Dđất việt nam có lớp vỏ phong hóa dày do

- Phần lớn nhóm đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn [ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp].

- Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 - 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt, lớp đá ong này sẽ cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.

Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích luỹ chất hữu cơ [tầng A] thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, acid fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các oxide của sắt và nhôm [Fe và Al] trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này [trong phân loại của Bộ nông nghiệp Mỹ, người ta lấy tên nhóm đất này là oxisols có nguyên nhân từ điều này]. Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền [thạch anh, cao lanh]. Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao. chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất có tính chất: chua, nghèo mùn, thường bị khô hạn, ít chất dinh dưỡng. Dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hoá.

Các đơn vị[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị trong nhóm đất này gồm:

  • Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá mác ma base và trung tính: tên quốc tế của nó là Rhodic Ferralsols. Đất có màu nâu đỏ hoặc đỏ, xốp hoặc rất xốp. Độ xốp biến động từ 60 – 65%. Đất có phản ứng chua, với độ bão hoà base thấp [< 50%]. Tầng A của đất có hàm lượng mùn từ 4 đến 8%].
  • Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất.
  • Đất vàng đỏ trên đá mác ma chua.
  • Đất vàng nhạt trên đá cát
  • Đất nâu vàng trên phù sa cổ
  • Đất xám [bao gồm cả đất xám bạc màu]
  • Đất đỏ nâu trên đá vôi
  • Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm đất đỏ vàng có thể được sử dụng để trồng một số cây công nghiệp: Cao su, ca cao, cà phê, điều,... Ngoài ra cũng có thể canh tác cây lương thực: lúa, ngô, sắn mì,... có giá trị với việc trồng rừng và cây công nghiệp

Đất feralit có đặc tính là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất badơ, nhiều oxide sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa.

Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồng lúa và các cây ngắn ngày. Trong quá trình trồng trọt cần phải cải tạo đất, giảm độ chua, hạn hán, xói mòn, rửa trôi đất.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Đất và dinh dưỡng đất-Cẩm nang ngành lâm nghiệp” [PDF]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 2006. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng] Đất và dinh dưỡng đất - Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [2006], tr.54

Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp

Ý nào sau đây không phải và biểu hiện đặc điểm nhiệt đới gió mùa của địa hình Việt Nam? A. Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ, địa hình bị sạt lở.B. Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực.C. Những hang động rộng lớn, kì vĩ rất phổ biến.D. Có nhiều bậc như núi, đồi, đồng bằng, thềm lục...

Bài viết ‘Kỷ băng hà mới bắt đầu nên nói Trái đất đang nóng dần lên là lừa đảo’ của TS Ngô Quang Toàn, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ Biển [IARMST], thành viên Tổng hội Địa chất Việt Nam, với góc nhìn hoàn toàn mới về biến đổi khí hậu đã nhận được nhiều ý kiến phản biện.

Để có những góc nhìn khoa học, đa chiều hơn, VTC News tiếp tục đăng tải bài viết của TS Ngô Quang Toàn về vấn đề này.

Lát cắt trầm tích: Chứng cứ “biết nói” về biến đổi khí hậu

Cho đến nay chưa có những nghiên cứu chi tiết về sự ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết - khí hậu [trong quá khứ và hiện tại] đến việc thành tạo vỏ phong hóa ở Việt Nam.

Hiện nay, về cơ bản, Việt Nam vẫn thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mùa rõ rệt phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa.

Năng lượng tổng cộng lớn hơn 100 kcal/cm2/năm, cân bằng bức xạ quanh năm dương và đạt đến 75 kcal/cm2/năm; nhiệt độ trung bình từ 22-27 độ C, tổng lượng nhiệt lớn hơn 100 độ C cả năm. Trong điều kiện đó, xu hướng chung là phát triển các vỏ phong hóa laterit hóa với các mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, bức tranh đó không hoàn toàn thống nhất trong toàn lãnh thổ. Có những vành đai á nhiệt đới và ôn đới núi cao.

Ở vĩ tuyến 11-120 của Đà Lạt, ta vẫn gặp những rừng thông hai lá và ba lá thuần nhất, đại diện của xứ ôn đới. Các vành đai đó cũng gặp ở Đông Trường Sơn, Việt Bắc, Tây Bắc...

Ở những nơi đó, quá trình phong hóa laterit hóa bị yếu đi, xu hướng sialit hóa có biểu hiện rõ rệt hơn. Một số nơi có chỉ số khô nóng tăng cao, điển hình là vùng Phan Rang - Phan Thiết, trong vỏ phong hóa vùng này nhiều nơi có gặp các tích tụ calci dưới dạng kết vón.

Để thành tạo được vỏ phong hóa dày cần có một khoảng thời gian nhất định. Do đó, nói đến ảnh hưởng của khí hậu trong quá trình phong hóa phải đề cập đến lịch sử tiến hóa của cổ khí hậu.

Các kết quả nghiên cứu cổ khí hậu ở Việt Nam cũng rất tản mạn và hầu như chưa có kết quả định lượng.

Quá trình laterit hóa là quá trình phong hóa điển hình ở miền nhiệt đới nóng ẩm. Cơ chế đặc trưng của quá trình laterit hóa là giải phóng đưa ra khỏi vỏ phong hóa các nguyên tố kiềm [và kiềm đất] đồng thời tích tụ ngày càng nhiều nhôm và sắt. Quá trình này xảy ra cũng sẽ tạo vỏ phong hóa feralit, tích tụ hầu như tuyệt đối sắt và nhôm.

Nhiều nhà nghiên cứu quan niệm đó là sản phẩm cuối cùng của phong hóa laterit và không thể bị phong hóa tiếp tục trong điều kiện cân bằng hóa lý của môi trường tạo vỏ không bị phá vỡ. Thực tế phát triển vỏ phong hóa laterit ở Việt Nam cũng đã chứng minh điều đó.

Tuy nhiên, không phải ở bất kỳ chỗ nào quá trình phong hóa nhiệt đới ẩm cũng có đủ điều kiện để diễn ra đến giai đoạn cuối cùng mà thường dừng lại ở một giai đoạn nhất định, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của môi trường tạo vỏ, tạo ra các sản phẩm phong hóa trung gian cân bằng tự nhiên.

Với điều kiện môi trường hình thành các kiểu vỏ ferosialit, sialit... Chế độ nhiệt ẩm của các mùa trong năm cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của vỏ phong hóa laterit, đặc biệt là vỏ phong hóa laterit thấm đọng dưới dạng đỏ ong.

Đỏ ong được thành tạo trong vỏ phong hóa thông qua giai đoạn tạo sét loang lổ và cần có sự tương phản giữa hai mùa để vào mùa khô, mực nước ngầm hạ xuống, sắt và mangan trong các tầng sét bị oxy hóa tạo ra các vết đốm màu đỏ và vào mùa mưa chúng lại bị khử và trở nên di động tạo tầng sét loang lổ.

Chu trình này tiếp diễn lâu năm dẫn tới phần trên cùng của tầng sét loang lổ được tích lũy sắt, mangan với hàm lượng cao, trở nên già hóa và các kết tụ oxyt, hydroxyt sắt, mangan được gắn kết bởi vật liệu sét loang lổ, tạo đỏ ong thực thụ.

Tại sao lại phải nói sâu về phong hóa của các trầm tích, bởi đây là chứng cứ rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu.

Nhà khoa học Việt đang “nói theo phong trào”

Liên quan đến biến đổi khí hậu, các nhà khoa học nghiên cứu về thời Đệ tứ người ta thường nghiên cứu về thành phần biến đổi vật chất, màu sắc của đất và đá, kể cả sinh vật lưu trữ trong đó.

Nghiên cứu mặt cắt hoặc lớp vật chất trong một lỗ khoan, thành phần hạt thô, mảnh đá còn tươi nguyên mà ít bị phong hóa sẽ nói lên điều gì?

Đó là khi khí hậu mát, bề mặt của mặt đá, mặt hạt cát chưa bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và phong hóa nhiều thì nó mới còn tươi như vậy.

Thông thường những mẫu này thì màu sắc thường sáng, nó thể hiện môi trường trầm đọng và quá trình diễn ra rất nhanh, khí hậu lúc đó là mát.

Khi nói một thời kì khí hậu mát lạnh, các nhà khoa học quan tâm đến những vật liệu, những mảnh đá đấy bị phong hóa như thế nào. Bề mặt của những vật chất dưới lớp trầm tích nếu bị phong hóa cao thì thể hiện nhiệt độ nóng ấm và độ ẩm cao.

Khi thăm dò và phân tích các mẫu trầm tích, các thông số của nó nói lên rất nhiều về quá trình biến đổi khí hậu và quá trình đó đang diễn ra theo xu thế nào. Có thể nói, xu thế chủ đạo hiện nay của khí hậu vẫn đang là xu thế biển thoái.

Biển thoái thể hiện quá trình khí hậu mát dần. Nhưng mát dần chỉ có chu kì. Trong thời kì cách đây khoảng 4.500 năm thì biển tiến cực đại, sau đó biển lùi [cách nay khoảng 3.000 năm], sau đó dừng lại. Khí hậu khi đó giảm xuống một chút nhưng đến thời điểm cách đây khoảng 2.000 năm thì lại nóng lên một chút.

Chủ Đề