Bằng đánh giá khái quát các chỉ tiêu tài chính

Đánh giá về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Tham khảo thêm các bài viết sau:

Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại DN

+ Tìm hiểu thêm phân tích báo cáo tài chính là gì

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Mục lục [Ẩn] 

Đánh giá về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = [ Tổng doanh thu / Tổng tài sản]

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

- .Hệ số sinh lời doanh thu .[ROA]

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Hệ số sinh lời vốn CSH [ROE]

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu    

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê và giá viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn 1080.

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Luanvan1080, nơi giúp bạn giải quyết khó khăn.

2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Như trong phần trước ta đã trình bày, tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử tài dụng sản cố định qua các chỉ tiêu:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

ROA = Tổng doanh thu / Tổng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một năm.

Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân

Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là có hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lương và hiệu quả đầu tư cung như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Hệ số này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố đinh có hiệu quả và ngược lại . Các chỉ số trên chỉ có ý nghĩa khi nó được đan xen bổ sung cho nhau , được tính toán phân tích ,so sánh cùng thời điểm hay giủa các thời kỳ để có những cái nhìn đúng đắn nhất về thực trạng tài chính cua doanh nghiệp .

Từ đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp có các biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn phù hợp với mục đích kinh doanh khả năng tài chính mà doanh nghiệp có thể đáp ứng để mở rộng quy mô sản xuất dua doanh nghiệp ngày càng phat triển hơn nũa. Người ta thường so sánh các chỉ số này giữa các thời kỳ khác nhau để xem xét sự biến động của các tỷ số để thấy xu hướng biến động của nó, chứ không thể chỉ xem xét trong 1 năm. Mặt khác các chỉ số này được so sánh với các chỉ số trung bình nghành để có được cái nhìn tổng quan nhất, thấy được mặt được, mặt chưa được từ đó có biện pháp để phát huy mặt tốt khắc phục. 

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Tìm hiểu về kế toán nợ phải trả và các khoản nợ phải thu: Xem tại đây

3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu:

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = VLĐ bình quân trong kỳ / Tổng doanh thu

Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều - Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

Tỉ suất sinh lời vốn lưu động  cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Tỷ suất sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận sau thuế / VLĐ bình quân trong kỳ

- Tốc độ luân chuyển của vốn lưu đông

Chỉ tiêu này cho chung ta biết việc quản lý vốn lưy đông có tôt hay không.Nó cho biết tình hình tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp tốt hay xấu từ đó cho cái nhìn về khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Vòng quay vốn lưy động

Vòng quay vốn lưy động = Doanh thu thuần / Tài sản lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

+ Thời gian một vòng luân chuyển

Thời gian một vòng luân chuyển = Thời gian một kỳ phân tích / Số vòng luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

Đây là chỉ tiêu về mặt lượng của vốn lưu động còn về mặt chất nò phản ánh trình độ sản xuất kin doanh ,công tác quản lý tìa chính của công ty Tốc độ luân chuyển vốn tăng cũng giúp tiết kiệm đươc vốn :phần vốn dư thừa có thể sử dụng vào mục đích khác ,từ đó mở rộng được quy mô sản suất kinh doanh với số vốn kin doanh thường tăng hoặc tăng ít nhất.

+ Tỷ suất thanh toán ngắn hạn

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn [phải thanh toán trong vòng một năm, hay một chu kỳ kinh doanh] của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan.

+ Tỷ suất thanh toán nhanh

Tỷ suất thanh toán nhanh = [Tiền + các khoản phải thu] / Nợ ngắn hạn

+ Tỷ suất thanh toán ngắn hạn

Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Kỳ thu tiền bình quân.

Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại số ngày qui định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian.

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày

Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Luanvan1080 chúc các bạn học tập tốt!


Báo cáo tài chính được coi là một bức tranh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do vậy, báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng cung cấp cho quản trị tài chính, phục vụ các loại quyết định quản trị tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp. Bài viết trao đổi về các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiện nay nhằm giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp [DN], phân tích báo cáo tài chính [BCTC] đóng vai trò quan trọng nhất. Phân tích BCTC cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình vốn, công nợ... cho nhà quản trị DN kịp thời đưa ra các quyết định điều hành. Do vậy, phân tích hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ DN nào muốn thắng thế trong cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, cần chú ý một số nội dung đề sau:

Cơ cấu vốn và nguồn vốn

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của DN trước hết phải xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm [năm trước] và cuối kỳ [năm nay]. Thông qua so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm, cả về số tiền, tỷ trọng, sẽ khái quát đánh giá được sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay không, sau đó kết luận chính xác hơn về cơ cấu nguồn vốn của DN, từ đó giúp nhà quản trị DN đưa ra các quyết định thích hợp, kịp thời trong quản lý nguồn vốn. Mặt khác, nhà phân tích nên có những đánh giá về cơ cấu nguồn vốn tổng quát cũng như một số thành phần vốn quan trọng của DN như:

Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu. [1]

Trong đó, chỉ tiêu [1] là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của DN.

Tỷ lệ vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn = Tổng vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn. [2]

Tỷ lệ nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn. [3]

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả = Tổng nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả. [4]

Chỉ tiêu [2], [3], [4] cho phép nhà phân tích đánh giá về nhu cầu tiền và các nguồn tài trợ trong ngắn hạn của DN. Nếu các chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ vốn ngắn hạn, đồng thời, cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của DN lớn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính của DN.

Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của DN [trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ ngày ghi nhận gần nhất trên Bảng cân đối kế toán]. Ngược lại, khả năng thanh toán dài hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trên 12 tháng của DN. Chỉ số đo lượng khả năng thanh toán phổ biến nhất là: thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh.

Chỉ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản nhanh/Tổng nợ ngắn hạn.

Sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khả năng thanh toán lãi vay và mức độ rủi ro tài chính. Trong đó, một số chỉ tiêu nhà quản trị DN cần quan tâm khi phân tích khả năng thanh toán dài hạn như sau:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay [EBIT]/Chi phí lãi vay. 

Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản.

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu. 

Hệ số thanh toán tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn = Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn

Các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số tài trợ hay hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu đều thể hiện mức độ rủi ro tài chính mà các chủ nợ phải gánh chịu. Nếu hệ số nợ và hệ số nợ phải trả vốn chủ sở hữu cao, thể hiện mức độ rủi ro tài chính lớn, vì vậy, khả năng thanh toán gốc nợ vay dài hạn sẽ kém. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp DN mất khả năng thanh toán. Trong khi đó, chỉ tiêu hệ số thanh toán của tài sản dài hạn càng cao thì các khoản nợ dài hạn càng được bảo đảm an toàn.

Khả năng sinh lời

Một DN có khả năng sinh lời khi và chỉ khi năng lực tạo lợi nhuận của DN lớn hơn mức mà nhà đầu tư có thể tự tạo ra trên thị trường vốn.

- Tỷ suất sinh lời của vốn: Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời thực sự của vốn trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới. Chỉ tiêu này mà cao mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh được bảo đảm, chỉ tiêu này thấp, độ rủi ro cao.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, DN thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị và tình hình mở rộng thị trường.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới. Nếu chỉ tiêu này cao, các nhà quản trị có thể phát hành thêm cổ phiếu, huy động thêm vốn góp đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Nếu thấp khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên các kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước dựa vào việc so sánh cả về số lượng tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước.

Sau khi tiến hành phân tích số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, cần phải tiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN, cụ thể:

Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí:

- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần =  [Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần] x 100.

- Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần, DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ DN tiết kiệm được chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = [Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần] x 100.  

- Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết, để thu được 100 đồng doanh thu thuần, thì DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý DN. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị DN càng cao và ngược lại.

Tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần = [Chi phí quản lý/Doanh thu thuần] x 100. 

Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh và cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần = [Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần] x 100.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của các hoạt động DN tiến hành và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần =  [Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần] x 100.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần = [Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần] x 100.

Rủi ro tài chính

Để biết được mức độ rủi ro tài chính của DN, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu liên quan đến phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN. Ngoài các chỉ tiêu trên thì ta còn sử dụng chỉ tiêu quan trọng khác sau đây:

Hệ số nợ trên tài sản = Tổng số nợ/Tổng số tài sản.

Chỉ tiêu này nói lên rằng, trong tổng tài sản hiện có của DN thì có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Do vậy, hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng, chứng tỏ rủi ro tài chính càng tăng và ngược lại.

Hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn. 

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cũng gần giống với ý nghĩa của chỉ tiêu trên, nhưng từ quan điểm của quản lý, nó cần được chú ý và quan tâm nhiều hơn do phạm vi của nó tạo ra.

Hệ số thu hồi nợ = [Doanh thu Thuần/Số dư bình quân các khoản phải thu] x 100.

Chỉ tiêu này nói lên rằng, nếu doanh thu bán chịu, bán chậm càng giảm số dư nợ phải thu giảm đi thì hệ số thu nợ càng tăng và rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

Thời hạn thu hồi nợ bình quân = [Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số thu hồi nợ] x 100.

Thời hạn trong kỳ báo cáo là đại lượng cố định do vậy thời hạn thu hồi nợ tùy thuộc vào hệ số thu hồi nợ. Như vậy, khi hệ số thu hồi nợ tăng, thời hạn thu hồi nợ sẽ giảm, rủi ro tài chính giảm và ngược lại.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = [Trị giá vốn hàng xuất bản/Số dư bình quân hàng tồn kho] x 100. 

Chỉ tiêu này nói lên rằng, việc rút ngắn chu kỳ sản xuất, sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó, hoặc mua nhanh, bán nhanh thì giá trị hàng tồn kho sẽ giảm hợp lý, do vậy hệ số vòng quay sẽ tăng và rủi ro tài chính sẽ giảm và ngược lại.

Thời hạn quay vòng hàng tồn kho = [Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số quay vòng hàng tồn kho] x 100.

Như vậy, khi hệ số quay vòng hàng tồn kho càng lớn và có xu hướng tăng lên, thì số ngày cần thiết cho một vòng quay càng nhỏ và có xu hướng càng giảm, khi đó rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

Hệ số thanh toán lãi vay = [Tổng lợi nhuận trước thuế/Chi phí lãi vay] x 100. 

Chỉ tiêu này nói lên rằng, sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả, lãi càng tăng thì hệ số thanh toán lãi vay càng tăng, rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại

Các chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc DN sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần.  DN càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao. Tuy nhiên, nợ cũng là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắn thuế cho DN do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn thuế.

Chỉ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản.

Chỉ số nợ - vốn cổ phần = Tổng nợ/Tổng vốn cổ phần. 

Số nhân vốn cổ phần = Tổng tài sản/Tổng vốn cổ phần. 

Các chỉ số nợ cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống mất khả năng thanh toán của DN và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của DN. Trên thực tế, giá trị kế toán của các khoản nợ có thể khác rất nhiều so với giá trị thị trường. Một số hình thức nợ không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán như nghĩa vụ trả tiền hưu trí hay thuê tài sản.

Bao phủ lãi vay = Thu nhập trước lãi vay và thuế/lãi vay. 

Chỉ số bao phủ lãi vay liên quan trực tiếp tới khả năng trả lãi vay của DN. Tuy nhiên, tính toán sẽ chính xác hơn khi cộng thêm khấu hao vào thu nhập và tính tới các khoản chi phí tài chính khác như trả gốc vay và thanh toán phí thuê tài sản.

Ngoài ra, trong chỉ tiêu phân tích BCTC, còn phải chú ý đến một số chỉ tiêu như: Cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trên thu nhập của cổ phiếu, cổ tức trên thu nhập, cổ tức trên thị giá...      

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Tài chính [2014], Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán DN;

2. GS., TS. Đặng Thị Loan [2012], Kế toán tài chính trong các DN, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

3. PGS., TS. Nguyễn Năng Phúc [2011], Giáo trình phân tích BCTC, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

4. PGS., TS. Nguyễn Văn Công [2009], Giáo trình Phân tích Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.      

ThS. Nguyễn Thị Thuận - Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải - [Theo Tạp chí tài chính]

Video liên quan

Chủ Đề