Vì sao game trên máy tính bị adobe flash

Flash Player là một phần mềm khá quan trọng trên máy tính. Máy tính của bạn cần được cài đặt phần mềm này mới có thể hiển thị hình ảnh, video, banner. Vậy thực chất phần mềm này là gì mà lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu phần mềm Flash Player

Flash Player [gọi tắt là Flash] được phát hành bởi Adobe Systems – một tập đoàn phần mềm khá nổi tiếng của Mỹ. Khi mới được ra mắt, phần mềm này có tên là Future Splash và sau đó được đổi thành Macromedia Flash.

Flash là một chương trình điện toán sử dụng đồ họa điểm và đồ họa vector, thường được dùng trên các trình duyệt web. Chức năng chính của Flash chính là truyền dẫn và tải về các dữ liệu dạng hình ảnh hoặc âm thanh nhờ ngôn ngữ ActionScript.

Nói cách khác, nếu không có phần mềm này, máy tính của bạn sẽ gặp không ít khó khăn khi lướt web. Google Chrome là trình duyệt đã được tích hợp sẵn Flash Player. Tuy nhiên, với các trình duyệt khác thì bạn cần phải tải phần mềm này về máy.

Tại sao nên sử dụng phần mềm Flash Player?

Cũng không quá khó hiểu khi phần mềm này lại được sử dụng phổ biến đến vậy. Flash Player đem đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng:

Cải thiện chất lượng hình ảnh và video

Hầu hết các video, hình ảnh trên website đều là video flash. Nếu bạn muốn xem được các tệp tin này, bắt buộc máy của bạn cần có phần mềm này. 

Với Flash Player, cách video và hình ảnh sẽ được hiển thị với chất lượng cao nhất. Ngoài ra, flash hỗ trợ nhiều định dạng hình ảnh khác nhau và rất nhiều phương thức giải nén giúp bạn trải nghiệm các hình ảnh, video sắc nét, không bị mất chất lượng.

Hỗ trợ tăng tốc độ lướt web trên smartphone

Với smartphone, ipad, smartbook, máy tính bảng, các bạn có thể tải về phần mềm Adobe Flash Player. Phần mềm này giúp bạn có những trải nghiệm web mượt mà và nhanh chóng hơn.

Cải thiện chất lượng hiển thị các tệp văn bản

Có được điều này là nhờ Flash Player sở hữu công cụ Rendering mới nhất, giúp chất lượng hiển thị các file văn bản hoàn hảo nhất.

Đem đến những trải nghiệm game online mãn nhãn nhất

Hiện nay, rất nhiều game thủ lựa chọn chơi game trên các web game. Bạn không cần phải tải hay cài đặt bất kỳ phần mềm nào, máy tính của bạn cũng không mất thêm bộ nhớ. Bạn chỉ cần mở các web game và có thể chiến game trực tiếp tại đây.

Nhờ có Flash Player mà bạn có thể chơi game trên các web game này. Phần mềm này giúp hiển thị các hình ảnh, video với chất lượng cao, cho các trải nghiệm gaming mượt mà và hấp dẫn.

Đánh giá ưu, nhược điểm của phần mềm Flash Player

Cũng giống như rất nhiều chương trình và phần mềm khác, Flash Player cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:

Ưu điểm:

Flash Player sở hữu rất nhiều những tính năng và tiện ích rất quan trọng như đã được trình bày trong mục trên. Phần mềm này cũng cho phép nhúng các file âm thanh và hình ảnh động.

Do sử dụng đồ họa điểm và đồ họa vector nên phần mềm này có kích thước rất nhỏ, thuận tiện cho việc truyền dữ liệu qua internet. 

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của Flash Player chính là vấn đề bảo mật. Rất nhiều báo cáo đã cho thấy phần mềm có những lỗ hổng bảo mật, đe dọa đến sự an toàn của các website.

Cũng chính vì vậy mà rất nhiều website, phần mềm lớn như youtube, facebook,… đều đang đồng loạt tẩy chay phần mềm này.

So với các chuẩn tiên tiến hiện nay như HTML5, WebGL, Flash Player đã lỗi thời và không còn phù hợp nữa.

Hướng dẫn cài đặt phần mềm Flash Player trên PC

Để cài đặt và sử dụng Flash Player trên PC, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tải phần mềm

Tải Flash Player về PC tại đường link sau: //download.com.vn/adobe-flash-player/download. Sau đó, mở file tải về và tiến hành cài đặt trên máy.

Bước 2: Cài đặt Flash Player

Khi mở file, 1 cửa sổ sẽ hiển thị lên, hãy tích chọn I have read and agree to the terms of the Flash Player License Agreement -> Install. Bạn sẽ phải chờ một lúc để máy tiến hành cài đặt phần mềm này.

Bước 3: Chọn cách cài đặt phần mềm

Sau khi cài đặt thành công, một hộp thoại mới sẽ được mở ra. Bạn có thể tùy chọn cách cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm tại đây. Các tùy chọn bao gồm:

  • Allow Adobe to install updates: tự động tải về khi có bản cập nhật mới nhất
  • Notify me to install updates: khi có bản cập nhật mới, người dùng sẽ nhận được thông báo mới từ phần mềm
  •  Never check for updates: không cập nhật phiên bản mới.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về Flash Player cùng cách cài đặt phần mềm này. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn nhé. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau của chúng tôi!

Nếu một video trên YouTube, trò chơi trên Facebook hoặc những nội dung nghe nhìn khác không hoạt động, hãy thử các bước dưới đây để khắc phục sự cố.

