Bệnh viêm giác mạc chữa bao lâu thì khỏi

Mắc bệnh viêm kết mạc bao lâu thì khỏi hẳn?

Thứ Bảy ngày 26/03/2022

  • Bật mí 3 cách phòng tránh viêm kết mạc dị ứng
  • Nguyên nhân hình thành viêm kết mạc nhầy mủ
  • Bị viêm kết mạc có kiêng quan hệ không?

Viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp hiện nay. Bệnh tuy lành tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thị lực. Vậy viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh.

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ, đây là tình trạng màng trong suốt của nhãn cầu bị viêm. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bệnh viêm kết mạc nếu không được phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí thành dịch.

Tổng quan về viêm kết mạc

Kết mạc là một màng trong suốt có nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu. Những người khoẻ mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, nước mắt, ho, hắt hơi hay gián tiếp thông qua các đồ vật của người bị viêm kết mạc dễ bị lây nhiễm.

Nguyên nhân bị viêm kết mạc

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng kết mạc đều do virus gây ra, trong đó 2 loại virus phổ biến nhất là Adenovirus và Herpesvirus. Nếu do vi khuẩn thì một số vi khuẩn Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus,… là nguyên nhân gây nhiễm trùng kết mạc. Cuối cùng do dị ứngkhi gặp phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,...

Ngoài ra một số nguyên nhân gây đau mắt đỏ là mắt tiếp xúc với hóa chất, hóa chất trong nước sinh hoạt, hồ bơi,… có thể kích thích gây viêm kết mạc, tổn thương giác mạc. Nấm giác mạc có thể gây viêm, loét kết mạc. Ngoài ra ký sinh trùng như chấy, rận,… cũng có thể gây viêm kết mạc. Đeo kính áp tròng quá lâu hoặc vệ sinh không đúng cách cũng có thể gây viêm kết mạc.

Cấu tạo của mắt

Triệu chứng nhận biết

Các triệu chứng của bệnh có những điểm khác nhau tùy theo nguyên nhânnhưng đều có điểm chung là đỏ mắt, sưng mí, đau rát, ngứa mắt, thường xuyên có cảm giác cộm và sưng, chảy nước mắt nhiều, thị lực có thể giảmkhi mang bệnh. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà có những triệu chứng cụ thể khác như:

Do virus: Tiết dịch trắng từ mắt, có thể xuất hiện giả kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc, có triệu chứng sốt nhẹ có thể kèm theo viêm mũi, sưng hạch ở trước tai.

Do vi khuẩn: Dịch mắt có màu vàng đặc dính vào 2 mi mắt, nhất là khi ngủ dậy khó có thể mở mắt.

Dị ứng: Càng thấy ngứa mắt nhiều khi ở gần môi trường có yếu tố gây dị ứng, thường xuyên hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Không giống như viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn, các triệu chứng dị ứng của viêm kết mạc xảy ra ở cả hai mắt và bệnh không lây lan.

Biến chứng của bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc là bệnh khá lành tính, nhanh chóng hồi phục và không để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách có thể khiến bệnh không khỏi mà còn xảy ra biến chứng, có nguy cơ tái phát. Nếu xuất hiện biến chứng thì thường là viêm giác mạc chấm nông và giảm thị lực.

Viêm giác mạc chấm nông: Đây là những tổn thương giác mạc thường gặp do các bệnh lý của giác mạc gây ra. Trên giác mạc xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng hoặc xám, mắt đỏ, đau và chảy nước mắt.

Giảm thị lực: Đây là biến chứng nặng của viêm kết mạc, giảm thị lực do sự xuất hiện của giả mạc. Giả mạc là một màng viêm dính vào bề mặt bên trong của mí mắt, có màu trắng đục và làm cho mắt nhìn mờ. Giả mạc có thể gây loét giác mạc và giảm thị lực không hồi phục.

Chảy nước mắt là một trong những dấu hiệu bệnh viêm kết mạc

Mắc viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Những khó chịu của bệnh viêm kết mạc khiến người bệnh không ngừng thắc mắc nếu bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi. Viêm kết mạc là bệnh có thể điều trị đơn giản. Thời gian ủ bệnh cho đến khi bệnh khởi phát và xuất hiện các triệu chứng khoảng 3 ngày.

Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày, nếu phát hiện được sớm và điều trị đúng cách thì thời gian lành bệnh được rút ngắn. Nếu bệnh kéo dài 3 - 4 tuần thì trở thành viêm kết mạc mãn tính.

Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Cách điều trị

Dùng khăn giấy hoặc vải ẩm để lau mắt hoặc phần dịch chảy ra ở khóe mắt. Khăn lau chỉ nên dùng một lần và vứt vào thùng rác riêng tránh lây nhiễm cho người khác. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi nhỏ mắt hoặc vệ sinh mắt.

Đeo kính khi ra ngoài tránh khói bụi, không khí ô nhiễm,... Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị cụ thể. Trẻ bị bệnh không nên đến trường để tránh lây bệnh cho các bạn trong lớp. Bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E.

Cách phòng ngừa

Người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Không dùng chung thuốc với người khác. Trong trường hợp bị viêm một mắt, không lấy thuốc nhỏ mắt của mắt bị nhiễm trùng nhỏ cho mắt lành tránh vi khuẩn hoặc virus truyền từ mắt này sang mắt kia.

Không nên làm việc lâu với máy tính, điện thoại, sách báo, mất cũng cần thời gian thư giãn và nghỉ ngơi.

Trong mọi trường hợp, không sử dụng các biện pháp dân gian, điều này vô tình làm tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Hạn chế ăn đồ cay nóng.

Dùng thuốc nhỏ mắt rửa mắt hàng ngày làm giảm triệu chứng và bảo vệ mắt

Viêm kết mạc mắt là một bệnh khá phổ biến. Hậu quả của nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần biết cách chữa trị. Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Với những thông tin được chia sẻ, hy vọng có thể giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục bệnh và điều trị hiệu quả.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • viêm kết mạc
  • bệnh về mắt

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 12/07/2021
Mắt

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Viêm kết mạc mắt là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút hoặc các yếu tố dị ứng. Ngoài ra, sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt kém, dùng chung khăn với người khác, nguồn nước bị ô nhiễm,… tất cả những yếu tố này đều là điều kiện thuận lợi để chúng phát triển và gây bệnh.

Ở bệnh nhân bị viêm kết mạc mắt thường có những triệu chứng như:

– Đỏ, sưng bên trong mí mắt hoặc lòng trắng của mắt.

– Chảy nước mắt thường xuyên.

– Thỉnh thoảng xuất hiện ghèn, dịch đặc, màu trắng, xanh hoặc vàng.

– Mắt có cảm giác nóng lên và hơi ngứa.

– Mắt nhìn không rõ, mờ, có cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Tuy bệnh có khả năng lây lan nhưng chúng thuộc dạng lành tính. Do đó, nó có khả năng tự khỏi trong vòng 7 – 14 ngày mà không cần sử dụng đến các phương pháp điều trị đặc hiệu. Những trường hợp này chỉ đối với viêm kết mạc do virus gây nên.

Còn đối với bệnh do vi khuẩn gây nên, thời gian khỏi bệnh sẽ tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh, thời điểm mắc bệnh và hiệu quả của các loại kháng sinh được sử dụng. Thuốc kháng sinh được bác sĩ kê sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian lành bệnh, tránh lây lan mầm bệnh cho người khác là chính.

Đối với những trường hợp do dị ứng gây ra, hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng và sử dụng thêm một số thuốc chống dị ứng cũng như thuốc nhỏ mắt phù hợp. Có như vậy thì thời gian lành bệnh mới ngắn lại, hạn chế tái phát nhiều lần.

Tuy nhiên, để tránh để lại những biến chứng đáng tiếc sau này, các bạn nên đến thăm khám ở những phòng khám chuyên khoa có uy tín để được điều trị một cách nhanh nhất.

Viêm giác mạc có những triệu chứng cơ bản như mắt bị đỏ, đau, cộm xốn, giảm thị lực… Vì thế, khi giác mạc bị viêm chắc chắn thị lực sẽ bị ảnh hưởng nếu không được điều trị và chăm sóc mắt kịp thời.

Viêm giác mạc là bệnh gì?

Giác mạc là một mảnh mô mỏng trong suốt có hình vòm nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt.

Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus nấm xâm nhập, hoặc ký sinh trùng.

Khi giác mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng. Viêm giác mạc nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể có nguy cơ gây mù lòa cao, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thểglocom.

Xem thêm: Viêm loét giác mạc nguyên nhân và cách chữa trị

Mức độ phổ biến của viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng bệnh về mắt phổ biến, thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới [65–71% bệnh nhân là nam giới]. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin. Mặc dù tình trạng này có thể điều trị được, viêm giác mạc là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù giác mạc.

Nguyên nhân viêm giác mạc

Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm giác mạc là nhiễm trùng mắt và chấn thương mắt.

Nhiễm trùng mắt: có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Do sự xâm nhập này, cơ thể phát hiện và phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể, tế bào miễn dịch tấn công các mầm bệnh và gây viêm. Người bệnh thường bị viêm giác mạc sau chấn thương mắt như va đập mắt hoặc bị bụi mắt hoặc ngã…

Viêm giác mạc do virus là dạng bệnh phổ biến nhất và các loại virus nằm trong danh sách này bao gồm: Adenovirus, Herpes simplex type 1, Varicella zoster. Viêm giác mạc do vi khuẩn chiếm tỷ lệ ít hơn và nguyên nhân do kí sinh trùng hoặc nấm là rất hiếm gặp.

Chấn thương mắt: do đeo kính áp tròng, phẫu thuật giác mạc hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác gây tổn thương giác mạc đều có thể dẫn đến viêm giác mạc. Nếu bạn đang dùng kính áp tròng mà có biểu hiện bệnh về mắt, ngưng đeo ngay và đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được kiểm tra.

Nguyên nhân khác gây viêm giác mạc không do nhiễm trùng là hậu quả của một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren gây ra. Khi đó các kháng thể và tế bào miễn dịch trong cơ thể tự tấn công giác mạc, gây viêm giác mạc.

Xem thêm: Viêm giác mạc chấm nông cách điều trị

Triệu chứng bệnh viêm giác mạc

Viêm giác mạc thường bắt đầu ở lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào bên trong mắt. Nếu không nhận ra các triệu chứng của bệnh viêm giác mạc để được điều trị kịp thời thì viêm có thể lan sâu vào trong mắt, gây giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.

Khi giác mạc bị viêm, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau [ánh sáng, va chạm].

– Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành mi mắt, nước mắt sẽ chảy ràn rụa.

– Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.

– Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh

– Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.

– Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.

Bệnh viêm giác mạc mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt khi mắt bị thương hoặc nhiễm virus. Nếu là các nguyên nhân khác, viêm thường xuất hiện ở cả hai mắt.

Điều trị và phòng ngừa viêm giác mạc

Điều trị viêm giác mạc tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu chỉ xước giác mạc nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc mỡ kháng sinh tra mắt. Nếu viêm giác mạc do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh và căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp.

Nếu do khô mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt. Tuyệt đối không được tra thuốc có Corticoid nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bởi vậy, khi bị viêm giác mạc, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, thị lực giảm 8/10 cần chuyển người bệnh lên tuyến có chuyên khoa mắt để điều trị. Khi được phát hiện sớm, đa số trường hợp viêm giác mạc do nhiễm trùng đều được chữa khỏi và không ảnh hưởng tới thị lực.

Bảo vệ sức khỏe của mắt rất quan trọng, bởi vậy để phòng viêm giác mạc, mọi người cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có nhiều vitamin A, B2, C; hạn chế đồ ăn nhiều đường, muối, các loại dầu mỡ động vật; tránh sử dụng những đồ uống không có lợi cho sức khỏe như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dùng nước muối NaCl 0,9% để vệ sinh mắt hằng ngày hoặc khi có bụi hay vật lạ bay vào mắt. Nếu đeo kính áp tròng, sử dụng hợp lý, làm sạch và khử trùng. Không đeo kính áp tròng khi đi bơi, khi ngủ.

Khi làm việc trong điều kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt cần đeo kính bảo hộ. Cần điều trị ngay khi bị mắc các bệnh về mắt như lông quặm, viêm mủ túi lệ…

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths. Bs Nguyễn Thị Thu Thủy

Video liên quan

Chủ Đề