Bao nhiêu điểm đỗ đại học năm 2022

Trong số các trường có dự đoán điểm chuẩn, thì nhiều ngành hot của trường năm nay có thể giữ nguyên hoặc chỉ giảm nhẹ dù năm ngoái điểm chuẩn đã cao chót vót.

1. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐH Quốc gia Hà Nội: sẽ không nhiều biến động?

Phân tích phổ điểm theo các khối thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hoàng Anh Tuấn – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, điểm thi tốt nghiệp THPT của các môn năm nay không có quá nhiều biến động.

Những ngành nào có điểm xét tuyển bằng phổ điểm môn tiếng Anh sẽ có điểm chuẩn giảm so với năm trước. Điểm tuyệt đối ở môn Ngoại ngữ giảm hơn 4.000. Môn Sinh học còn 5 thí sinh đạt điểm 10 thay vì gần 600. Các môn Toán, Địa lý, số điểm 10 cũng giảm.

“Phổ điểm về cơ bản đẹp và thuận lợi cho các em xét tuyển ở tất cả các tổ hợp. Trong đó có những môn có sự cải thiện hơn so với năm ngoái như môn tiếng Anh hay Lịch sử. Tổ hợp khối A hay khối C, tôi nghĩ sẽ có sự ổn định. Các tổ hợp khối D có các môn ngoại ngữ về căn bản sẽ tốt” - Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nói.

2. Trường ĐH Y Hà Nội: Y khoa Y Hà Nội sẽ nằm trong khoảng từ 27,25-28,0

Sau khi phân tích phổ điểm năm nay, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội cho rằng, số điểm 10 môn Sinh giảm hơn 100 lần so với năm 2021.

Cả nước chỉ có 11 thí sinh đạt điểm trên 29 điểm, con số này chỉ chiếm 4,7% so với năm 2021.

Nếu lấy mốc 28,85 là điểm chuẩn của Y khoa – Y Hà Nội năm 2021 với tổng số thí sinh đạt được vào khoảng 500 thí sinh thì với mốc 27,5 năm nay có tổng số thí sinh đạt là 465.

Năm nay, số lượng thí sinh trúng tuyển thẳng vào Y khoa của Y Hà Nội nhiều hơn năm trước, chỉ tiêu còn lại thấp hơn nên ngưỡng 27,5 là khá phù hợp.

Do đó, theo thầy Công, nhiều khả năng điểm chuẩn của Y khoa Y Hà Nội sẽ nằm trong khoảng từ 27,25-28,0. Với Y khoa phân hiệu Thanh Hóa có thể giảm 1,0 điểm so với Y khoa tại cơ sở chính. Năm nay, điểm trúng tuyển xét kết hợp với chứng chỉ IELTS có thể thấp hơn trong khoảng 1 điểm.

Theo nhận định của đại diện phòng đào tạo Trường Đại Học Y Hà Nội, các ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt có ngưỡng điểm rất cao, trong khi số chỉ tiêu không biến động so với năm 2021. Phổ điểm khối B năm nay cho thấy, chỉ có trên 4 thí sinh đạt trên 29 điểm, 700 thí sinh đạt trên 27.5 điểm. Do đó, nhiều khả năng điểm trúng tuyển sẽ giảm một ít so với năm 2020 và 2021.

3. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Có thể thấp hơn ĐH Y Hà Nội khoảng 0,5 điểm

Cũng theo thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội cho rằng, về phía Y khoa của trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, do vấn đề học phí cao hơn nên các thí sinh miền Trung, thậm chí là Nam bộ có thể chuyển hướng ra Hà Nội nên điểm trúng tuyển của Y dược TP HCM có thể thấp hơn Y Hà Nội khoảng 0,5 điểm.

“Điểm sàn trúng tuyển của Y Hà Nội và Y dược TP Hồ Chí Minh sẽ là nhân tố neo điểm cho các trường khác, tùy thuộc mức độ uy tín, độ “hot” của trường mà điểm sàn trúng tuyển của các trường này có thể hạ theo các bước từ 0,25 đến 2,5 điểm”- thầy Công đưa ra quan điểm.

4. ĐH Kinh tế Quốc dân: tương đối ổn định như năm 2021

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo của ĐH Kinh tế Quốc dân, dự đoán điểm chuẩn các ngành của trường năm 2022 tương đối ổn định như năm 2021.

Do đó, ông Triệu dự đoán đối với các trường, ngành hot, điểm chuẩn sẽ không giảm, có tăng cũng không nhiều. Vì thế, thí sinh có thể căn cứ mức điểm chuẩn năm ngoái để tham khảo.

“Đối với ĐH Kinh tế Quốc dân, mức điểm chuẩn như năm ngoái đã quá cao rồi. Ví dụ, năm 2021, ngành có mức điểm chuẩn thấp nhất ĐH Kinh tế Quốc dân là 26,8, tức trung bình mỗi môn đã gần 9 điểm; còn ngành cao nhất lên đến 28,3, tức trung bình mỗi môn trên 9,5 điểm. Như vậy, theo dự đoán của tôi, với những ngành điểm chuẩn năm ngoái đã cao rồi, năm nay, điểm chuẩn cũng không cao hơn được nhiều”, ông Triệu nói.

5. Điểm chuẩn ĐH Giao thông vận tải có thể giảm nhẹ

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, thí sinh cần căn cứ vào kết quả thi THPT theo các tổ hợp và tham khảo điểm chuẩn của năm 2021 để lựa chọn ngành đăng ký cho phù hợp.

“Nếu như các em ở mức 23-24 điểm thì vẫn nên chọn những ngành ở mức 23-24 điểm năm trước. Còn những em có mức điểm khoảng 25-26 thì sẽ gặp khó khăn hơn với những ngành có điểm trúng tuyển khoảng 25-26 của năm ngoái vì năm nay có thể nhóm này sẽ tăng khoảng 0,5 điểm”.

Riêng với ĐH Giao thông vận tải, ông Chương dự đoán, năm nay điểm chuẩn phần lớn các ngành khả năng sẽ giảm so với năm 2021, một số ngành sẽ giảm từ 0,5 điểm trở lên.

Tuy nhiên, đây chỉ là những dự đoán theo kinh nghiệm, mang tính tham khảo và không có tính tuyệt đối.

6. ĐH Bách Khoa Hà Nội: Dự kiến tăng nhẹ?

Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

Đại diện trưởng Phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, nhìn chung phổ điểm các môn thi năm nay có phần “nhỉnh” hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo khả năng cao điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

7. ĐH Thương Mại: Một số ngành hoặc có thể giảm khoảng 0,5 điểm

PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông Đại Học Thương Mại phân tích, phổ điểm điểm thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp tập trung nhiều ở ngưỡng điểm 21-26 điểm. Điểm thi môn Ngữ văn cao hơn so với năm 2021, tuy nhiên các môn khác có xu hướng giảm nhẹ.

Năm 2022, ngoài việc bổ sung các phương thức khác như xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp điểm học bạ, điểm thi Đánh giá năng lực…, trường còn giảm chỉ tiêu cho kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 70% xuống còn 58%.

Do đó, theo thầy Thái, điểm chuẩn của trường khả năng sẽ giữ nguyên điểm chuẩn một số ngành hoặc có thể giảm khoảng 0,5 điểm.

8. Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Sẽ không biến động nhiều?

Ths Phạm Đỗ Hoài Nam, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội nhận định, điểm chuẩn năm 2022 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng đăng ký vào trường, vào ngành cũng như phổ điểm của thí sinh. Điểm chuẩn năm 2022 dự đoán sẽ không biến động nhiều so với năm ngoái.

Sẽ không vượt quá năm 2021

Phân tích phổ điểm, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán ở Hà Nội cho rằng, điểm chuẩn nói chung không vượt quá năm 2021.

Cụ thể, theo thầy Tùng, các ngành hot có điểm chuẩn tương đương 2021. Các ngành khác giảm.

“Các tổ hợp có môn Tiếng Anh, Sinh điểm chuẩn sẽ giảm từ 1 - 1.5 điểm. Các tổ hợp có môn Sử, Địa, GDCD điểm sẽ tăng từ 1 - 1.5 điểm”- thầy Tùng nhận định

Cũng theo thầy Tùng, điểm chuẩn của các trường top 1 [tầm 24 - 27 điểm] không có biến động so với 2021.

Các trường top 2 [dưới 24 điểm]: Điểm chuẩn tăng nhẹ từ 0.5 - 1 điểm.

“Năm nay, theo tôi dự đoán điểm chuẩn chủ yếu nằm trong dải 19 - 26 điểm. Khó có chuyện 29, 30 điểm vẫn trượt đại học”- thầy Tùng nói.

Dự đoán điểm chuẩn theo khối, thầy Tùng cho rằng, ở khối A00 [Toán- Lý-Hóa] sẽ tương tự năm ngoái. Khối A01 [Toán- Lý- Anh]: điểm chuẩn giảm; dải trên 24 điểm: giảm 0.5 - 1 điểm

Khối D01 [ Toán- Văn- Anh] sẽ giảm mạnh. Cụ thể: Dải trên 24 điểm: giảm 0.5 - 1 điểm; dải dưới 24 điểm: giảm 1 - 1.5 điểm

Với khối B00 [Toán – Hóa- Sinh], thầy Tùng cho rằng điểm chuẩn sẽ giảm. Dải trên 24 điểm dự đoán giảm khoảng từ 0.25 - 0.75 điểm và dải dưới 24 điểm có thể giảm 0.75 - 1.25 điểm. Đỗ Hợp

Các phổ điểm môn thi năm 2022 đều nghiêng về bên phải như năm 2020, 2021 ngoại trừ môn Anh và môn Sinh. Vậy điểm chuẩn 2022 sẽ thay đổi ra sao?

Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc.

1. Số điểm 10 giảm mạnh

Phổ điểm môn tiếng Anh năm nay có dạng phân bố ít kỳ dị hơn năm 2021 [có hai đỉnh chuông]. Số điểm 10 của các môn thi giảm mạnh, chỉ còn 5.560 [trong đó môn giáo dục công dân chiếm phân nửa] so với 24.318 điểm 10 ở năm 2021.

Gánh trên vai trách nhiệm vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa dùng làm cơ sở cho các trường ĐH xét tuyển nên dù dạng phổ điểm lệch phải nhiều nhưng mức độ phân hóa của phổ điểm tất cả các môn đều khá tốt, kể cả ở mức điểm cao, vẫn thuận lợi cho các trường khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Học sinh sẽ tốt nghiệp nếu có điểm xét tốt nghiệp không dưới 5,0 và không có môn thi nào bị điểm liệt [từ 1 điểm trở xuống]. Tổng số điểm liệt ở các môn năm 2022 giảm còn 1.094 [so với 1.280 ở năm 2021 và 1.262 ở năm 2020], trong đó môn tiếng Anh chiếm gần phân nửa số điểm liệt.

Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn sẽ không thay đổi nhiều

Với tình hình điểm trung bình lớp 12 vẫn được cho "rộng rãi" và điểm trung bình các môn thi đều cao, năm 2022 tỉ lệ tốt nghiệp của cả nước và của từng địa phương sẽ được quyết định bởi điểm liệt nhiều hay ít.

Đến thời điểm này hàng loạt địa phương đã công bố tỉ lệ tốt nghiệp 2022 đạt cao nhất trong những năm gần đây và vượt mức 99%: Phú Thọ 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%...

Như vậy tỉ lệ tốt nghiệp chung cả nước ở năm 2022 sẽ không thấp hơn năm 2020 và 2021 [trên 98%].

Năm 2022 là năm đầu tiên mà điểm trung bình tất cả các môn thi đều đạt mức trên 5,0. Điểm trung bình của năm môn thi toán, sinh, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân giảm nhẹ, trong đó môn sinh lần đầu tiên giữ vị trí đội sổ thay cho môn sử và môn ngoại ngữ.

Có bốn môn tăng điểm trung bình so với năm 2021. Trong đó môn sử có bứt phá ngoạn mục với mức tăng lên đến gần 1,4 điểm và có số lượng điểm 10 chiếm 1/3 tổng số, chỉ sau môn giáo dục công dân.

Môn ngoại ngữ [chủ yếu là môn tiếng Anh] năm thứ hai liên tiếp tiếp tục có điểm trung bình môn thi vượt hơn 5, nhưng các tỉnh miền núi, biên giới vẫn có điểm trung bình ngoại ngữ thấp nhất.

Chênh lệch điểm trung bình môn ngoại ngữ giữa địa phương có kết quả cao nhất [TP.HCM 6,4 điểm] với địa phương có kết quả thấp nhất [Hà Giang 3,79 điểm] lên đến 2,6 điểm, cho thấy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ ở bậc phổ thông còn là một thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục.

2. Điểm xét đại học sẽ ra sao?

Xét tuyển ĐH vẫn là xu hướng chính của học sinh THPT. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số xấp xỉ 1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 có đến gần 93% học sinh sẽ tham gia xét tuyển vào các trường ĐH.

Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 các trường vẫn chủ yếu xét tuyển theo tổ hợp các môn thi và dự đoán phần lớn thí sinh cũng đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp các môn của các khối thi truyền thống. Điểm trung bình các tổ hợp môn xét tuyển năm 2022 giảm trung bình 1 - 1,5 điểm so với năm 2021, ngoại trừ tổ hợp khối C [văn, sử, địa].

Hiện số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp ở năm 2022 chưa biết chính xác trong khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp giảm khá nhiều [do phần lớn các trường dành nhiều chỉ tiêu hơn cho xét tuyển từ học bạ THPT và các phương thức khác].

Do đó, dự đoán tuy mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển có thể sẽ vẫn ở mức 14 - 15 điểm như phần lớn các trường ĐH ở năm 2021, nhưng điểm chuẩn trúng tuyển sẽ không thay đổi nhiều ở tất cả các tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí có thể giảm nhẹ do số lượng thí sinh có tổng điểm thi 3 môn của tổ hợp xét tuyển từ 25 điểm trở lên giảm so với năm 2021.

3. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho hay phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy kỳ thi năm nay về cơ bản ổn định, độ khó dễ không có xáo trộn quá lớn so với năm trước, ngoại trừ môn tiếng Anh và Lịch sử.

Theo ông Đức, số liệu kết quả phân tích của một số môn thi năm nay cụ thể như sau:

Môn Toán có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 214.717/tổng 982.728, đạt 21,8% [tỷ lệ năm ngoái là 25,8%].

Ở môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 414.969/981.407, đạt 42,28% [tỷ lệ năm ngoái là 41,7%].

Môn Vật lý có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 74.045/325.525, đạt 22,74% [năm ngoái, tỷ lệ này là 18,3%].

Môn Hóa học có số bài từ 8 điểm trở lên có sự tăng nhẹ, 91.246/327.370, đạt 27,8% [năm ngoái là 24,9%].

Môn Sinh học, tỷ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 4,84% [15.599/322.200], năm ngoái là 6,52%.

Đáng chú ý là môn Lịch sử, năm 2021 chỉ có 266 điểm 10 và số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay có tới 1.779 điểm 10 và tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 119.601/659.667, đạt 18,1%.

Môn Địa lý năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 16,72%, năm ngoái là 22%.

Với môn Giáo dục Công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%, năm ngoái là 71,5%.

Môn tiếng Anh năm nay có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.

Với phổ điểm như trên, ông Đức cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển.

"Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn.

Các tổ hợp có Ngoại ngữ sẽ giảm rõ rệt. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt.

Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" - ông Đức nhận định.

4. Khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng với phổ điểm năm nay, có thể thấy với nhiều tổ hợp xét tuyển không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyến so với năm 2021.

Cũng như ông Đức, ông Sơn nhận định các tổ hợp có môn Ngoại ngữ sẽ có mức điểm chuẩn giảm rõ rệt, còn tổ hợp có môn Lịch sử điểm chuẩn sẽ tăng rất rõ rệt.

"Điểm chuẩn năm nay có thể sẽ tăng nhưng chỉ từ 0,5-1 điểm ở những trường đại học đã có thương hiệu hay những ngành nghề "hot".

Đa phần điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 19-25 điểm. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm chuẩn sẽ vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước" - ông Sơn dự đoán.

Với riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, theo ông Sơn, điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh... sẽ tăng nhẹ so với năm trước, ở mức từ 23-25 điểm. Các ngành như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học... điểm chuẩn nằm trong khoảng 16-18, tương đương năm trước".

> Đà Nẵng hủy kết quả tốt nghiệp THPT của thí sinh làm lộ đề Toán

> Thí sinh bị điểm 0 vì ngủ quên trong giờ thi: Giám thị nghiêm túc hay vô cảm?

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp

TAGS: tuyển sinh 2022 điểm chuẩn 2022 điểm chuẩn đại học 2022 Tổng hợp tin tức tuyển sinh 2022 Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề