Bà bầu ngồi xe máy đường xa

Bạn đang xem: Bà bầu đi xe máy bị xóc

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bà bầu đi xe máy đường dài và xóc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên hoặc hạn chế di chuyển bằng xe máy đường dài.

1. Bà bầu đi xe máy nhiều có sao không?

Xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng nhiều bởi tính tiện lợi, dễ di chuyển. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai nên hạn chế di chuyển nhiều bằng xe máy, bởi khi thai nhi lớn dần và bụng mẹ bầu cũng to nên làm cho việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn, dễ bị ngã và xảy ra các tai nạn liên quan.

Di chuyển bằng xe máy trong thời gian mang thai có thể gặp phải các nguy cơ như sau:

  • Sự thay đổi các hormone nội tiết tố trong thai kỳ làm cho các mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, ốm nghén… và dẫn đến tình trạng khó chịu khi lái xe. Đa số các trường hợp mẹ bầu trong giai đoạn thai nghén đều cần hạn chế lái xe để tránh ảnh hưởng đến thai nhi;
  • Mẹ bầu đi xe máy dễ bị mất thăng bằng và ngã do bụng to và phản ứng chậm hơn so với bình thường;
  • Nhiều đoạn đường nhỏ, lồi lõm làm cho bà bầu đi xe máy bị xóc và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi;
  • Đa số xe máy đều rất nặng nên việc di chuyển, dắt xe và đỗ xe sẽ rất khó khăn cho phụ nữ đang mang thai.

Thông thường, phụ nữ có thai đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ [tam cá nguyệt đầu tiên] có nguy cơ gặp rủi ro khi đi xe máy ít hơn so với giai đoạn sau của thai kỳ. Bởi vì ở giai đoạn cuối, thai nhi lớn dần lên, bụng mẹ bầu to hơn và cơ thể cũng trở nên nặng nề, kém linh hoạt và dễ xảy ra va chạm. Những va chạm dù nhẹ nhưng cũng làm tâm lý mẹ bị kích động và có thể dẫn đến sinh non. Đối với những phụ nữ mang thai có tiền sử động thai, sảy thai hay các biến chứng như nhau tiền đạo, bong non… thì cần hạn chế di chuyển bằng xe máy.

Bà bầu đi xe máy bị xóc và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi

2. Lưu ý khi bà bầu đi xe máy đường dài

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người bình thường di chuyển bằng xe máy nguy hiểm hơn nhiều so với xe đạp và xe ô tô. Đối với phụ nữ đang mang thai thì nguy cơ này càng tăng lên nhiều do bụng to và dễ mất thăng bằng, đặc biệt là khi bà bầu đi xe máy đường dài. Vì vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên di chuyển bằng xe máy. Trong trường hợp cần thiết phải đi xe máy, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Article post on: suanoncolosence.com

  • Đội mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn kể cả khi lái xe hay ngồi sau xe người khác lái;
  • Không mang giày cao gót khi đi xe máy;
  • Không đi xe máy trong giờ cao điểm vì dễ bị kẹt xe và gặp tai nạn;
  • Tránh đi xe máy đường dài bởi phụ nữ mang thai ngồi xe máy lâu dễ khiến cho tử cung và xương chậu bị chèn ép, làm máu lưu thông kém và ảnh hưởng đến thai nhi;
  • Mang áo khoác dạ quang dễ nhìn thấy từ xa trong trường hợp đi xe máy vào buổi tối;
  • Không đi xe máy khi trời mưa hoặc sau cơn mưa vì đường trơn đường trượt dễ xảy ra tai nạn;
  • Chỉnh gương chiếu hậu phù hợp với tầm nhìn để có thể quan sát phương tiện giao thông phía sau và điều khiển xe tốt nhất;
  • Lái xe với tốc độ chậm, hạn chế vượt các xe khác trên đường di chuyển và chú ý thao tác ổn định, giữ bình tĩnh để đảm bảo an toàn cho thai nhi không bị ảnh hưởng mạnh;
  • Sử dụng loại xe máy nhỏ, dễ dắt và nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe để tránh tình trạng xe bị hư giữa đường.
Bà bầu đi xe máy đường dài sẽ rất nguy hiểm

Phụ nữ đang mang thai nên hạn chế tối đa di chuyển bằng xe máy, đặc biệt là các chuyến đi xa thì việc bà bầu đi xe máy đường dài là tuyệt đối không nên thực hiện. Việc sử dụng các phương tiện di chuyển thay thế xe máy trong trường hợp này là vô cùng phù hợp, có thể kể đến các phương tiện như sau:

  • Máy bay: Sự phát triển của ngành hàng không hiện nay với công nghệ giảm áp lực không khí trong khoang máy bay giúp đảm bảo an toàn cho các bà bầu di chuyển bằng phương tiện này. Khuyến cáo từ các chuyên gia chỉ ra rằng phụ nữ đang mang thai chỉ cần thận trọng khi di chuyển bằng những chuyến bay dài và quan tâm đến chất lượng dịch vụ y tế nơi quá cảnh cũng như nơi đáp chuyến bay. Bên cạnh đó những thai phụ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, bị thiếu máu nặng, có vấn đề về thai nhi hay tiền sử mắc viêm tĩnh mạch được chống chỉ định tương đối khi di chuyển bằng máy bay;
  • Ô tô: Phụ nữ mang thai khi di chuyển bằng ô tô cần cài thắt lưng an toàn qua hông chứ không phải qua bụng, đảm bảo cho đùi và vai không bị di chuyển khi xe bị va chạm. Sau thời gian di chuyển 2 tiếng cần dừng xe để thư giãn và đi vệ sinh nhằm giúp bàng quang được thư giãn, đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Tàu hỏa: Tàu hỏa được xem là một trong những phương tiện di chuyển an toàn đối với phụ nữ mang thai, tương tự như ô tô và máy bay. Mọi yêu cầu về việc giữ sức khỏe cho phụ nữ có thai cũng được thực hiện tương tự như các phương tiện trên.

Như vậy phụ nữ đang mang thai nên hạn chế di chuyển bằng xe máy để đảm bảo an toàn về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp phải di chuyển xa, việc sử dụng các phương tiện thay thế xe máy là vô cùng phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

  • Những vấn đề thường gặp của bánh nhau trong thai kỳ
  • Vị trí bánh nhau thai có gì đặc biệt?
  • Thai nhi 27 tuần tuổi có nhau thai bám mặt sau nhóm 3, nhau tiền đạo vượt lên trong cổ tử cung có nguy hiểm không?

Via @: suanoncolosence.com

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Chăm con tại website //suanoncolosence.com.

Source: //www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/ba-bau-di-xe-may-nhieu-co-sao-khong/

Article post on: suanoncolosence.com

Thông thường các bà bầu dễ có tâm trạng căng thẳng, lo lắng khi lái xe. Sự thay đổi về tâm trạng rất không có lợi cho thai nhi. Vì vậy, trong thời gian mang bầu, hãy cố gắng ít lái xe hoặc tránh lái xe và ngồi xe trong thời gian dài. Nếu nhất định phải lái, cần hết sức cẩn thận và chú ý để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi lái xe máy, bà bầu luôn ngồi thẳng và ít được hoạt động, điều đó sẽ khiến cho xương chậu và tử cung bị chèn ép làm cho máu lưu thông không thuận, dễ gây nguy cơ thai chết trong tử cung. Ngoài ra, lúc lái xe, bà bầu còn dễ có biểu hiện ốm nghén như buồn ngủ, buồn nôn, kém tập trung, phản ứng cũng trở nên chậm chạp và dễ gây tai nạn.

Vào thời kỳ cuối mang bầu bụng đã rất to, động tác và phản ứng đều không được linh hoạt. Lúc này nếu bị tai nạn kể cả nhẹ thì mức độ thương tổn đều tăng cao so với bình thường. Khi phanh xe, bánh lái dễ va vào bụng khiến bụng bầu bị thương và có thể làm nhau bong non. Khi thai lớn đến mức độ nhất định sẽ chèn ép thần kinh xương hông và chân bà bầu có lúc sẽ bị chuột rút.

Vì vậy, khuyến nghị bà bầu không nên lái xe trước và sau 3 tháng mang bầu. Nếu thai phụ muốn di chuyển đường dài hay đi du lịch thì không nên đi xe máy mà thay vào đó nên sử dụng phương tiện ô tô, tàu hỏa hay máy bay để hạn chế rủi ro và đảm bảo cho cả mẹ và con.

Nếu bắt buộc đi xe máy, mẹ bầu cần lưu ý tới những điều sau:- Chọn loại xe nhỏ gọn, dễ dắt, dễ đi, dừng hay đỗ và có độ rung thấp nhất để dễ dàng xử lý khi có tình huống phát sinh.- Di chuyển với tốc độ chậm, không đi nhanh, không đi vào ổ gà, đường sóc, đường mấp mô,…- Dù đi xe máy vào ngày nắng hay không, mẹ bầu vẫn nên trang bị đầy đủ áo chống nắng, khẩu trang, kính râm,… Chúng sẽ giúp mẹ hạn chế được những tác hại của nắng nóng, khói bụi.- Những ngày giá rét, mẹ nên thận trọng khi đi xe máy vì đeo găng tay sẽ khiến việc điều khiển xe khó khăn hơn.- Ngoài ra, mẹ cũng cần thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe, tránh tình trạng xe đột ngột hỏng giữa đường.

Từ xưa đến nay, xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu đi xe máy có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng với tình hình giao thông phức tạp như hiện nay, tốt nhất bà bầu nên hạn chế đi xe máy.

Nhiều phụ nữ mang thai thích tự mình lái xe đi làm, đi công việc vì có thể chủ động và không làm phiền người khác. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, khi đi xe máy, bạn cần phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Bà bầu đi xe máy nhiều có sao không?

Rất nhiều phụ nữ thắc mắc có bầu đi xe máy nhiều có sao không? Câu trả lời là có nên bạn cần hạn chế lái xe trong thai kỳ nhé! Hơn nữa, bà bầu lái xe thường dễ gặp phải nhiều nguy cơ như:

  • Trong thời gian mang thai, hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, dẫn đến các triệu chứng của thai kỳ như ốm nghén, mệt mỏi… Những triệu chứng này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu khi lái xe. Do đó, điều này dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Thậm chí, trên thực tế, có một số phụ nữ không được phép lái xe trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bà bầu đi xe máy rất dễ bị mất thăng bằng và té ngã do bụng to và phản ứng chậm hơn bình thường.
  • Đường phố ở Việt Nam cũng không thuận lợi cho bà bầu đi lại, mặt đường lồi lõm, nhiều ổ gà, đường nhỏ hẹp. Vậy nên nếu thắc mắc bà bầu đi xe máy nhiều có sao không thì câu là lời là “Có” mẹ nhé!
  • Việc đỗ xe máy cũng là một hoạt động nặng nhọc đối với phụ nữ mang thai vì hầu hết xe máy đều rất nặng.

Thông thường, đi xe máy trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ ít gặp phải rủi ro hơn so với giai đoạn sau của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt cuối, cơ thể của bà bầu thường nặng nề, kém linh hoạt nên dễ va chạm. Những va chạm này dù nhẹ cũng có thể khiến tâm lý của mẹ bầu bị kích thích, gây ra tình trạng co thắt bụng dưới, dẫn đến sinh non.

Bên cạnh đó, nếu bạn có tiền sử sẩy thai, động thai, hay mắc các biến chứng như nhau bong non, nhau tiền đạo… thì nên hạn chế đi xe máy. Nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào về việc đi xe máy trong khi mang thai, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, khi đi xe máy, bạn cần cẩn thận và nên tuân thủ các quy tắc lái xe an toàn.

Khi đi xe máy, bà bầu cần lưu ý những gì?

