Bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức cán bộ

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM KHÓA XXI

Ngày đăng: 16:35 | 01/10/2020 Lượt xem: 1496

Một số bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo tại chỗ thông qua hình thức tổ chức tòa đàm

T2, 24/08/2020 - 17:24|admin

Trong những năm vừa qua công tác đào tạo cán bộ tại chỗ luôn được lãnh đạo Viện KSND huyện Sơn Động quan tâm và chú trọng. Đã có nhiều hình thức trong công tác đào tạo cán bộ được Lãnh đạo đơn vị thực hiện một cách đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là hình thức tổ chức các buổi tọa đàm.

Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnhBắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80 km về phía Đông Bắc; diện tích tự nhiên 844,32 km2[chiếm 22% diện tích toàn tỉnh]. Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ và thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp cáchuyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích 844km2, dân số là 67.000 người. Huyện có hai thị trấn và 17 xã, kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Động là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang,địa điểm trụ sở ở Khu 3 - thị trấn An Châu - Sơn Động - Bắc Giang, có tổng số 10 cán bộ, công nhân viên chức và người lao động, bao gồm 08 đồng chí trong biên chế và 02 đồng chí theo hợp đồng 68, trong đó có 01 đồng chí KSV Trung cấp, 03 đồng chíKSV sơ cấp, 01 đồng chí KTV, 02 đồng chí chuyên viên, 01 đồng chí kế toán, 01 đồng chí bảo vệ và 01 đồng chí tạp vụ. Trung bình hàng năm Viện KSND huyện Sơn Động tiếp nhận và kiểm sát thụ lý khoảng 30 vụ án hình sự và 100 vụ việc dân sự. Với khối lượng công việc không nhiều tuy nhiên số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ còn ít, do vậy mỗi cán bộ nghiệp vụ tại đơn vị sẽ phải kiêm nhiệm nhiều khâu công tác khác nhau, đặc biệt số lượng cán bộ trẻ nhiều, trình độ nhận thức còn bị hạn chế, kỹ năng xử lý công việc chưa tốt. Nhận thấy được những khó khăn nêu trên, lãnh đạo đơn vị đã áp dụng nhiều giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công việc của cán bộ, một trong số đó là giải pháp thực hiện công tác đào tạo tại chỗ thông qua hình thức tọa đàm. Cụ thể được thực hiện như sau:

1. Hình thức, thời gian tổ chức, thành phần tham dự

Thông thường đơn vị sẽ tổ chức các buổi tọa đàm bằng 02 hình thức chủ yếu, đó là: Tọa đàm liên ngành và Tọa đàm nội bộ tại đơn vị.

Để không làm ảnh hưởng tới thời gian làm việc của đội ngũ cán bộ nên các buổi tọa đàm sẽ được sắp sếp tổ chức lồng ghép vào sau mỗi buổi họp liên ngành hoặc buổi họp giao ban hàng tuần,tháng tại cơ quan.

Đối với Tọa đàm liên ngành thành phần tham gia có thể đủ từ lãnh đạo đến các cán bộ của các cơ quan tư pháp tại địa phương, còn với hình thức Tọa đàm nội bộ thì thành phần tham dự sẽ bao gồm toàn thể cán bộ làm công tác nghiệp vụ tại đơn vị.

Hình ảnh tại một buổi Tọa đàm tại Viện KSND huyện Sơn Động

2. Nội dung các buổi tọa đàm

Nội dung tài liệu trong các buổi tọa đàm có thể được khai thác từ tài liệu có sẵn do VKSND tối cao đã soạn thảo hoặc tài liệu cũng có thể do lãnh đạo đơn vị trực tiếp soạn thảo thành văn bản [đối với các buổi tọa đàm về kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát]. Nội dung các buổi tọa đàm đa dạng phong phú nhưng phải đảm bảo bám sát, phù hợp với thực tiễn xảy ra tại địa phương, có thể là các vấn đề thường xuyên xảy ra trên địa bàn hay áp dụng hoặc ít xảy ra những phải thuộc các trường hợp đặc biệt ví dụ như vấn đề áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.... Trước mỗi buổi tọa đàm tài liệu sẽ được gửi trước cho mọi người để nghiên cứu.

