Bài soạn ngữ văn 8 tôi đi học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Đọc câu văn sau [trong văn bản Tôi đi học] và trả lời câu hỏi:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vựuườn rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường.

Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy chia sẻ những ấn tượng, kỉ niệm về một ngày tựu trường của mình với các bạn trong lớp.

=> Xem hướng dẫn giải

1. Đọc văn bản sau: Tôi đi học

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Điều gì đã gợi nhắc nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này của nhân vật " tôi" được diễn tả theo trình tự như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

b. Tìm những chi tiết hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật:" tôi" theo diễn biến của ngày đầu tiên đi học đó.

=> Xem hướng dẫn giải

c. Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn[ ông đốc, thầy giáo đón học trò mới, các phụ huynh] đối với các em bé lần đầu tiên đi học. Từ tâm trạng và thái độ, cử chỉ của các nhân vật trong truyện, nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi người. 

=> Xem hướng dẫn giải

e. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này [ nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm]

=> Xem hướng dẫn giải

3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?

b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục[a], hãy phát biểu chủ đề của văn bản này

c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:

  • Nhan đề của văn bản
  • Quan hệ giữa các phần của văn bản
  • Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên

d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

=> Xem hướng dẫn giải

3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?

b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục[a], hãy phát biểu chủ đề của văn bản này

c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:

  • Nhan đề của văn bản
  • Quan hệ giữa các phần của văn bản
  • Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên

d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

=> Xem hướng dẫn giải

1. Viết đoạn văn hoặc trình bày trước lớp cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn tôi đi học

=> Xem hướng dẫn giải

2. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Rừng cọ quê tôi

a. Văn bản trên về đối tượng nào? Đối tượng này được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn trên? Theo em có thể thay đổi được trình tự trong đoạn văn này không, vì sao?

b. Nêu chủ đề của văn bản?

c. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.

d, Chỉ ra các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:

a] Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại náo nức, rộn rã, xốn xang

b] Con đường đến trường trở nên lạ

c] Mẹ nắm tay dẫn đến trường

d] Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự

e] Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn

g] Sợ hãi, lúng túng trong hàng người bước vào lớp

h] Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý cho thật sát với yêu cầu của đề bài

=> Xem hướng dẫn giải

1. Viết bài văn ngắn [khoảng 300 chữ] ghi lại ấn tượng của em trong ngày tựu trường mà em nhớ nhất

2. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản mà em vừa thực hiện

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 1 Tôi đi học, Tôi đi học trang 3, bài Tôi đi học sách vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

1. Tác giả [các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Thanh Tịnh trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1].

2. Tác phẩm

* Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.

* Tóm tắt

Văn bản Tôi đi học kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường được hồi tưởng lại. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường của chú bé ấy vốn quen thuộc nhưng bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt, ngây thơ: “Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”. Trong bộ quần áo mới, nhân vật “tôi” càng “thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật “tôi” trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, nhìn người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chứ thầy giáo viết: “Tôi đi học”.

* Bố cục

Văn bản Tôi đi học được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu => “trên ngọn nước” : Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
  • Đoạn 2: tiếp => “tôi cũng lấy làm lạ” : Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.
  • Đoạn 3: còn lại : Cảm xúc nhân vật “tôi” khi vào lớp.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

* Những kỉ niệm được tác giả diễn tả theo trình tự thời gian:

  • Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: thời tiết cuối thu, hình ảnh em nhỏ đến trường.
  • Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về con đường cùng mẹ đến trường.
  • Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng.
  • Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chỗ của mình trong buổi học đầu tiên.

Câu 2:

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên là:

  • Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.
  • Trong chiếc áo vải dù đen, cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
  • Có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
  •  Thấy trường Mĩ Lí vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng, sân trường dày đặc người, ai cũng tươi vui, sáng sủa.
  • Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ.
  • Giật mình, lúng túng khi nghe thầy gọi tên.
  • Cảm thấy lo sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ
  • Bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, vừa hào hứng.

Câu 3:

Thái độ, cử chỉ của những người lớn [ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh] thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt đối với thế hệ trẻ – những mầm non tương lai của đất nước.

Câu 4:

Hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng:

“Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi… giữa bầu trời quang đãng” => tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé ngày đầu tiên đi học.

“Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang” => tâm hồn ngây thơ, mơ mộng của trẻ con không nên bận tâm quá nhiều vào điều gì.

“trường Mĩ Lí vừa xinh xắn,vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp” => cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.

“Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ” => sự non nớt, ngỡ ngàng và những ước mơ, khát vọng bay cao, bay xa của học trò.

“Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ” => ước muốn được trưởng thành, được cứng cáp.

Câu 5:

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này:

  • Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất
  • Mang chất thơ tinh tế và nhẹ nhàng
  • Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thú vị

* Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm đến từ:

  • Tình huống truyện hấp dẫn
  • Cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật
  • Hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

Video liên quan

Chủ Đề