Bài thơ tiếng ru được viết theo thể thơ nào

DownloadVui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Text: Chuyên đề 3 - TIẾNG RU Tố Hữu

  1. Chuyên đề 3 - Đọc hiểu TIẾNG RU Bài 1 Tố Hữu Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người- đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.
  2. Mai sau con lớn, con bay Các con ôm cả hai tay đất tròn. I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung: * Đọc: Chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. 1. Nhan đề của bài thơ gợi cho con suy nghĩ gì? 2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Được chia thành mấy khổ? 4. Trong bài có bao nhiêu câu thơ? Phân biệt dòng thơ và câu thơ? 5. Trong khổ thơ đầu, con hãy đếm số tiếng và số từ trong mỗi dòng ? 6. Từ và tiếng khác nhau như thế nào? 7. Trong từng câu thơ, tiếng nào vần với tiếng nào? 8. Con có nhận xét gì về nhịp điệu của bài thơ? 9. Tìm từ đơn, từ ghép trong khổ thơ thứ nhất? II. Cảm thụ: 1. Qua câu hát ru của mình, người mẹ muốn nhắn nhủ đứa con yêu quý điều gì? 2. Lời nhắn nhủ ấy được hình dung qua những sự vật cụ thể nào? 3. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi cá nhân đóng vai trò như thế nào? 4. Con rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ? III. Luyện tập: 1. Đặt câu có sử dụng từ “đồng chí”, “măng non”, “chắt chiu”.
  3. 2. Viết một đoạn văn ngắn [5 câu] nói lên suy nghĩ của mình sau khi học xong bài thơ. Bài 2 Văn bản: ĐẠI BÀNG RỜI TỔ Phong Thu Một sớm kia trên ngọn cây cổ thụ tận đỉnh núi cao, có chú đại bàng non vừa rời tổ. Chú ta đứng run rẩy, các ngón chân có vuốt bấu chặt lấy cành cây. Nhưng kìa, sao chú đại bàng chỉ đứng yên. Chú ta khẽ vươn cánh, đụng đậy đầu ngón chân định bay lên, song chú ta thấy sợ. Ôi ! Vực sâu quá và trời kia cao quá. Đại bàng chóng cả mặt, càng bám chặt lấy cành cây hơn. Mặt trời đỏ chói đã trèo lên tới đỉnh núi mà đại bàng vẫn còn như ngủ mơ, hai mắt lim dim. Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ. Chiếc tổ ấm đón chú thật là êm dịu. Chẳng có mây bay trên cao, chẳng phải ngó xuống vực sâu hun hút ... Chỉ có một nỗi buồn không hiểu tại sao mình là một chú đại bàng mà lại yếu ớt thế . Chiều, đại bàng mẹ trở về, thấy con vẫn nằm ngủ yên trong tổ. Những đám lông trên lưng, trên cánh vẫn mượt mịn chứng tỏ nắng gió chưa lùa vào. Đại bàng mẹ kêu lên:
  4. - Con vẫn còn ngủ ư? Đại bàng con mở choàng mắt. - Sợ quá mẹ ạ ! Con chẳng dám bay đâu. - Con sợ gì? - Vực sâu, sâu, sâu là...Trời cao, cao, cao là... Đại bàng mẹ lắc đầu: - Vực sâu là để cho ta vượt qua. Trời cao là để cho đại bàng bay lên. Đại bàng con run rẩy: - Nhưng mà cánh của con còn mềm. - Cứ bay lên sẽ cứng. - Nhưng mà con chóng mặt. - Cứ nhìn thẳng sẽ quen. Đại bàng sợ hãi định nũng nịu chờ lòng thương của mẹ. - Mẹ bay với con cơ. Nhờ... mẹ đỡ cho con bay. - Không. Đại bàng không bao giờ bay bằng cánh của người khác dù cánh đó là của bố mẹ mình. Nào, con yêu quý, hãy nhìn thẳng qua vực thẳm mà bay. Đại bàng con bắt buộc phải ra khỏi tổ. Chú ta lại đứng vào cái cành cây mà hồi sáng chú ta co ro ở đấy. - Bay đi con !
  5. Đại bàng thoáng nghe tiếng mẹ bay lên. Chú ta nhắm vội mắt, dang cánh ra. Lạ không, thân hình chú ta bỗng lượn lờ, nhẹ bỗng. Chú ta mở mắt và giật mình. Chú ta đang rơi xuống vực. Đại bàng vội đập cánh. Đập thật nhanh và chú ta vượt dần lên. A! Vực đang tụt xuống, và cái cây cao lúc nãy đang tụt xuống! Đại bàng vùng vẫy mạnh hơn. Đang lúc đó chú nghe có tiếng mẹ gọi: - Bay đi! Bay đi con! Đại bàng mẹ đã ở xa vẫy gọi chú. Nắng lấp loá trên cao và toàn thân đại bàng tắm trong nắng chiều rực như lửa cháy. Thế là chú ta đã có được đôi cánh của đại bàng - đôi cánh của chú ta. I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung: * Đọc: Mạch lạc, rõ ràng Diễn cảm ở những lời đối thoại. 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? 2. Con hiểu gì về nhan đề của truyện? 3. Nhân vật chính của truyện là ai? 4. Sự việc chính của truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? Ở đâu? 5. Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì? II. Cảm thụ: 1. Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của đại bàng trong lần tập bay lần thứ nhất? Con có nhận xét gì về đại bàng con?
  6. 2. Khi ở trong tổ ấm, đại bàng con đã làm gì? Đại bàng đã trả lời ra sao trước những câu hỏi của mẹ? Theo con, đại bàng mẹ sẽ nghĩ gì về con của mình? Con có nhân xét gì về thái độ của đại bàng mẹ? 3. Trong lần thứ hai, đại bàng con đã tập bay với thái độ như thế nào? Có thể dùng từ nào để thay thế cho từ “bắt buộc”? Cuối cùng đại bàng có vượt qua được giây phút sợ hãi đó không? Vì sao? Khi đại bàng đã biết bay, không gian xung quanh chú có gì thay đổi? Nghe tiếng mẹ gọi đại bàng con có cảm nghĩ gì? Con thích nhát hình ảnh nào trong đoạn văn này? Vì sao? 4. Từ câu chuyện tập bay của đại bàng con, con rút ra bài học gì cho bản thân mình? IV. Luyện tập 1. Hãy đặt tên khác cho văn bản vừa học? 2. Kể tóm tắt câu chuyện. 3. Viết lại lời đối thoại giữa hai mẹ con đại bàng. 4. Viết lại đoạn văn miêu tả cảnh đại bàng con tập bay. 5. Nhập vai đại bàng con để kể lại câu chuyện . 6. Đọc kĩ đoạn 2 của truyện và xác định các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: - Câu trần thuật
  7. - Câu cầu khiến - Câu cảm thán - Câu nghi vấn 7. Tìm trong đoạn 3 của truyện các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp: - Câu đơn - Câu ghép 8. Xác định từ láy, từ ghép trong các câu sau: Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ. Chiếc tổ ấm đón chú thật là êm dịu. Bài 3 Văn bản: NHỮNG CẬU CON TRAI Ba người đàn bà đi đến giếng lấy nước. Trên đường đi họ thấy một ông cụ đang ngồi nghỉ. Một người kể: - Con trai tôi rất nhanh nhẹn, khéo léo. Việc gì nó cũng làm được. Người thứ hai nói: - Con trai tôi có tiếng hát hay như tiếng chim hoạ mi. Không ai hát hay bằng nó. Người đàn bà thứ ba vẫn im lặng. Hai người bạn liền hỏi: - Sao chị không nói gì về con trai của chị?
  8. - Tôi không biết nói gì cả vì con trai tôi không có gì đặc biệt. Người đàn bà thứ ba trả lời. Ba người đàn bà đã lấy đầy nước và đi về. Cụ già đi sau họ. Vì mỏi tay, đau lưng nên họ vừa di vừa nghỉ. Thỉnh thoảng nước trong xô lại sánh ra ngoài. Bỗng nhiên ba cậu con trai chạy đến. Một cậu vừa đi vừa nhào lộn. Bà mẹ ngắ m cậu với đôi mắt thán phục. Một cậu hát vang- tiếng hát như tiếng chim hoạ mi làm ai cũng say mê. Còn cậu thứ ba đến đỡ lấy xô nước nặng trong tay mẹ. Ba bà mẹ cùng hỏi cụ già: - Thưa cụ, cụ thấy các con của chúng cháu thế nào ạ? Ông cụ trả lời: - Chúng nó ở đâu? Tôi chỉ thấy một đứa thôi. I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung: * Đọc: 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? 2. Nhan đề của truyện gợi cho con suy nghĩ gì? 3. Truyện có bao nhiêu nhân vật? Có thể chia nhóm các nhân vật được không? 4. Sự việc chính trong truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? Ở đâu? 5. Xác định bố cục của truyện? 6. Tóm tắt lại truyện bằng đoạn văn khoảng 5 câu.
  9. II. Cảm thụ: 1. Qua cách kể của những người mẹ, con có cảm nhận gì về tình cảm và tính cách của họ? 2. Con có suy nghĩ gì về công việc của những người mẹ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó? Đúng ra đây phải là công việc của ai? 3. Tình huống nào của truyện giúp ta hiểu rõ hơn về tài năng và tính cách của những cậu con trai? 4. Những người mẹ hỏi cụ già nhằm mục đích gì? Ở đây cụ già đóng vai trò như thế nào? Cậu con trai nào được cụ già gọi là con? Vì sao? 5. Ý nghĩa của câu chuyện là gì? III. Luyện tập: 1. Hẫy tìm một tên gọi khác cho truyện? 2. Nhập vai cậu con trai hát hay để kể lại câu chuyện này. Bài 4 LUYỆN TẬP I. Cho các câu sau trong cùng một văn bản: 1. Một người vùng chạy trèo lên cây trước. 2. Gấu lại gần anh ta ngửi: tắt thở rồi! Gấu cho là xác chết, bỏ đi. 3. Hai người bạn đang đi trong rừng, bỗng đâu một con gấu nhảy chồm tới họ.
  10. 4. Người kia ở lại trên đường không biết làm thế nào, anh ta nằm xuống đất vờ chết. 5. Khi gấu đã đi xa, người kia từ trên cây tụt xuống cười hỏi: - Này, gấu thì thầm gì với cậu thế? - À, gấu nói với tớ rằng: Những người bỏ bạn trong lúc nguy hiểm là người tồi. II. Luyện tập: 1. Sắp xếp lại văn bản. 2. Giải nghĩa các từ: chết, nguy hiểm, tồi. 3. Tìm các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ trên. 4. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu ghép có trong văn bản trên. 5. Đặt nhan đề khác cho truyện. 6. Tác giả đã gửi gắ m bài học gì trong câu chuyện này? 7. Hãy kể sáng tạo phần kết cho câu chuyện. 8. Kể lại câu chuyện bằng lời kể của người bạn ở trên cây [hoặc dưới đất]. ĐỀ BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG [Thời gian: 60 phút ] Cho các câu sau và thực hiện các yêu càu bên dưới
  11. a. Bây giờ người lái buôn tiếc của, bắt ngựa thồ tất cả số hàng hoá của mình và cả xác lừa. b. Thấy vậy lừa năn nỉ: San bớt số hàng cho ngựa chở đỡ một ít. c. Trời nắng, đường xa, hàng nặng , cố hết sức mà vẫn không theo kịp được ngựa, lừa gục ngã. d. Tan phiên chợ, anh ta chất đầy hàng hoá lên lưng lừa, còn mình dắt ngựa đi không, có ý khoe khoang. e. Biết chủ không nghe lời đề nghị của lừa, ngựa càng phởn chí đi nhanh hơn. g. Ngày xưa có một anh lái buôn mới mua thêm được một con ngựa thồ khoẻ mạnh, to lớn lấy làm hãnh diện lắm. Bài tập 1: Cảm nhận 1. Dùng số thứ tự 1, 2, 3... xếp lại các câu văn trên để trở thành một câu chuyện rồ i ghi kết quả? 2. Truyện khuyên ta những điều gì? Đặt tên cho truyện theo cách nghĩ của bốn nhân vật. Bài tập 2: Kiến thức [6 điểm] 1. Giải nghĩa từ: Hàng hoá - Khoe khoang [1 điểm]
  12. Hai từ này có cấu tạo là từ láy hay từ ghép? [2 điểm] 2. Viết lại câu c [trong phần vật liệu] thành hai câu đúng ngữ phápsao cho có một câu đơn và một câu phức mà không thay đổi nội dung. [2 điểm] 3. Để chỉ “người lái buôn” trong câu chuyện trên đã dùng từ ngữ nào? [1 điểm] [10 điểm] Bài tập 3: Kỹ năng tổng hợp Kể lại câu chuyện theo một vai nhân vật để có thể diễn đạt được đầy đủ mọi suy nghĩ, cảm nhận của em. Bài tập 4 * Có các câu và các từ gạch chân : a. Người bạn vào đến sân, quan ân cần chào hỏi, sai người mang trầu cau ra mời. b. Tao trả ơn mày, nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan nhìn mặt bạn cũ. c. Có hai anh bạn nghèo, kết nghĩa anh em đèn sách. d. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng sai lính ra bảo “vì việc quan bận rộn, không tiếp”. đ. Lính lệ vào bẩm quan, một lúc quay ra niềm nở mời vào. e. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. g. Thấy vậy, người bạn mua một con lợn quay vàng để lên mâm bưng tới. h. Người bạn cầm miếng trầu đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái và nói.
  13. a] Xét các từ gạch chân và điền vào bảng phân loại sau: [ 5 điể m ] Danh từ Động từ Tính từ b] Chọn ở mỗi cột một từ để đặt câu. Câu 2: [ 7 điểm ] Việc 1: Sắp xếp các câu đã cho ở trên thành văn bản hoàn chỉnh, rồi ghi các chữ a, b, c… vào bảng kết quả như sau: Số thứ tự sắp xếp 1 2 3 4 5 6 7 8 Tương ứng với các câu[a, b, c….] Việc 2: Theo em văn bản trên có mấy nhân vật? Mấy sự việc ? Mấy cách đặt tên Việc 3: Chép lại văn bản đúng quy cách, sạch đẹp sau khi em đã chọn một tên hay nhất đặt cho văn bản. Câu 3: [ 2 điểm ] Theo em sau câu nói của người bạn học nghèo sẽ có những tình huống nào xảy ra? Quan gọi lính đuổi người bạn cũ. - - Nói xong anh bạn bỏ đi, quan ân hận ngồi nghĩ cách giúp bạn. - Quan ôm lấy bạn hỏi han, xin lỗi. Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên. [ 6 điểm ]

240 tài liệu

1047 lượt tải

Chủ Đề