Tọa đàm nội bộ tại đơn vị chỉ nên chọn 1 vấn đề/ 1 buổi để đảm bảo tính tập trung cao, tọa đàm chuyên sâu chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng thực hiện công việc cho các cán bộ trẻ. Do đặc thù các khâu công tác của ngành Kiểm sát luôn có sự thay đổi theo sự biến động của tình hình xã hội nên vấn đề học tập, trau dồi kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ phải được cập nhật thường xuyên. Các khâu công tác trong của Viện kiểm sát nhân dân mang tính tổng quát của các ngành nên việc hiểu và vận dụng được một lượng kiến thức khổng lồ để áp dụng cho các khâu công tác đạt hiệu quả cao không phải là một điều dễ dàng, nhất là đối với các Kiểm tra viên, Chuyên viên. Do đó, ngoài việc tự học hỏi thì các Kiểm tra viên, Chuyên viên cần phải có sự hướng dẫn, truyền đạt về về kinh nghiệm của Lãnh đạo, Kiểm sát viên, đồng thời luôn luôn khuyến khích sự tranh luận của các cán bộ trẻ trong từng vấn đề để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đồng thời qua đó cũng tích lũy thêm những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao cho các cán bộ trẻ.

Khác với Tọa đàm nội bộ thì Tọa đàm liên ngành sẽ được tổ chức với số lượng người tham dự lớn, thành phần tham gia có đủ từ các lãnh đạo đến cán bộ của các cơ quan tư pháp tại địa phương, do vậy có thể lựa chọn khoảng 10 vấn đề/1 buổi tọa đàm. Nội dung sẽ chủ yếu tập trung vào việc áp dụng các quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng đến các quy định mới được ban hành. Qua đó từ lãnh đạo đến cán bộ đều nắm được nội dung, tinh thần của văn bản pháp luật các cách thực để thực hiện các văn bản pháp luật tại địa phương đảm bảo trong quá trình thực hiện sẽ diễn ra đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan liên ngành tư pháp.

3. Cách thức tổ chức buổi tọa đàm

Trong các buổi tọa đàm chủ trì tọa đàm phải đảm bảo được không khí của buổi tọa đàm sôi nổi nhiệt tình, phát huy dân chủ và bình đẳng ý kiến của mọi cá nhân, không áp đặt ý chí, chê bai, phê bình những ý kiến chưa chính xác...

Đặc biệt người chủ trì phải luôn luôn đảm bảo nguyên tắc khuyến khích cán bộ trẻ, cán bộ mới vào ngành phát biểu trước, rồi sau đó đến đội ngũ cán bộ đã có kinh nghiệm làm lâu năm phát biểu ý kiến, cuối cùng mới đến lãnh đạo tổng hợp các ý kiến và thể hiện quan điểm.

Đối với Tọa đàm liên ngành do số lượng người tham dự nhiều nên cần chú ý từng vấn đề tọa đàm cần được gợi mở thêm hoặc tạm thời đóng lại để đảm bảo được quỹ thời gian.

4. Kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua, phương hướng trong thời gian tiếp theo

Với những kinh nghiệm nêu trên trong ba năm vừa qua [2017-2019] đơn vị Viện KSND huyện Sơn Động đã tổ chức được khoảng 30 buổi buổi tọa đàm với hơn 400 lượt người tham dự, không chỉ trong phạm vi đơn vị mà còn phối hợp cùng các cơ quan liên ngành tư pháp trên địa bàn huyện Sơn Động. Qua đó, cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc giúp cho hoạt động trong đơn vị nói riêng và khối cơ tư pháp nói chung được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.

Tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được từ công tác tọa đàm những năm vừa qua. Trong năm 2020, với việc xác định một trong các nhiệm vụ đột phá của đơn vị đó là: “Nâng cao chất lượng các bản yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết án hình sự” đơn vị sẽ tập trung vào chất lượng tổ chức các buổi tọa đàm, đảm bảo hiệu quả thực chất; nội dung được đề cập thông qua các tình huống cụ thể xảy ra trên thực tiễn qua đó cán bộ thể hiện ý kiến, quan điểm trong việc đề ra các yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra đối với các vụ án hình sự.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm công tác đào tạo tại chỗ thông qua hình thức tổ chức tọa đàm tại Viện KSND huyện Sơn Động,rất mong được nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ của các độc giả để hoạt động của đơn vị ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao./.

Nguyễn Tiến Sỹ- Viện KSND huyện Sơn Động

|Tags: Bài viết trao đổi

5 bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, BCH Đảng bộ huyện Hải Hậu rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Ông Trần Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hải Hậu, Nam Định cho hay, từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, BCH Đảng bộ huyện rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị như sau:

Một là, luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và phong cách làm việc khoa học, sát thực tế, gần gũi quần chúng.

Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, BCH Đảng bộ huyện rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Ảnh minh họa

Hai là, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, Thường vụ, Thường trực cấp ủy. Đề cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, sáng tạo và tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đối thoại, lắng nghe và giải quyết kịp thời những vướng mắc, bức xúc trong nhân dân, không để phát sinh phức tạp. Phát huy vai trò, tính chủ động, đồng thuận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Ba là, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ, trong đó chú trọng phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá - xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường, xây dựng NTM và bảo đảm ổn định chính trị. Khai thác và phân bổ hợp lý các nguồn lực nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ ổn định để phát triển.

Bốn là, nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương; kịp thời triển khai xây dựng thành chương trình, đề án, kế hoạch, giải pháp cụ thể để thực hiện. Xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cần tập trung, chọn lọc, tránh dàn trải và phù hợp với khả năng cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện. Chủ động đi trước xây dựng các mục tiêu cao hơn để phấn đấu thực hiện. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp.

Năm là, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, người Hải Hậu xa quê hương để đầu tư phát triển. Phát huy cao độ nội lực, đặc biệt là nội lực truyền thống văn hóa, anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo của con người Hải Hậu.

Sớm trở thành huyện NTM kiểu mẫu
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện tiếp tục: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy truyền thống văn hoá, anh hùng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đ ảman sinh xã hội, thực hiện dân chủ, công khai và công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện NTM kiểu mẫu.

Huyện phấn đấu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 13,2%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 19,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 100 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm; đến năm 2025 đạt 900 tỷ đồng. Năm 2021 đạt huyện NTM nâng cao; năm 2025 đạt huyện NTM kiểu mẫu "Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững". Tỷ lệ TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 85%. Tỷ lệ chính quyền cơ sở vững mạnh đạt 85% trở lên.

Trong 5 năm tới, để phù hợp với điều kiện, yêu cầu mới, Đảng bộ huyện Hải Hậu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá sau:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân thực hiện đồng thời xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững” gắn với đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, xây dựng diện mạo NTM khang trang, hiện đại, đồng bộ, kết nối.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở bảo đảm chất lượng, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ ba, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các công trình trọng điểm được triển khai trên địa bàn huyện: đường quốc lộ ven biển, cầu Thịnh Long, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1, Tổng kho và cảng xuất, nhập xăng dầu cửa Lạch Giang, đường trục trung tâm huyện… và tiềm năng du lịch sẵn có, đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân; tranh thủ thời cơ, phát huy mọi nguồn lực, nhất là những kết quả, bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2015-2020; kiên quyết khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế, Đảng bộ, quân và nhân dân huyện Hải Hậu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng Hải Hậu đạt huyện NTM, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hoá của "Vùng biển sáng Anh hùng".

Thanh Bình

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề