Bài tập cuối tuần tiếng việt lớp 3 tập 1

Đề bài

1. Đọc lại câu chuyện “Người mẹ” và cho biết: Người mẹ đã phải trải qua những thử thách gì để đến được nơi ở của Thần Chết?

a. Thử thách của Thần Đêm Tối và những bụi gai ven đường

b. Thử thách của bụi gai và hồ nước

c. Thử thách của bụi gai và biển lớn

2. Theo em, nội dung ý nghĩa của câu chuyện “Người mẹ” là gì?

a. Nói về tình yêu của người con dành cho người mẹ.

b. Kể về những khó khăn và vất vả của người mẹ trên đường tìm lại đứa con của mình.

c. Ca ngợi tình yêu vô điều kiện và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con của mình.

3. Đọc lại câu chuyện “Mẹ vắng nhà ngày bão” và cho biết: Ngày mẹ vắng nhà, ba bố con vất vả như thế nào?

a. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung

b. Củi mùn nấu cơm bị ướt nên nấu nướng khó khăn

c. Ba bố con phải chia nhau làm hết những công việc trong nhà

d. Nhà dột, bị bật nóc nhà, ba bố con phải sửa lại nhà

e. Cả a, b, c

f. Cả b, c, d

4. Vào năm cháu đi học, ông ngoại trong câu chuyện “Ông ngoại” đã giúp cháu làm những gì?

a. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cháu

b. Hướng dẫn cháu bọc vở, dán nhãn, pha  mực; dạy cháu những chữ cái đầu tiên

c. Đưa cháu đi công viên chơi

d. Dẫn cháu tới thăm trường

e. Cả a, b, d

f. Cả a, b, c

5. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống:

a. ...uyệt binh

b. ...ong chơi

c. ...a súc

d. tác ...

e. ...a bò

f. ....ã ngoại

6. Điền ân hoặc âng vào chỗ trống:

a. th... thể

b. v... lời

c. c... nặng

d. cái s...

e. t.... tình

f. t.... bốc

7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm anh chị em đối với nhau?

a. Con có cha như nhà có nóc

b. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ

c. Chị ngã em nâng

8. Gạch dưới những từ ngữ chỉ chung những người trong gia đình có ở đoạn văn sau:

      Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.

9.

a] Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu: Ai làm gì?

- …….. là vốn quý nhất.

- …….. là người mẹ thứ hai của em.

- …….. là tương lai của đất nước.

- …….. là người thầy đầu tiên của em.

b] Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:

- Một người bạn của em.

- Một người hàng xóm của em.

- Một người thân trong gia đình em.

10. Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.

Gợi ý :

a] Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?

- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.

b] Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

c] Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?

- Bởi chẳng ai dại gì đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngơm cả.

Lời giải chi tiết

1. Người mẹ đã phải trải qua thử thách của bụi gai và hồ nước để đến được nơi ở của Thần Chết.

Chọn đáp án: b

2. Theo em, nội dung ý nghĩa của câu chuyện “Người mẹ” là: Ca ngợi tình yêu vô điều kiện và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con của mình.

Chọn đáp án: c

3. Ngày mẹ vắng nhà, ba bố con rất vất vả:

a. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung

b. Củi mùn nấu cơm bị ướt nên nấu nướng khó khăn

c. Ba bố con phải chia nhau làm hết những công việc trong nhà

Chọn đáp án: e. Cả a, b, c

4. Vào năm cháu đi học, ông ngoại trong câu chuyện “Ông ngoại” đã giúp cháu:

a. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cháu

b. Hướng dẫn cháu bọc vở, dán nhãn, pha  mực; dạy cháu những chữ cái đầu tiên

d. Dẫn cháu tới thăm trường

Chọn đáp án: e. Cả a, b, d

5.

a. duyệt binh

b. rong chơi

c. gia súc

d. tác gi

e. da bò

f. dã ngoại

6.

a. thân thể

b. vâng lời

c. cân nặng

d. cái sân

e. tận tình

f. tâng bốc

7. Câu thành ngữ tục ngữ nói về tình cảm anh chị em đối với nhau đó là: Chị ngã em nâng

Chọn đáp án: c

8.       Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông bà nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, các anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.

