Bé học lớp 1 không tập trung

Phải làm gì khi trẻ vào lớp 1 không tập trung? Dưới đây Mighty Math sẽ chia sẻ cho bố mẹ các giải pháp rèn luyện sự tập trung cho trẻ hiệu quả nhất

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con chuẩn bị vào lớp 1 vì sợ con chưa thích nghi được với môi trường mới, sẽ dễ ăn vạ và làm nũng để trốn tránh việc học. Đặc biệt là con vào lớp 1 không tập trung, hay lơ đễnh chú ý nhiều việc khác khiến cha mẹ phải bực mình, thầy cô phải quát mắng. Vậy đâu là giải pháp cho bố mẹ khi trẻ vào lớp 1 không tập trung. Cùng với Mighty Math chia sẻ cho bố mẹ các giải pháp rèn luyện sự tập trung hiệu quả cho trẻ khi vào lớp 1.

1. Tại sao trẻ mất tập trung khi vào lớp 1

Bước vào lớp 1 với sự thay đổi đột ngột môi trường học tập, bạn bè, thầy cô sẽ khiến trẻ bị bỡ ngỡ, khó thích nghi ngay được với mọi thứ xung quanh. Chính vì thế mà trẻ dễ bị lơ đãng, không tập trung vào học hành dẫn tới chểnh mảng.

Ở lớp mầm non trẻ được tự do vui đùa, chạy nhảy,.. thì lên lớp 1 trẻ sẽ phải ngồi học tập trung một chỗ trong một thời gian dài từ 30-45 phút. Chính điều này dẫn đến năng lượng trong trẻ không được tiêu hóa, trẻ cảm thấy khó chịu và không tập trung được. Thường thì trẻ sẽ phải mất 1 thời gian dài để có thể làm quen và thích ứng được với môi trường học tập mới.

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp, trẻ phải mất một thời gian dài có thể cả năm , thậm chí lâu hơn mà vẫn không hề cải thiện được tình trạng trên

Vì vậy con vào lớp 1 không tập trung khi học, không hiểu bài, áp lực căng thẳng dễ dẫn tới mắc chứng rối loạn giấc ngủ, tăng động giảm chú ý,.. gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập của trẻ.

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào lớp 1 bị mất tập trung

Để giúp con rèn luyện được sự tập trung khi vào lớp 1, các bậc cha mẹ nên làm những điều sau:

  • Khuyến khích con chơi các trò chơi giải trí như giải câu đố, ghép tranh, rubic ,.. nhằm giúp tăng sự tập trung, nâng cao khả năng suy luận, tư duy cho trẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
  • Tạo lập kế hoạch công việc hàng ngà thật chi tiết cho con để con rèn luyện kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian và nâng cao sự tập trung trong khi học.
  • Chia các công việc, bài tập thành nhiều bước nhỏ để giúp trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Từ đó tạo sự hứng thú cho các nhiệm vụ tiếp theo
  • Giới hạn thời gian hoàn thành mọi nhiệm vụ cho trẻ để con biết cân đối thời gian và tập trung hiệu quả và giải quyết vấn đề
  • Khen ngợi con khi con làm được việc tốt và phạt con khi con làm sai, làm điều không đúng để giúp con có động lực cố gắng hoàn thành mọi việc tốt hơn
  • Tạo ra nhiều cơ hội học tập, vui chơi thực tế giúp con trải nghiệm những điều bổ ích tăng sự thú vị trong học tập.
  • Khuyến khích con đọc sách thường xuyên để thu thập thông tin
  • Tạo cho con chế độ ăn uống lành mạnh, vui chơi học tập hợp lý để cân bằng cuộc sống.

3. 4 bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ

Dưới đây Mighty Math sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh 5 bài tập rèn luyện sự tập trung cho trẻ hiệu quả và tốt nhất hiện nay được nhiều người lựa chọn nhất.

1. Lắng nghe báo thức đồng hồ

Cha mẹ hãy chuẩn bị một chiếc đồng hồ báo thức, im lặng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ và đếm trong đầu. Mỗi ngày rèn luyện con đến từ 10 lần, các ngày sau tăng lên 20 lần, 30 lần,..

Đến liên tiếp theo chu kỳ 5-6 lần liên tiếp để giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung của mình. Sau 1 thời gian bạn sẽ thấy có hiệu quả nhất định con sẽ tập trung hơn trong học tập, vui chơi,...

2. Tưởng tượng và vẽ hình ảnh

Cha mẹ có thể hướng dẫn con nhắm mắt lại và tưởng tượng về hình ảnh, ở đây có thể lấy về hình tam giác. Sau đó trẻ sẽ vẽ lại hình tam giác đó trên giấy thật chậm rãi và chính xác. Tiếp tục làm đi làm lại liên tiếp vài lần bạn sẽ thấy các hình ảnh trẻ vẽ cải thiện dần và chính xác hơn.

3. Nhớ chi tiết hình ảnh trong bức tranh

Cũng là một cách giúp bé vào lớp 1 không tập trung cải thiện tình trạng tập trung vào trong học tập hiệu quả nhất. Bạn hãy lấy một bức tranh với nhiều chi tiết nhỏ, sau đó để trẻ quan sát thật kỹ bức tranh đó trong vòng 30s.

Sau 30s trẻ sẽ nói lại các hình ảnh, chi tiết ở bức tranh đó gồm những gì. Sau đó hãy mở mắt ra nhìn lại bức tranh và nhắm mắt nhớ lại một lần nữa.

Phương pháp này không chỉ giúp con cải thiện sự tập trung mà còn giúp cải thiện trí nhớ nhanh chóng.

4. Làm toán tư duy tư duy

Toán tư duy sẽ giúp trẻ dễ dàng tập trung khi học và đem lại hiệu quả nhất định cho con.

Với đa dạng các bài tập khác nhau như nhớ dãy số, tìm số ,.. trẻ có thể áp dụng chúng để tìm được các con số chính xác nhất. Không những giúp trẻ tập trung hơn mà còn sự tư duy, nhanh nhẹn cho trẻ.

Xem thêm: 101 bài toán tư duy lp 1

Hy vọng với chia sẻ của Mighty Math về lý do vì sao trẻ vào lớp 1 không tập trung cũng như giải pháp hiệu quả các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con em mình ngay tại nhà để tăng cường sự tập trung, tính tư duy, sáng tạo giúp con phát triển tốt nhất, toàn diện nhất.

LÀM MẸChọn trường tiểu học

Con học lớp 1, cho con đi rèn chữ, mình xin cô cho con học 1 buổi ngày thứ 7 thôi, thì cô bảo "cháu nhà chị yếu kém lắm, cháu thiếu tập trung, cháu lo ra nhiều lắm, cháu viết một chữ thì cháu loay hoay, cháu còn con nít lắm......nên cháu phải học 2 buổi mới tiến bộ, nếu chị xin 1 buổi thì em gửi cháu lại, vì chỉ 1 buổi mà với tình hình cháu nhà chị như vậy thì ko hiệu quả....."Nghe xong mà thấy rầu, làm thế nào để cháu tập trung hơn đây ạ ? Có nên cho con tiếp tục rèn chữ ko ạ ?

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ vào lớp 1 không tập trung có phải vì chưa quen môi trường mới, còn hiếu động? Có đến 10 lý do có thể khiến con bạn không thể tập trung học tập ở trường!

Dấu hiệu của việc trẻ không tập trung học ở trường 

Đôi khi lơ đãng, hay có lúc thích nói chuyện hơn thích học chưa chắc đã cho thấy con bạn kém tập trung. Các dấu hiệu phổ biến của sự kém tập trung như sau:

  • Con học không tốt
  • Con không thích đi học
  • Có thể con thường xuyên có hành vi gây rối trong lớp

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp, bước đầu tiên là xác định lý do khiến con bạn gặp khó khăn trong việc tập trung ở trường.

10 lý do trẻ vào lớp 1 không tập trung

Thiếu thực hành 

Trẻ mới vào lớp 1 có thể không tập trung vì vừa bước vào một môi trường mới. Điều này cũng có thể xảy ra với những trẻ lớn hơn sau một thời gian nghỉ học. Ví dụ như trẻ sau khi nghỉ hè hoặc sau đợt nghỉ tránh dịch Covid-19 này.

Không hiểu bài học là lý do trẻ vào lớp 1 không tập trung

Biểu hiện của trẻ có thể giống không tập trung, nhưng thật ra trẻ lại không hiểu bài học. Khi đó, trẻ có thể ngừng chú ý hoặc phải suy nghĩ lại về bài học. Do đó trẻ bị tụt lại phía sau so với mạch bài giảng của cô.

Không đủ thách thức 

Đối với một số trẻ, những gì được dạy trong lớp không đủ thách thức. Khi đó trẻ có thể mất hứng thú với việc học và ngừng chú ý hoàn toàn.

Trẻ không tập trung vì phân tâm bởi các kích thích bên ngoài 

Lớp học có thể là một nơi với rất nhiều tác nhân phiền nhiễu, nhất là với trẻ lớp 1. Từ những người bạn cùng lớp luôn hiếu động, rất nhiều tập vở và giấy bút. Một số trẻ sẽ khó thích nghi với những phiền nhiễu này. Do đó trẻ khó chú ý, tập trung vào bài vở và giáo viên.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thiếu động lực cho trẻ

Trong một số trường hợp, vấn đề tập trung của con bạn thực sự có thể là một vấn đề động lực. Sự thiếu động lực này có thể dẫn đến một số vấn đề trong lớp học, bao gồm cả việc không quan tâm đến bài học

Cách học không phù hợp 

Mỗi học sinh sẽ có cách học khác nhau. Một số bé học bằng cách quan sát. Có bé thì thích lắng nghe và phân tích. Có bé lại phải trực tiếp làm. Nếu giáo viên quá tập trung vào một phương pháp dạy không phù hợp với con bạn, bé có thể sẽ không tập trung tốt.

Trẻ lớp 1 không tập trung vì không ngủ đủ giấc hoặc không đủ dinh dưỡng 

Nếu con bạn không ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi đêm, trẻ sẽ không có năng lượng cần thiết để tập trung trong lớp. Bỏ bữa sáng là một nguyên nhân lớn khác của việc thiếu tập trung trong lớp. Nếu con bạn đến lớp với cái bụng đói, bé sẽ dễ bị phân tâm hơn. Và cũng đừng để con bị đói sau nửa buổi học. Bé sẽ mất hết sự tập trung ở nửa buổi cuối.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Môi trường học lộn xộn

Sách vở, giấy bút hay bàn ghế lộn xộn đều có thể khiến con mất tập trung. Đến lớp với một chiếc cặp sách không được sắp xếp, hay một cuốn vở ghi chằng chịt, bé sẽ tập trung tìm kiếm bút, thước, cục tẩy và sách vở thay vì chú ý đến những thứ đang được dạy. Trang trí lớp học quá nhiều cũng có thể khiến trẻ mất trung.

Lo lắng khiến trẻ không tập trung

Lo lắng về trường học hoặc điểm số có thể là một vấn đề sâu xa khiến bé mất tập trung trong lớp. Vì thế đừng tạo áp lực điểm số, thành tích hay kết quả kiểm tra cho bé.

Vấn đề về học tập

Nếu bé không mất tập trung vì những lý do trên, có lẽ bạn cần xem xét đến những vấn đề sức khỏe tinh thần của bé. Trong một số trường hợp, bé có thể bị Giảm chú ý, Rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc Chứng khó đọc. Cũng có thể bé bị Rối loạn trung khu thính giác xử lý và hiểu lời nói.

Giảm chú ý là một loại của bệnh Rối loạn tăng động giảm chú ý. Điểm khác biệt là bé không có những triệu chứng tăng động trong lớp. Ví dụ như bé hay đi lại, thích di chuyển, thường xyên bồn chồn. Bé gặp rối loạn này sẽ mơ mộng và không tập trung khi nói chuyện.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi đã xác định chắc chắn lý do trẻ vào lớp 1 không tập trung, bạn có thể tìm cách giúp trẻ hiệu quả. Quan trọng nhất, hãy hiểu rằng trẻ không tập trung là điều bình thường và không quá đáng lo. Bố mẹ hãy kiên nhẫn giúp trẻ thay vì la mắng hay tạo áp lực thêm cho trẻ.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề