hay xảy ra.

1.3 Hay ốm nghén và nôn ói gây viêm lợi có mủ khi mang thai

It người biết rằng hiện tượng ốm nghén và nôn ói chính là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm lợi trùm có mủ. Khi nôn ói nhiều, các thức ăn cùng với dịch vị tiêu hóa và axit sẽ trào ngược lên thực quản và thông qua đường miệng ra ngoài. Trong khí đó, axit HCl thường có trong dạ dày có tính chất hoạt động hóa học rất mạnh làm ảnh hưởng xấu đến các tế bào niêm mạc. Khi loại axit này tiếp xúc vào răng và nướu thì làm cho men răng bị mòn đi và gây ra hiện tượng răng viêm lợi, ê buốt.

Hay ốm nghén và nôn ói cũng là nguyên nhân gây viêm lợi có mủ khi mang thai

1.4 Vệ sinh răng miệng không đảm bảo

Trong giai đoạn ốm nghén, các mẹ có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Mẹ bầu thường hay ăn nhiều bữa phụ hơn và các loại thực phẩm để có cảm giác ngon miệng trong thời kỳ ốm nghén. Vì việc này mà vi khuẩn có hại phát triển mạnh kèm theo việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo làm gia tăng tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng.

2. Hậu quả mẹ bầu gặp phải khi bị viêm lợi

Viêm lợi có mủ không chỉ gây ra những khó chịu, cơn đau nhức mà còn cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu:

– Giảm khả năng ăn nhai, không còn cảm giác ăn uống ngon miệng do nướu răng hay bị đau nhức. Từ đó quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ bị cản trở, tăng nguy cơ sinh con bị còi xương.

– Tâm lý, tinh thần bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu mỗi ngày. Từ đó dễ gia tăng những cảm xúc tiêu cực ở cơ thể mẹ. Cơ thể mẹ lúc này sẽ tiết ra những độc tố có hại, làm giảm khả năng tuần hoàn máu và hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

– Ảnh hưởng đến em bé: viêm lợi có mủ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hiện tượng viêm lợi thai nghén, tiền sản giật, em bé dễ sinh ra bị thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng.

3. Cách điều trị viêm lợi có mủ dành cho mẹ bầu

Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm lợi có mủ an toàn ở nhà dành cho mẹ bầu vừa dễ vừa thực vừa có hiệu quả cao:

– Súc miệng bằng nước muối: phương pháp không thể bỏ qua khi phụ nữ có thai bị viêm nướu, chảy máu chân răng. Đây cũng là nguyên liệu an toàn và dễ tìm kiếm trong căn bếp các gia đình. Trong muối tinh có chứa nhiều khoáng chất, có khả năng sát khuẩn, sát trùng hiệu quả. Chính vì lý do đó, dung dịch này có thể giúp mẹ bầu loại bỏ các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm thiểu viêm lợi có mủ. Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ khi mang thai mỗi ngày nên súc miệng nước muối ít nhất 1 lần giúp cho lợi giảm sưng tấy và răng trở nên chắc khỏe.

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp không thể bỏ qua khi phụ nữ có thai bị viêm nướu, chảy máu chân răng.

– Chữa viêm lợi bằng lá trầu không do loại lá này có chứa nhiều thành phần có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Có hai cách để dùng lá trầu không trị viêm nướu. Đầu tiên có thể giã nhỏ với muối, lấy nước cốt để súc miệng hàng ngày. Cách thứ hai, thực hiện nấu lá trầu không với nước để súc miệng khi bị chảy máu chân răng hoặc xuất hiện cơn đau nhức.

– Chữa viêm lợi có mủ bằng rượu hạt cau với rượu, có tính sát khuẩn giảm viêm nhiễm hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai. Dùng hạt cau khô hoặc cau tươi ngâm trong rượu trắng trong khoảng 15 ngày sau. Mỗi lần ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5 phút để ngăn chặn tình trạng viêm lợi có mủ phát triển.

– Sử dụng gel nha đam: chất nhầy trong nha đam có khả năng giảm các mảng bám trên răng và chữa viêm lợi hiệu quả. Các mẹ bầu súc miệng bằng dung dịch nước pha với gel nha đam trong khoảng 30 giây để giảm bớt đau lợi hơn.

Những biện pháp trên có thể không mang lại hiệu quả tuyệt đối do cơ địa của từng người khác nhau và có thể gây nguy hiểm nếu mẹ bầu dị ứng với các thành phần. Chính vì vậy, mẹ bầu được khuyên nên thực hiện khám răng miệng định kỳ trong thời gian có thai để phát hiện và điều trị các bệnh các bệnh lý răng miệng, tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra và tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Video liên quan

Chủ Đề