9.

a] Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu theo mẫu Ai là gì ?

- Sức khỏe là vốn quý nhất.

- Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.

- Trẻ em là tương lai của đất nước.

- Bố là người thầy đầu tiên của em.

b] Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về :

- Một người bạn của em :

Sơn là người bạn thân thiết nhất của em.

- Một người hàng xóm của em:

Bác Hùng là một họa sĩ tài ba.

- Một người thân trong gia đình em:

Bà nội là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. 

10.

Dại gì mà đổi

    Ở làng nọ có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.

    Cậu bé bình thản nói với mẹ :

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

    Người mẹ ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao thế ? Ở làng này có nhiều đứa trẻ rất ngoan cơ mà !

Cậu bé trả lời một cách hóm hỉnh :

- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.

Loigiaihay.com

BT cuối tuần tiếng việt 3 - tập 1

Phiếu bài tập tuần 1

Phiếu bài tập tuần 2

Phiếu bài tập tuần 3

Phiếu bài tập tuần 4

Phiếu bài tập tuần 5

Phiếu bài tập tuần 6

Phiếu bài tập tuần 7

Phiếu bài tập tuần 8

Phiếu bài tập tuần 9

Phiếu bài tập tuần 10

Phiếu bài tập tuần 11

Phiếu bài tập tuần 12

Phiếu bài tập tuần 13

Phiếu bài tập tuần 14

Phiếu bài tập tuần 15

Phiếu bài tập tuần 16

Phiếu bài tập tuần 17

Phiếu bài tập tuần 18

BT cuối tuần tiếng việt 3 - tập 2

Phiếu bài tập tuần 19

Phiếu bài tập tuần 20

Phiếu bài tập tuần 21

Phiếu bài tập tuần 22

Phiếu bài tập tuần 23

Phiếu bài tập tuần 24

Phiếu bài tập tuần 25

Phiếu bài tập tuần 26

Phiếu bài tập tuần 27

Phiếu bài tập tuần 28

Phiếu bài tập tuần 29

Phiếu bài tập tuần 30

Phiếu bài tập tuần 31

Phiếu bài tập tuần 32

Phiếu bài tập tuần 33

Phiếu bài tập tuần 34

Phiếu bài tập tuần 35

1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?

a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?

c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch

3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?

b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát

4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?

b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động

II.

1.

a] - lúa nếp - lo lắng - le lói - lời nói

b] - giấy khen - thổi kèn - cái xẻng - đánh kẻng

2.

a]  - Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

b] Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cầy

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

c] Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

3. Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào, 

Cơm là cát biển

Đũa: nhánh phi lao

*Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh: [hoặc chính là]

[4]. [Tham khảo]

- Mục đích họp tổ: trao đổi, bàn bạc về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện của tổ.

- Tình hình học tập đầu năm của tổ: Có 2 bạn đi học muộn, 1 bạn chưa học bài kĩ nên bị điểm dưới trung bình; cả lớp ít phát biểu xây dựng bài; không khí học tập vui chơi chưa thật thân thiện, cả tổ chưa tích cực giúp đỡ nhau học tập tốt... Nguyên nhân: Chưa say mê học tập, ý thức kỉ luật chưa cao, phát huy vai trò tích cực và sáng tạo trong học tập... Cách khắc phục: Phân công từng cặp học sinh giúp đỡ nhau ["đôi bạn cùng tiến"]; thi đua phát biểu xây dựng bài; đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ,  thể thao để có thêm cơ hội chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau.

- Phân công trách nhiệm: Từng đôi bạn đăng kí kế hoạch học tập và phấn đấu từ ngay đến hết học kì I; cử bạn Hùng ghi kết quả học tập của tổ trong từng ngày, bạn Thuý ghi chép tình hình phát biểu ý kiến và làm  việc tốt của từng cá nhân trong tổ,..

Video liên quan

Chủ Đề