Đánh giá tin học 10 bài 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Thông tin có được bằng cách nào?

- GV cho HS tìm hiểu SGK, đặt câu hỏi: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì?

Tại sao phải chuyển thông tin thành dữ liệu?

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

+ Em hãy nêu một số hoạt động chuyển thông tin thành dữ liệu mà em biết.

+ Các hình thức biểu diễn thông tin?

- GV lấy ví dụ và phân tích ví dụ SGK:

Ví dụ: An báo tin cho Hoàng bằng một mảnh giấy viết tay: “Hoàng ơi, tan học chờ tớ ở cổng trường nhé!”

Dòng chữ là dữ liệu văn bản, là thông tin dưới dạng chữ. => Người đọc biết được thông tin khác nhau.

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để từ dữ liệu có thể rút ra thông tin?

[Phải xử lí dữ liệu].

- HS tìm hiểu SGK, nêu các bước của một bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin, đầu ra là thông tin hữu ích.

- HS trao đổi nhóm 2, thực hiện HĐ.

- GV cho HS tìm hiểu SGk về phân biệt dữ liệu với thông tin:

+ Thông tin và dữ liệu khác nhau như thế nào?

- GV lấy ví dụ:

Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An, Lớp: 10A, Điểm môn Tin học: 10” khi trình bày dưới dạng bảng sẽ được chia thành 3 mục dữ liệu, thuộc 3 cột “Họ và tên”, “Lớp”, “Điểm môn Tin học”.

Muốn có thông tin, phải gộp lại đầy đủ các mục như ban đầu, nếu thiếu đi một vài mục thì không còn là thông tin đó nữa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, trợ giúp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng kết lại kiến thức.

1. Nguồn thông tin và dữ liệu:

- Thế giới rộng lớn quanh ta với con người, sự vật, sự việc, … đa dạng là nguồn thông tin vô tận.

- Nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ liệu. Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.

2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a] Từ thông tin thành dữ liệu

- Thông tin được lưu trữ hay gửi đi dưới dạng dữ liệu chữ và số, dữ liệu hình ảnh, dữ liệu âm thanh.

=> Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau

b] Từ dữ liệu đến thông tin

- Dữ liệu là: văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video, … Dữ liệu là nguồn thông tin.

- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

- Bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin và đầu ra là thông tin hữu ích.

HĐ:

1] Đây là bài toán xử lí thông tin.

2] Đầu vào của bài toán là thông tin: điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp.

Dữ liệu là bảng điểm tổng kết các môn học.

3] Đầu ra của bài toán là thông tin: danh sách đề nghị tuyên dương, khen thưởng.

Dữ liệu là: những học sinh có 3 môn học đạt điểm trung bình môn cao nhất lớp.

- Thông tin có thể được biểu diễn dưới 3. Phân biệt dữ liệu với thông tin

các dạng khác nhau.

- Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện; dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin.

- Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.

Lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 1 từ đó học tốt môn Tin 10.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin

1. Thông tin và dữ liệu

Hoạt động 1 trang 7 Tin học 10: Có thể đồng nhất thông tin với dữ liệu được không? 

Có các ý kiến như sau về dữ liệu của một bài giảng môn Tin Học:

An: Bài ghi trong vở của em là dữ liệu

Minh: Tệp bài soạn bằng Word của cô giáo là dữ liệu

Khoa: Dữ liệu là tệp video ghi lại tiết giảng của cô giáo

Theo em bạn nào nói đúng?

Phương pháp giải:

Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin, bài ghi trong vở của trò, tệp bài soạn của cô hay video ghi lại tiết dạy đều là dữ liệu của một bài giảng.

Trả lời:

Theo em cả 3 bạn đều nói đúng.

Câu hỏi 1 trang 8 Tin học 10: Em hãy cho một ví dụ về thông tin có nhiều cách thể hiện dữ liệu khác nhau

Phương pháp giải:

Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau

Trả lời:

Ví dụ: Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.

Câu hỏi 2 trang 8 Tin học 10: Em hãy cho một ví dụ về dữ liệu thể hiện nhiều thông tin khác nhau. Tính toàn vẹn của thông tin được thể hiện như thế nào trong ví dụ này?

Phương pháp giải:

Một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau. Với vai trò ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân để lấy ví dụ

Trả lời:

Ví dụ "40 độ" trong bản tin dự báo thời tiết có nghĩa là trời rất nóng nhưng "40 độ" trong nhiệt kế là thân nhiệt sốt cao. Như vậy thông tin có tính toàn vẹn, nếu không đủ dữ liệu có thể làm thông tin bị hiểu sai.

2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu

Câu hỏi 1 trang 8 Tin học 10: Định nghĩa nào về Byte là đúng?

A. Là một kí tự

B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit

C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính

D. Là một dãy 8 chữ số

Phương pháp giải:

Byte là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính truy cập được. Mỗi byte gồm 8 bit.

Trả lời:

Định nghĩa về Byte là đúng:

B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit

Câu hỏi 2 trang 8 Tin học 10: Quy đổi các lượng tin sau ra KB:

a. 3MB

b. 2GB

c. 2048B

Phương pháp giải:

Dựa vào các đơn vị trong bảng sau

Trả lời:

a. 3 MB = 3x1024= 3072 KB

b. 2 GB = 1024x1024x2 = 2 097 152 KB.

c. 2048B= 2048:1024= 2 KB

3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số

Hoạt động 2 trang 9 Tin học 10: 1. Các thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ, truyền dữ liệu hay xử lí thông tin đều được gọi là thiết bị số. Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào là thiết bị số? Nếu thiết bị không thuộc loại số thì thiết bị số tương ứng với nó [nếu có] là gì?

2. Hãy so sánh thiết bị không thuộc loại số ở Hình 1.2 với thiết bị số tương ứng nếu có.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 1.2

Thiết bị số là thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ, truyền dữ liệu hay xử lí thông tin đều được gọi là thiết bị số 

Trả lời:

Thẻ nhớ, bộ thu phát wifi, máy tính xách tay là các thiết bị số

Đĩa hát, đồng hồ đều không dùng dữ liệu số

Câu hỏi 1 trang 10 Tin học 10: Em hãy so sánh việc gửi thư theo đường bưu điện và gửi thư điện tử theo các tiêu chí tốc độ, chi phí, khả năng lưu trữ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tế của bản thân

Trả lời:

Gửi thư điện tử có tốc độ nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và khả năng lưu trữ lớn hơn gửi thư theo đường bưu điện.

Câu hỏi 2 trang 10 Tin học 10: Giả sử để số hóa một cuốn sách kể cả văn bản và hình ảnh cần khối lượng dữ liệu khoảng 50MB. Thư viện của một trường có khoảng 2000 cuốn sách. Nếu số hóa thì cần khoảng bao nhiêu GB để lưu trữ? Có thể chứa nội dung đó trong thẻ nhớ 256GB hay không? 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bảng sau và hiểu biết thực tế của bản thân

Trả lời:

Nếu số hóa thì cần khoảng 50 x 2000 : 1024 = 98GB để lưu trữ. 

Có thể chứa nội dung đó trong thẻ nhớ 256GB

Luyện tập [trang 10]

Luyện tập 1 trang 10 Tin học 10: Từ dữ liệu các môn học của học sinh, có thể rút ra những thông tin gì? Mô tả sơ bộ xử lí để rút ra một thông tin trong số đó.

Phương pháp giải:

Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu

Trả lời:

Từ dữ liệu các môn học của học sinh, có thể rút ra kết quả học tập của học sinh, xếp loại hạnh kiểm

Luyện tập 2 trang 10 Tin học 10: Hình 1.3 là danh sách các tệp ảnh lấy ra từ thẻ nhớ của một máy ảnh số. Em hãy tính toán một thẻ nhớ 16GB có thể chứa được tối đa bao nhiêu ảnh tính theo độ lớn trung bình của ảnh? 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bảng sau

Trả lời:

Độ lớn trung bình của ảnh: [10144+9888+10016+9440]:4 = 9872 KB

Một thẻ nhớ 16GB có thể chứa được 16 x 1024 x 1024 : 9872 = 1699 ảnh tính theo độ lớn trung bình của ảnh.

Vận dụng [trang 10]

Vận dụng 1 trang 10 Tin học 10: Trong thẻ căn cước công dân có gắn chip có thông tin về số căn cước, họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán,.. được in trên thẻ để đọc trực tiếp. Ngoài ra, các thông tin ấy còn được mã hóa trong QR code và ghi vào chip nhớ. Theo em điều đó có lợi gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng sự hiểu biết của bản thân

Trả lời:

Theo em điều đó giúp việc truy xuất thông tin diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và chính xác.

Vận dụng 2 trang 10 Tin học 10: Hãy tìm hiểu và mô tả vai trò của thiết bị số trong việc làm thay đổi cơ bản việc chụp ảnh

Phương pháp giải:

Thiết bị số là thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ, truyền dữ liệu hay xử lí thông tin.

Trả lời:

Sau khi ghi hình từ cảm biến máy ảnh kỹ thuật số và đi qua bộ khuếch đại, hình ảnh sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu kỹ thuật số. Đây là nhiệm vụ của bộ chuyển đổi tương tự số [analog-to-digital converter]. Hầu hết các máy ảnh hiện đại chuyển đổi thành 16 bit nhưng chỉ sử dụng 14 bit, và 2 bit kia cho phép linh hoạt hơn trong quá trình xử lý hậu kỳ và lọc. Trong đó, 14 bit tương ứng với 16.384 pixel, chứng tỏ hình ảnh có nhiều màu và cho dải màu rộng lớn trong máy ảnh kỹ thuật số hiện đại. Dữ liệu pixel này tiến hành xử lý hình ảnh. Bộ xử lý thực hiện một số thuật toán, lọc, gỡ lỗi và nén nếu bạn chọn hình thức lưu ảnh dưới dạng jpg. Hình ảnh cuối cùng sau đó được ghi vào thẻ của máy ảnh.

Chủ Đề