Vì sao học văn quan trọng trog xã hhọi

LTS: Trước thực trạng hiện nay nhiều em học sinh không có hứng thú và yêu thích môn ngữ Văn, tác giả Thanh An - người thầy đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông đã chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.                                                              

Đã từ lâu, đã có một hiện thực đang tồn tại ở rất nhiều trường phổ thông hiện nay đó là một bộ phận học sinh không thích học văn, ngán học văn. 

Các em học Văn chỉ vì môn học này được sử dụng để thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học Quốc gia. Vì thế, việc cảm thụ các tác phẩm văn học trong nhà trường bị hạn chế. 

Hiện nay, nhiều học sinh có tâm lý không thích học môn ngữ Văn [Ảnh nguồn: Classbook.vn].

Nhiều tiết học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo kiểu đối phó nên những tiết học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên cưỡng. 

Vậy vì sao lại có hiện tượng này?

Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. 

Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được. 

Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.  Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách. 

Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn. 

Nếu không phải thi, môn Văn sẽ chẳng mấy học sinh muốn học

Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài . 

Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt. 

Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.     Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.  Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.  Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu… Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.  Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.   

Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn. 

Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn. 

Vừa học vừa chán môn văn

Các bậc cha mẹ cũng hướng con mình đến những môn học tự nhiên, những môn học có thể thi được nhiều ngành nghề nhằm sau khi học xong có thể dễ xin việc làm. Nhiều người quan niệm: môn Văn được là môn học viển vông, lãng mạn, lạc hậu với xu thế thời đại. Điều này dẫn tới các em không chú trọng đối với môn Văn cũng là điều dễ hiểu.    

Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn. 

Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.

Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.  Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.  Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.     Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước. 

Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...

   

Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn. 

Dạy và học môn Văn: Cô, trò đều… ngán

Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.

Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.

Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy. Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.  Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.  Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.  Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.  Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử. 

Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn . 

Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò. Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.

Thanh An

LTS: Ngữ Văn là môn học vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục tại các nhà trường.

Tuy nhiên, hiện nay số lượng các em học sinh không thích học Văn hoặc học một cách đối phó đang ngày càng gia tăng.

Nhằm chỉ ra nguyên nhân, và sự nguy hại của việc xem nhẹ tầm quan trọng của việc học môn ngữ Văn, thầy giáo Thanh An đã gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết về vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Trong các môn học về kiến thức phổ thông ở nhà trường hiện nay không có môn học nào lại theo chúng ta đi hết cả cuộc đời như môn ngữ Văn. 

Vì thế, người xưa thường nói: “Văn là người”. Người học Văn mà thẩm thấu được những giá trị của văn chương sẽ có nhiều cảm xúc trước vạn vật. 

Từ đó, chúng ta biết yêu thương và trân trọng cái đẹp, biết ghét rồi từ bỏ cái xấu, biết cảm thông chia sẻ với mọi người, với xã hội để rồi có thể biết dừng lại trước cái ác mà hướng tới cái tốt, làm những điều tốt đẹp cho đời, cho xã hội.

Những năm gần đây, chúng ta phải chứng kiến nhiều chuyện đau lòng từ sự vô cảm của học trò và kể cả những người lớn tuổi. Cái ác lên ngôi, cái tốt bị ngờ vực. 

Hiện nay, môn ngữ Văn đang mất dần vị thế quan trọng của mình [Ảnh minh họa: giaoduc.edu.vn].

Chưa bao giờ chúng ta hết đau đớn khi những người lớn chen lấn nhau để xem những phụ nữ đánh nhau, lột đồ của nhau vì ghen tuông, hay những em học sinh đứng vỗ tay, cổ vũ, reo hò cho bạn bè đánh nhau một cách thích thú. 

Rồi, biết bao những vụ án đau lòng, biết bao những cán bộ, công chức tha hóa, tham lam và hoang phí. Tất cả vì đâu, nếu không phải là tình yêu, trách nhiệm, đạo đức của một bộ phận con người hiện đại đang mai một dần?

Tại sao, trong những năm kháng chiến đã có hàng triệu thanh niên xung phong ra mặt trận dù họ biết rằng mình đang đi vào cõi chết?.

Những câu thơ của Tố Hữu hay của nhiều văn nghệ sĩ lúc bấy giờ đã có sức lay động, thôi thúc những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi đang tràn đầy nhựa sống sẵn sàng đến với bom đạn ở những chiến trường ác liệt nhất.

Khi đó, đời sống văn chương khá phong phú, người yêu văn chương rất nhiều. Mỗi đầu sách xuất bản hàng mấy chục nghìn bản, những quyển sách được truyền tay nhau đọc đến nhàu nát mà vẫn thích thú, say mê.

Giờ đây, chỉ có một số nhà văn, nhà thơ lớn mới dám xuất bản đầu sách của mình đến con số hàng nghìn. Còn lại, đa số các đầu sách xuất bản vài trăm cuốn và chủ yếu là để tặng nhau làm…kỉ niệm.

Học văn là học chơi với chữ

Song, có nhiều người nhận sách biếu xong gần như không đọc, nhiều khi ta còn thấy những quyển sách còn mới nguyên mùi sách và chữ kí của tác giả kí tặng nhưng lại nằm ở các vựa phế liệu.

Còn nhớ những năm trước đây, chương trình đọc truyện đêm khuya đã lôi cuốn nhiều người thức để chờ nghe, hay chương trình tiếng thơ lúc 10 giờ đêm là sự háo hức chờ đợi của bao người. 

Nhiều trường từ cấp 3 trở lên thường mời các nhà văn, nhà thơ đến nói chuyện văn chương. Người nghe như nuốt từng lời của các diễn giả. 

Những bài văn của học sinh lúc bấy giờ cũng được viết bằng những cảm xúc thật, chứ không phải là những bài văn gượng gạo, chắp vá từ cách sao chép văn mẫu giống bây giờ.

Đời sống văn chương bây giờ thật ngậm ngùi, đâu còn mấy người yêu văn chương nữa. 

Mỗi tỉnh có một tạp chí văn học in vài trăm bản tặng hội viên và tuyệt nhiên gần như không thể bán được ngoài thị trường. Kinh phí phải lấy từ ngân sách địa phương để duy trì sự hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật.

Trong nhà trường thì môn Văn không được chú trọng. Sách giáo khoa cùng với các hướng dẫn giảng dạy, ra đề kiểm tra thì cứng nhắc, máy móc. Môn Văn phải cõng trên lưng rất nhiều thứ “tích hợp” vô hồn.

Nhiều giáo viên dạy Văn mà không một chút mảy may đam mê, trong những giờ đứng lớp không có sự bay bổng, lãng mạn như bản chất của môn học. Những tiết dạy Văn nhàn nhạt, đều đều đến… buồn ngủ.

Học trò cứ đến giờ Văn là sợ, sợ phải chép bài nhiều, sợ phải trả bài, sợ phải kiểm tra vì có quá nhiều cột điểm. Vì thế, cứ đến giờ kiểm tra là học sinh lên mạng tìm văn mẫu để chuẩn bị trước. 

Nhiều phụ huynh thì mải lo định hướng cho tương lai của con em mình bằng những ngành nghề gắn liền với các môn học tự nhiên.

Trong các trường phổ thông, nhiều em học sinh có năng khiếu văn chương thì không thi vào văn chương, không vào đội tuyển học sinh giỏi môn Văn. 

Bởi, theo cách lí giải của các em, của thời hiện đại là học Văn cho vui thôi chứ theo đuổi với môn học này thì sau này ra trường khó xin việc và công việc cũng không đem lại một cuộc sống đầy đủ. 

Sự thật là học trò học Văn chỉ để thi, không vì một mục đích nào khác

Vì thế, trong trường có em nào ôn thi học sinh giỏi môn Văn cũng chịu nhiều áp lực.

Có những giáo viên khi biết tôi đang ôn học sinh giỏi cho một vài em thì nói với tôi rằng: “Con bé A học được nhiều môn mà đi ôn Văn thì thật phí”. Nghĩ mà thật buồn…

Môn Văn đã từ từ chết yểu một cách không thể nào cứu vãn trong ngày một, ngày hai. Một sự thất bại khi nhiều người Việt không rành tiếng Việt và hiểu cặn kẽ được cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ.

Sự lơ là hoặc coi thường môn Ngữ văn đã được báo động từ nhiều năm nay nhưng vẫn không cải thiện được nhiều. 

Môn Văn đã mất dần vị thế trong đời sống con người hiện đại. Những giá trị cốt lõi nhất của con người, của xã hội bỗng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Phải chăng đó là sự khởi nguồn cho những cái xấu, cái ác lên ngôi?

Ngày trước, đất nước còn khó khăn, thậm chí là phải đương đầu với các thế lực xâm lược bên ngoài mà lòng người yên ổn. Đạo đức con người, xã hội luôn được phát huy những giá trị của đạo đức truyền thống.

Bây giờ, đất nước hòa bình, vậy mà nhiều người không biết quí trọng những máu xương mà cha anh mình đã đổ xuống.

Nhiều quan chức thì tham lam, tha hóa chỉ biết lợi ích của riêng mình, của người thân mình. Nhiều người thì sẵn sàng chà đạp lên nhau để sống. Nhiều người bán rẻ nhân cách của mình để chạy theo đồng tiền.

Môn Ngữ văn đang đứng ở đâu trong đời sống hiện đại thì ắt mọi người đã biết, đã rõ. Muốn xã hội tốt phải bắt đầu từ những con người tốt, như cố nhà giáo Văn Như Cương đã từng nói:

“Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế”.

Vậy nhưng, môn Văn đang mất dần vị thế của mình, đang bị học trò và mọi người quay lưng, ngoảnh mặt - một nỗi buồn đang hiện hữu ở thời hiện đại!

Thanh An

Video liên quan

Chủ Đề