Theo các chuyên gia, với người bình thường, việc điều khiển xe máy đã nguy hiểm hơn đi xe đạp và ô tô. Đối với phụ nữ có thai, nguy cơ này sẽ tăng lên rất nhiều do bụng của bà bầu to, khó giữ thăng bằng. Vì vậy, trong thời gian này, tốt nhất bạn nên hạn chế đi xe máy. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tự lái xe, hãy lưu ý những điều sau:

  1. Luôn đội mũ bảo hiểm dù bạn lái xe hay ngồi sau xe của người khác.
  2. Mang giày đế bằng, thoải mái thay vì giày cao gót.
  3. Tránh đi xe máy trong giờ cao điểm dễ bị kẹt xe.
  4. Lựa chọn những tuyến đường ngắn quen thuộc, tránh đi những tuyến đường dài và lạ. Bởi bà bầu ngồi xe máy đường xa dễ khiến cho xương chậu và tử cung bị chèn ép dẫn đến máu lưu thông kém ảnh hưởng đến thai nhi
  5. Nếu bạn đi xe máy vào ban đêm, hãy mặc áo khoác có màu dạ quang để dễ nhìn thấy từ xa.
  6. Trong mùa mưa, các con đường thường rất trơn trượt. Do đó, tránh đi xe máy khi trời đang mưa hoặc ngay sau cơn mưa vì nước có thể che lấp các ổ gà khiến bạn khó phát hiện.
  7. Chỉnh gương xe phù hợp với tầm nhìn để có thể điều khiển xe tốt nhất.
  8. Ghi nhớ các trung tâm chăm sóc sức khỏe trên tuyến đường bạn đi để phòng trường hợp khẩn cấp.
  9. Lái xe chậm, tránh tăng tốc và vượt xe khác dù bạn đã có nhiều kinh niệm lái xe. Ngoài ra, chú ý giữ bình tĩnh, thao tác ổn định để luôn đảm bảo thai nhi không bị dao động và lắc lư mạnh.
  10. Luôn mang theo một chai nước và điện thoại được sạc đầy pin.
  11. Chọn quần áo thoải mái, phù hợp với thời tiết, trang bị đầy đủ áo khoác, khẩu trang, kính râm… để tránh tác động của nắng nóng và bụi bẩn.
  12. Chọn loại xe nhỏ, dễ dắt. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo dưỡng, kiểm tra xe thường xuyên để tránh tình trạng xe bị hư giữa đường.

Một số cách giúp bạn hạn chế việc tự lái xe

Trong thời gian mang thai, việc tự đi xe máy có thể không tốt cho bạn và bé. Những va chạm bất ngờ, xốc trên đường có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng khi mang thai khác. Bạn có thể thử một số cách sau để tránh phải tự lái xe:

  • Nếu đi làm, bạn có thể nhờ đồng nghiệp, bạn bè, người thân đi cùng tuyến đường chở giùm.
  • Bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm công nghệ. Hiện nay, nhiều hãng đã đưa ra các chương trình khuyến mãi như mua gói đi xe tháng rất tiết kiệm.
  • Bạn cũng có thể thử các phương tiện giao thông công cộng, chẳng hạn như xe buýt.
  • Nếu được, bạn có thể chọn giờ làm và giờ về phù hợp để tránh kẹt xe vào giờ cao điểm.
  • Bạn cũng có thể làm ở nhà nếu công ty cho phép.
  • Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để hỗ trợ khi muốn gọi đồ ăn. Nếu biết săn mã giảm giá, bạn sẽ bất ngờ khi được ăn ngon với giá phải chăng đấy.
  • Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè khi cần đi chợ hoặc đến bệnh viện để khám thai định kỳ.

Đi xe máy trong thời gian mang thai không phải là vấn đề lớn nếu bạn lựa chọn những con đường thuận lợi và tránh di chuyển trong giờ cao điểm. Hiện nay, tình hình giao thông ở các thành phố lớn đang ngày càng phức tạp, lưu lượng xe ngày một gia tăng, nhiều xe chạy nhanh, ẩu. Vì vậy, nếu bạn có ý định tự đi xe máy trong thời gian này thì cần phải thật thận trọng nhé.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề