Bài tập định khoản trích khấu hao tài sản cố định

          Khấu hao tài sản cố định [TSCĐ] là công tác phân bổ giá trị của tài sản cố định [nguyên giá tài sản cố định] vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng bình thường của tài sản cố định đó.

          Kế toán sử dụng các phương pháp khác nhau để tiến hành trích khấu hao TSCĐ cho các doanh nghiệp khác nhau. Thường thì phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được sử dụng phổ biến.

1. Công thức tính khấu hao tài sản cố định [KH TSCĐ]

Mức trích khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ/ số năm trích khấu hao

Mức trích khấu hao tháng = Mức trích khấu hao năm/12

Mức khấu hao kỳ cuối cùng = Nguyên giá – khấu hao luỹ kế

Trong đó:

Nguyên giá tài sản cố định mua mới = giá mua + chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…

Số năm trích khấu hao của tài sản cố định được quy định tại Phụ lục 1 của thông tư số 45/2013/TT-BTC. Bạn đọc tải về và xem khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ mới nhất tại đây.

Khấu hao luỹ kế là tổng giá trị tài sản cố định đã tính khấu hao từ khi bắt đầu tính KH.

2. Ví dụ về tính và trích khấu hao TSCĐ [ví dụ 1]

Doanh nghiệp X mua mới 100% 1 tài sản cố định, giá mua chưa có thuế GTGT trên hoá đơn là 120 triệu đồng, các chi phí liên quan để đưa tài sản cố định này vào trạng thái sẵn sàng sử dụng vào ngày 1/1/2013 là 3 triệu đồng tiền vận chuyển, 2 triệu đồng tiền lắp đặt chạy thử. Thời gian sử dụng dự kiến xác định theo quy định hiện hành là 10 năm.

Như vậy:

Nguyên giá TSCĐ = 115 triệu + 3 triệu + 2 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao năm = 120 triệu : 10 năm = 12 triệu đồng/năm

Mức khấu hao tháng = 12 triệu : 12 tháng = 1 triệu đồng/tháng

Lưu ý:

Trường hợp nguyên giá hoặc thời gian trích khấu hao TSCĐ thay đổi, DN phải xác định lại mức trích khấu hao định kỳ hàng tháng dựa trên giá trị còn lại của tài sản cố định đó tại thời điểm phát sinh sự thay đổi.

Trường hợp nguyên giá TSCĐ thay đổi:

Kế toán xác định lại nguyên giá do có sự thay đổi [ví dụ nâng cấp tài sản cố định]

Giá trị còn lại = nguyên giá mới – khấu hao luỹ kế

3. Ví dụ 2

Cũng với TSCĐ đã trích khấu hao ở trên từ ngày 1/1/2013, sau 5 năm DN tiến hành nâng cấp lại TSCĐ đó với tổng chi phí bỏ ra là 30 triệu, thời gian sử dụng được tiếp tục đánh giá là 6 năm, nâng cấp hoàn thành đưa tài sản vào sử dụng ngày 1/1/2018.

Như vậy:

Nguyên giá mới của TSCĐ = 120 triệu +30 triệu = 150 triệu đồng

Giá trị khấu hao luỹ kế = 12 triệu/năm * 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại = 150 triệu – 60 triệu = 90 triệu đồng

Mức khấu hao năm = 90 triệu : 6 năm = 15 triệu đồng/năm

Mức khấu hao tháng = 15 triệu :12 tháng = 1.250.000 đồng/tháng

Lưu ý: chi phí bỏ ra để sửa chữa TSCĐ không được ghi tăng nguyên giá TSCĐ  mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Trường hợp thời gian trích khấu hao TSCĐ thay đổi:

Công thức xác định thời gian trích khấu hao TSCĐ còn lại:

T = T2 * [1 – t1/T1]

Mức trích KH năm =Giá trị còn lại /T

Mức trích KH tháng = T/12

Trong đó:

T: thời gian tính khấu hao còn lại của TSCĐ

T1: thời gian tính khấu hao của TSCĐ tại thời điểm ban đầu

T2: thời gian tính khấu hao của TSCĐ sau khi có thay đổi

t1: thời gian đã trích khấu hao TSCĐ thực tế

4. Ví dụ về sự thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ [ví dụ 3]:

          Doanh nghiệp X sử dụng 1 TSCĐ, nguyên giá là 700 triệu đồng từ ngày 1/1/2011. Thời gian trích khấu hao ban đầu là 10 năm [theo thông tư 203/2009/TT-BTC]. Đến hết ngày 31/12/2012 tài sản cố định này sử dụng được 2 năm.

Giá trị khấu hao [KH] luỹ kế = [700 triệu : 10 năm] * 2 năm = 140 triệu đồng

Giá trị còn lại = 700 triệu – 140 triệu = 560 triệu đồng

Năm 2013, thông tư mới ra đời [thông tư 45/2013/TT-BTC] thay thế cho thông tư cũ [thông tư 203/2009/TT-BTC] thì thời gian trích khấu hao được xác định lại là 15 năm.

Như vậy:

Thời gian KH còn lại của TSCĐ=15 năm*[1- 2 năm/10 năm]=12 năm

Mức KH năm= 560 triệu /12 năm = 46.666.667 đồng/năm

Mức KH tháng = 46.666.667/12 tháng = 3.888.889 đồng/tháng

Vậy, từ ngày 1/1/2013 đến hết ngày 31/12/2024, DN tiến hành trích KH đối với tài sản cố định này vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi tháng là 3.888.889 đồng.

KHOÁ HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU Xem Ngay

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI GIÁ CHỈ TỪ  500.000 VNĐ Xem Ngay


 

Bài tập kế toán tính khấu hao tài sản cố định có lời giải bao gồm : xác định nguyên giá, tính khấu hao tscđ, nghiệp vụ phát sinh đối với các công ty đặc thù.... có lời giải chi tiết theo đúng các quy định về TSCĐ mới nhất 2021 và Định khoản theo Thông tư 200 và 133 chính xác nhất hiện nay.

Bài tập 1:

- Trong tháng 8/2017 tại Công ty A có phát sinh các nghiệp vụ về TSCĐ như sau:Bài tập 1:

1. Ngày 05/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo HĐ GTGT giá mua 180.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.

 - Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.100.000đ [gồm thuế GTGT 10%].

2. Ngày 15/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng, theo HĐ GTGT có giá mua 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.

- Chi phí lắp đặt phải trả là: 2.200.000đ [trong đó thuế GTGT 200.000đ].

3. Ngày 22/08 mua 1 Máy tính xách tay sử dụng cho bộ phận quản lý, theo HĐ GTGT có giá mua là 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản.

- Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 220.000đ [trong đó thuế GTGT 20.000đ].

4. Ngày 26/08 Công ty đi vay Ngân hàng để mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, theo HĐ GTGT có giá mua là 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán qua chuyển khoản. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt: 1.500.000đ.

Yêu cầu:

- Thực hiện bút toán liên quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. - Hãy xác định các chứng từ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ trên.

Giải:

Ngày 05/08:

Nợ TK 211: 180.000.000đ

Nợ TK 133: 18.000.000đ

Có TK 331: 198.000.000đ

Nợ TK 211: 1.000.000đ

Nợ TK 133: 100.000đ

Có TK 111: 1.100.000đ

2. Ngày 15/08: Nợ TK 211: 150.000.000đ

Nợ TK 133: 15.000.000đ

Có TK 331: 165.000.000đ

Nợ TK 211: 2.000.000

Nợ TK 133: 200.000

Có TK 111: 2.200.000

3. Ngày 22/08: Theo điều 3 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính: Thì những tài sản có giá trị từ 30.000.000 trở lên thì mới là TSCĐ.

Những TS có giá trị < 30 tr là Công cụ dụng cụ. Như vậy trong trường hợp này các bạn hạch toán như sau;

Chi tiết lời giải : Tại Đây

Dạng : Xác định nguyên giá TSCĐ

Bài 1: Ngày 5/1/2017, Công ty MT mua một chiếc ô tô từ công ty BM phục vụ cho hoạt động bán hàng với các chi phí phát sinh như sau: Giá mua bao gồm thuế GTGT 10%: 880.000.000đ Phí trước bạ: 30.000.000đ Chi phí dán xe: 5.000.000đ Tiền bảo hiểm xe ô tô 2 năm đầu: 20.000.000đ

Yêu câu:

1/ Hãy xác định nguyên giá của chiếc ô tô

2/ Hãy ghi các bút toán cần thiết cho các thông tin phát sinh trên. Giả định các khoản trên Cty MT đã thanh toán bằng chuyển khoản và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Giải đáp

Giả sử: chi phí dán xe không phục vụ cho việc giúp TSCĐ sẵn sàng đưa vào quá trình sử dụng.

1/ Nguyên giá = 800.000.000 + 30.000.000 = 830.000.000 đ

2/ Định khoản

a Nợ TK TSCĐ: 800.000.000

Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: 80.000.000

Có TK TGNH: 880.000.000

b Nợ TK TSCĐ: 30.000.000

Có TK TGNH: 30.000.000

c Nợ TK Chi phí BH: 5.000.000

Có TK TGNH: 5.000.000

d Nợ TK Chi phí BH: 20.000.000

Có TK TGNH: 20.000.000

Bài 2: Ngày 1/5/2016, doanh nghiệp HL tính thuế giá trị gia tăng [GTGT] theo phương pháp khấu trừ mua và đưa vào sử dụng một thiết bị sản xuất, giá hóa đơn chưa có thuế GTGT 10%: X đồng. Sau khi trừ chiết khấu thanh toán 2% doanh nghiệp thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản thuộc nguồn vốn kinh doanh. Chi phí vận chuyển thiết bị đã chi bằng tiền mặt: 3.580.000 đồng [ chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Xác đồng. Sau khi trừ chiết khấu thanh toán 2% doanh nghiệp thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản thuộc nguồn vốn kinh doanh. Chi phí vận chuyển thiết bị đã chi bằng tiền mặt: 3.580.000 đồng [ chưa bao gồm thuế GTGT 1 năm.

Yêu cầu: Xác định giá trị của X và định khoản nghiệp vụ trên biết mức khấu hao của thiết bị đã trích trong năm 2016: 59.520.000 đồng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.Giá trị X thay đổi như thế nào nếu chiết khấu mà doanh nghiệp được hưởng là chiết khấu thương mại?

Chi tiết lời giải:  Tại Đây

Dạng nghiệp vụ phát sinh

Công ty TNHH ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu về thiết bị sản xuất mua ngoài dùng cho bộ phận sản xuất như sau:

1. Ngày 20/3/2021, công ty mua thiết bị đưa vào lắp đặt, tổng số tiền phải thanh toán ghi trên hóa đơn của người bán bao gồm thuế GTGT 10% là 396.000.000 Hóa đơn đã thanh toán bằng tiền mặt cho bên vận chuyển 2.750.000 [bao gồm thuế GTGT 10%]

2. Ngày 11/4/2021 xuất vật liệu phục vụ cho việc chạy thử 8.000.000

3. Ngày 15/4/2021 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp đặt, chạy thử bằng tiền mặt 12.000.000

4. Ngày 19/4/2021 bàn giao và đưa thiết bị sản xuất vào sử dụng cho phân xưởng 1. Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng 5. Ngày 19/4/2021 chuyển khoản thanh toán cho nguời bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị sản xuất, biết thiết bị này sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT

2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ phát sinh

3. Tính mức khấu hao của thiết bị trong 1 năm. Tính mức khấu hao của thiết bị trong tháng 4/2021, và các tháng sau đó trong năm 2021 5. Giả sử đến 21/11/2015 công ty quyết định nhượng bán thiết bị trên. Công ty TNHH HL chấp nhận mua với tổng hía thanh toán 264.000.000 [bao gồm thuế GTGT 10% đã xuất hóa đơn]. Hóa đơn đã thanh toán cho bên môi giới bằng tiền mặt 5.500,000[bao gồm thuế GTGT 10%].

Nguyên giá của thiết bị sản xuất bao gồm: Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT: 360.000.000 Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT: 2.500.000 Chi phí vật liệu phục vụ cho việc chạy thử: 8.000.000 Chi phí lắp đặt chạy thử là: 12.000.000 Nguyên giá của thiết bị sản xuất = 360.000.000+ 2.750.000 + 8.000.000 + 12.000.000 = 382.500.000 VNĐ

Yêu cầu 2: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

1. Ngày 20/3/2021

a. Phản ánh giá mua

Nợ TK 241: 360.000.000

Nợ TK 133: 36.000.000

Có TK 331: 396.000.000

b. Phản ánh chi phí vận chuyển

Nợ TK 241: 2.500.000

Nợ TK 133: 250.000

Có TK 331: 2.750.000

2. Ngày 11/4/2021 xuất vật liệu phục vụ việc chạy thử 8.000.000

Nợ TK 241: 8.000.000

Có TK 152: 8.000.000

3. Ngày 15/4/2021 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp dđặt, chảy thử bằng tiền mặt 12.000.000

Nợ TK 241: 12.000.000

Có TK 111: 12.000.000

4. Ngày 19/4/2021 bàn giao và đưa thiết bị sản xuất vào sử dụng cho phân xưởng

1. Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng Nợ TK 211: 382.500.000 Có TK 241: 382.500.000 5. Ngày 19/4/2021 chuyển khoản thanh toán cho nguời bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%

Nợ TK 331: 396.000.000

Có TK 515: 5.940.000

Có TK 112: 390.060.000

Yêu cầu 3: Tính mức khấu hao của thiết bị sản xuất trong 1 năm, 1 tháng . Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm = 382.500.000/ 10 = 38.250.000 Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = 38.250.000/12 = 3.187.500

Yêu cầu 4: Tính mức khấu hao của thiết bị trong tháng 4.2021 và các tháng sau đó trong năm 2021 Số ngày phải trích khấu hao TSCĐ trong tháng 4 = 30 -19 + 1 = 12 Mức khấu hao tháng 4/2021 = [3.187.500/30]x12=1.275.000 Mức khấu hao tháng 5/2021,…= Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = 3.187.500

Yêu cầu 5: Tính giá trị hao mòn của thiết bị sản xuất đến ngày 21/11/2015 Giá trị hao mòn năm 2021 = 1.275.000+ 8 x 3.187.500 = 26.755.000 Giá trị hao mòn năm 2022 = 38.250.000 Giá trị hao mòn năm 2023 = 38.250.000 Giá trị hao mòn năm 2024 = 38.250.000 Giá trị hao mòn năm 2025= 3.187.500 x 10 + 20x 3.187.500/30= 34.000.

 Như vậy giá trị hao mòn lũy kế tới ngày 21/11/2015 = 26.755.000 + 38.250.000+ 38.250.000+ 38.250.000+ 34.000.000 = 175.505.000 VNĐ Nguyên giá của thiết bị sản xuất : 382.500.000 Giá trị hao mòn lũy kế : 175.505.000 Giá trị còn lại: 382.500.000 – 175.520.000 = 206.995.000

a. Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK 811: 206.995.000

Nợ TK 214: 175.505.000

 Có TK 211 [2]: 382.500.000

b. Ghi nhận thu nhập từ nhượng bán tài sản cố định

Nợ TK 131: 264.000.000

Có TK 3331: 24.000.000

Có TK 711: 240.000.000

c. Ghi nhận chi phí cho nhượng bán:

Nợ TK 811: 5.000.000

Nợ TK 133: 500.000

Có TK 111: 5.500.000

............................................

Chi tiết lời giải : Tại Đây

Xem thêm : Bài tập kế toán tài chính

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

- Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Bạn có thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy để lại ý kiến [ Họ tên, Số điện thoại hoặc Email, câu hỏi] của mình dưới dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn !

Video liên quan

Chủ Đề