Các bước này có thể hữu ích đối với:

  • Video hoặc trò chơi không tải
  • Video hoặc trò chơi không hiển thị
  • Một hộp màu xám hiển thị thay vì video hoặc trò chơi
  • Chrome bị treo hoặc gặp sự cố khi tải video hay trò chơi

Lưu ý quan trọng: Kể từ năm 2021, Adobe không còn hỗ trợ trình bổ trợ Flash Player nữa. Nội dung Flash [kể cả âm thanh và video] sẽ không phát trên bất kỳ phiên bản Chrome nào nữa.

Hãy truy cập vào blog Chrome để tìm hiểu thêm.

Bước 1: Bật JavaScript

Một số nội dung nghe nhìn cần có JavaScript. Ví dụ: video trên YouTube sẽ không chạy nếu không có JavaScript.

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm Cài đặt.
  3. Nhấp vào Quyền riêng tư và bảo mật Cài đặt trang web.
  4. Nhấp vào JavaScript Các trang web có thể dùng JavaScript.
  5. Quay lại trang web có video hoặc trò chơi đó. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .

Bước 2: Kiểm tra tiện ích, trình bổ trợ, bộ nhớ đệm và cookie

Một số sự cố với video hoặc trò chơi do tiện ích, trình bổ trợ hay nội dung nào đó lưu trong bộ nhớ đệm hoặc dữ liệu duyệt web của Chrome gây ra.

  1. Trên máy tính, hãy mở Chrome.
  2. Ở trên cùng bên phải, nhấp vào biểu tượng Thêm Cửa sổ ẩn danh mới.
  3. Trong Cửa sổ ẩn danh này, hãy truy cập vào trang web có video hoặc trò chơi gặp vấn đề.
Nếu video hoặc trò chơi hoạt động

  1. Đóng Cửa sổ ẩn danh rồi quay lại cửa sổ Chrome thông thường.
  2. Nhấp vào biểu tượng Thêm Công cụ khác Tiện ích.
  3. Tắt tất cả các tiện ích của bạn.
  4. Truy cập vào trang web có video hoặc trò chơi. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .

Nếu video hoặc trò chơi hoạt động, hãy thử từng tiện ích một:

  1. Bật một tiện ích.
  2. Truy cập vào trang web có video hoặc trò chơi. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .
  3. Nếu video hoặc trò chơi phát, hãy thử tiện ích tiếp theo.
  4. Khi bạn tìm thấy tiện ích đang gây ra sự cố, hãy nhấp vào Xoá.

Nếu video hoặc trò chơi đó không hoạt động, thì bạn có thể bật lại tiện ích và xoá dữ liệu duyệt web. Thao tác xoá dữ liệu duyệt web sẽ xoá một số lựa chọn cài đặt cho các trang web. Tìm hiểu thêm về cách xoá dữ liệu duyệt web.

  1. Ở trên cùng bên phải, nhấp vào biểu tượng Thêm Công cụ khác Xoá dữ liệu duyệt web.
  2. Trong hộp xuất hiện, ở trên cùng, hãy chọn một thời điểm, chẳng hạn như giờ trước hoặc ngày trước. Để xoá mọi thứ, hãy chọn mọi thứ.
  3. Chọn Tệp và hình ảnh được lưu trong bộ nhớ cache cũng như Cookie và các dữ liệu trang web khác. Bỏ chọn bất kỳ loại thông tin nào khác mà bạn không muốn xoá.
  4. Nhấp vào Xoá dữ liệu duyệt web.

Nếu video hoặc trò chơi không hoạt động

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm Cài đặt  Nâng cao.
    • Trên Chromebook, Linux và Mac: Nhấp vào Đặt lại chế độ cài đặt Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu Đặt lại chế độ cài đặt.
    • Trên Windows: Nhấp vào Đặt lại và dọn dẹp  Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu  Đặt lại chế độ cài đặt.
  3. Quay lại trang web có video hoặc trò chơi đó. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .

Bước 3: Cập nhật Chrome

Đôi khi, video và trò chơi cần có phiên bản Chrome mới nhất.

  1. Trên máy tính, hãy mở Chrome.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm .
  3. Nhấp vào Cập nhật Google Chrome. Nếu bạn không thấy nút này tức là bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất.
  4. Nhấp vào Khởi chạy lại.
  5. Quay lại trang web có video hoặc trò chơi đó. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .

Bước 4: Đặt lại các chế độ cài đặt của Chrome

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm Cài đặt  Nâng cao.
    • Trên Chromebook, Linux và Mac: Nhấp vào Đặt lại chế độ cài đặt Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu  Đặt lại chế độ cài đặt.
    • Trên Windows: Nhấp vào Đặt lại và dọn dẹp  Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu  Đặt lại chế độ cài đặt.
  3. Quay lại trang web có video hoặc trò chơi đó. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .

Hãy tìm hiểu thêm về cách đặt lại các chế độ cài đặt của Chrome.

Bước 5: Đặt lại kết nối Internet

Mạng Internet có thể gây ra các sự cố với video hoặc trò chơi.

  1. Tắt máy tính.
  2. Rút phích cắm modem. Nếu bộ định tuyến không dây là thiết bị riêng biệt, hãy rút phích cắm.
  3. Đợi khoảng một phút.
  4. Cắm phích cắm modem và đợi cho đến khi tất cả các đèn dừng nhấp nháy. Nếu bộ định tuyến không dây là thiết bị riêng biệt, hãy cắm lại và chờ cho đến khi tất cả đèn ngừng nhấp nháy.
  5. Bật máy tính.
  6. Quay lại trang web có video hoặc trò chơi đó. Ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào biểu tượng Tải lại .

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Video liên quan

Chủ Đề