Bán xe máy cầm đồ

  • Theo những thông tin mà bạn nêu thì giấy tờ về quyền sở hữu xe vẫn mang tên của chủ chiếc xe đó mà không phải là tên của chủ hiệu cầm đồ. Để làm thủ đăng ký sang tên quyền sở hữu chiếc xe, bạn phải liên hệ với chủ xe để làm thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn tìm cách khác để đứng tên xe thì bạn có thể dựa vào quy định của pháp luật về cầm cố để tìm hiểu thêm, nhưng cũng rất khó để thực hiện việc sang tên nếu không liên hệ được với chủ cũ.

    Tình huống của bạn có liên quan đến hoạt động cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ. Hoạt động này được thực hiện theo quy định từ Điều 326 đến Điều 340 Bộ luật Dân sự và các văn bản khác liên quan. Dưới đây chúng tôi xin chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc mà bạn có thể gặp phải trong trường hợp của mình.

    Trước hết, cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự [Điều 318 Bộ luật Dân sự], là việc một bên [bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính [hợp đồng xác lập nghĩa vụ được bảo đảm].

    Như vậy, ngay từ quy định về hình thức của hợp đồng cầm cố đã đặt ra các khả năng: việc cầm cố của chủ xe tại hiệu cầm đồ có lập thành văn bản với đầy đủ các điều khoản [thông tin hai bên, đặc điểm của tài sản cầm cố, quyền nghĩa vụ của các bên...]; hoặc chỉ viết một tờ giấy nhận tài sản không có đầy đủ thông tin; hoặc không có giấy tờ gì.

    Thứ hai, trong trường hợp hình thức của hợp đồng cầm cố là hợp pháp thì vẫn còn một vướng mắc là: chủ hiệu cầm đồ [bên nhận cầm cố] không có quyền tự ý bán chiếc xe là tài sản cầm cố. Chủ hiệu cầm đồ chỉ có quyền theo quy định tại Ðiều 333 BLDS:

    - Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;

    - Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;

    - Ðược khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;

    - Ðược thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

    Như vậy, trong trường hợp bên cầm cố thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì tài sản phải được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Nếu chủ hiệu cầm đồ muốn trực tiếp bán chiếc xe cho bạn thì phải có sự thỏa thuận trước với bên cầm cố tài sản.

    Từ những vướng mắc trên, rất khó để bạn có thể làm thủ tục sang tên quyền sở hữu hữu chiếc xe nếu không có sự thỏa thuận với chủ xe. Do vậy, bạn chỉ còn cách liên hệ với chủ xe để thực hiện việc mua bán này.

  • Chuyên thu mua các loại xe máy cũ giá cao

    Mua bán nhanh gọn, uy tín, thanh toán tiền mặt tận nơi

    Báo giá trực tiếp
    qua điện thoại

    Thanh toán
    một lần

    Thủ tục
    đơn giản

    Vui vẻ, lịch sự
    ân cần

    Ngày 03/11/2022


    Mua xe máy cũ ở tiệm cầm đồ có thể rẻ và chất lượng hơn ngoài thị trường nhưng cũng tiệm ẩn những rủi ro rất cao. Nếu bạn đang định đi mua 1 chiếc xe máy cũ tại 1 tiệm cầm đồ nào đồ, liệu bạn có biết những điều này chưa?

    Hầu hết những chiếc xe máy cũ được bán ở cửa tiệm cầm đồ được bán với giá rẻ hơn giá ngoài thị trường rất nhiều. Vì vậy, có nhiều người khi có nhu cầu sẽ chọn mua xe ở các tiệm cầm đồ thay vì ra các trung tâm hay cửa hàng mua bán xe máy cũ. Tuy vậy, việc mua xe máy cũ tại các tiệm cầm đồ cũng dẫn đến nhiều nguy cơ tiệm ẩn. Vậy những nguy cơ tiềm ẩn đó là gì?

    Mua nhầm phải xe máy trộm cắp.
    Khi mua xe máy cũ tại cửa tiệm cầm đồ, bạn nên kiểm tra rõ nguồn gốc của chiếc xe máy cũ đó thông qua việc kiểm tra và đối chiếu giấy tờ xe. Vì thông thường những chiếc xe máy cũ tại các tiệm cầm đồ không có giấy tờ thường là xe trộm cắp. Nếu bạn mua phải những loại xe như vậy rất có thể, bạn sẽ vướng phải những rắc rối về pháp luật.

    Vì vậy khi đi mua xe máy cũ tại cửa tiệm cầm đồ, bạn nên yêu cầu chủ cừa hàng giao đầy đủ giấy tờ liên quen đền chiếc xe và đối chiếu thật tỉ mỉ, cẩn thận, không nên qua sót bất kỳ chi tiết nào. Nếu cần, bạn có thể yêu cầu chủ cửa hàng lập 1 bản hợp hồng mua bán, trong đó có ghi rõ những điều khoản cần thiết giữ bên mua và bán. Nếu chủ cửa hàng dùng các lý do để từ chối làm những việc trên thì bạn không cần phải đắn đo suy nghĩa gì hết mà "chia tay" ngay thôi.

    Sau đây là 1 số điều khoản trong bộ luật Hình sự Việt Nam liên quan đền việc này, bạn có thể tham khảo dưới đây:
    "Điều 122 Bộ luật Dân sự quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
    a] Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
    b] Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
    c] Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện."
    "Điều 137 Bộ luật Dân sự quy định: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

    Nếu bạn vẫn kiên quyết muốn mua những loại xe máy cũ như vậy thì khi bị phát hiện, theo như pháp luật, bạn phải trả lại tài sản cho người bị mất, bạn sẽ không được hoàn lại bất kỳ đồng náo từ người bị mất xe. Do không có hợp đồng hay giấy tờ khi giao dịch, bạn sẽ không thể chứng minh được việc mình mua hàng hợp lý từ của hàng đó và bạn cũng sẽ không được bồi thường bất kỳ khoản nào từ chủ cửa hàng.

    Xem thêm:

    => Thủ tục mua bán xe máy cũ
    => Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy
    => Kinh nghiệm mua xe máy cũ
    => Đóng chip vga laptop hcm

    Mua phải xe :máy cũ kém chất lượng, hay bị luộc.
    Khi mua xe máy cũ ở các cửa tiệm cầm đồ thì chất lượng của chiếc xe vẫn không được đảm bảo. Những rủi ro bạn mua nhầm phải xe máy cũ kém chất lượng cũng rất cao. Thường thì mua xe máy cũ tại các cửa tiệm cầm đò sẽ không có bảo hành, vì vậy,  bạn sẽ không thể bắt bẻ gì ở chủ cửa hàng nếu mua nhầm phải xe dỏm, xe kém chất lượng. Nếu bạn có ý định mua xe máy cũ ở các cửa tiệm cầm đồ thì nên nhờ ai đó biết rành về xe máy để kiểm tra giúp loại xe máy đó. Nếu không biết rành thì hãy từ bỏ ngay đi thôi, mất công tiền mất, tất mang.

    Tư vấn liên quan

    • Nên mua xe Honda Winner 150 hay Yamaha Exciter 150?
    • Những ưu và nhược điểm của xe tay ga so với xe số.
    • ​Có nên mua xe Honda Winner 150 về độ lại không?
    • Những trường hợp nên mua xe máy cũ hoặc xe mới

    Chủ Đề