Cho vay hàng hóa có xuất hóa đơn không năm 2024

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc , quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua [bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa] và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
....

Trước đây, theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC [đã hết hiệu lực] có quy định hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần phải xuất hóa đơn.

Tuy nhiên, theo quy định mới, về nguyên tắc, người bán phải xuất hóa đơn đề giao cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần phát sinh. Mặt khác phải xuất hóa đơn bao gồm cả các trường hợp dưới đây:

- Xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

- Xuất hàng hóa theo các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Mặc dù thế, đối với trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không phải xuất hóa đơn.

Các trường hợp không phải xuất hóa đơn mới nhất hiện nay? [Hình từ Internet]

Không xuất hóa đơn khi bán hàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
....
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a] Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
....

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
....
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b] Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
....
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc không xuất hóa đơn đối với từng trường hợp sẽ bị phạt tiền tương ứng với các mức như sau:

[1] Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với tổ chức và từ 250.000 đồng đến 750.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi:

- Không lập hóa đơn tổng hợp.

- Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất

[2] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua khác.

Ngoài ra, trường hợp không xuất hóa đơn được xem là hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Hệ thống cấp mã của cơ quan thuế bị lỗi không xuất được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì xử lý như thế nào?

Theo quy định Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.

Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.

- Trường hợp chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì trong thời gian này, cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.

- Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG.

Chủ Đề