Các de tài nghiên cứu khoa học về báo chí

Edu.vov.vn – Trong suốt quá trình học tập và kể cả khi đã hành nghề báo, chúng ta nhiều lúc không khỏi băn khoăn, trăn trở để tìm được một đề tài cho tác phẩm của mình. Có thể khẳng định, việc tìm ra một đề tài hay là yếu tố rất quan trọng làm nên sự thành công của bài báo.

      Đề tài trong lĩnh vực báo chí là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào các tác phẩm báo chí. Đề tài có thể được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Với nghĩa rộng, đề tài tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống như đề tài quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế, thể thao… Với nghĩa hẹp, có thể hiểu đề tài là sự kiện, vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản ánh vào tác phẩm.

      Đối với xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ không ngừng biến động, cái cũ cái mới giao thoa, hàng loạt vấn đề nảy sinh… chúng ta có thể dễ dàng tìm được đề tài cho tác phẩm của mình ở mọi nơi, mọi lúc, trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống.

      Đề tài nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, nó có thể diễn ra ngay trước mắt chúng ta nhưng cũng có thể ẩn sâu, giấu kín mà chỉ những con mắt tinh tế mới nhận ra được. Điều quan trọng nhất là bản lĩnh của người viết có thể dấn thân để tìm hiểu, khai thác đề tài đó hay không.

Tìm đề tài từ những việc tưởng như quá bình thường, ít ai để ý.
[Ảnh:Tạp chí Người làm báo]

     Như đề tài về giao thông, môi trường, bạo lực học đường, sống thử… nhiều người coi nó là đề tài muôn thuở và dễ sa vào lối mòn khi có quá nhiều người đề cập. Nhưng quan trọng là tìm kiếm trong đề tài cũ những góc độ tiếp cận mới và viết về nó bằng một cái nhìn mới. Mọi sự kiện xảy ra đều không có sự lặp lại và người viết giỏi là người biết khai thác làm nổi bật cái khác biệt dưới ngòi bút của mình.

       Hơi thở mới của đề tài nằm ở cách mà chúng ta tiếp cận, quan sát. Tất cả những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của ta, từ những thứ nhỏ nhất tưởng như vụn vặt hay sự kiện mang tầm vóc lớn đều có thể trở thành đề tài cho tác phẩm báo chí nếu như ta có thể tìm ra góc độ khai thác hợp lý, đem đến cái mới, đáp ứng sự quan tâm của độc giả.

Đề tài càng hẹp thành công càng lớn

Từ một thông báo của bà chủ phòng trọ về việc tháng tới sẽ tăng giá điện, việc giá rau tăng,… hay việc bạn bị rơi vào hoàn cảnh người ở giữa thường xuyên phải nghe những lời than vãn, nói xấu nhau của hai cô bạn cùng phòng… là bạn đã có thể nghĩ ngay đến đề tài cuộc sống sinh viên với rất nhiều bài báo dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

     Tình trạng ăn cắp, xào xáo bài của nhiều trang báo mạng, báo in… suy cho cùng là sự nghèo nàn về đề tài và góc tiếp cận đề tài. Nếu như không tìm ra cái mới trong đề tài thì việc sao chép của nhau không phải điều khó hiểu.

      Xác định đề tài là bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành tác phẩm báo chí. Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không tìm được đề tài để viết thì đó không phải là do sự nghèo nàn đề tài mà là sự nghèo nàn trong tư duy của chính chúng ta. Sống và không ngừng quan sát cuộc sống xung quanh, bạn sẽ phát hiện ra vô vàn đề tài mới mẻ – mảnh đất màu mỡ để sáng tạo nên tác phẩm báo chí.

Nguyễn Hường
[tổng hợp từ Sóng trẻ]

Home Forums > Khoa Học Xã Hội > Chuyên Ngành Xã Hội Học >

Trang bị cho học viên kiến thức tương ứng với bậc đào tạo thạc sĩ về chuyên ngành báo chí học, vừa đảm bảo tính cơ bản và hiện đại, vừa mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông trong điều kiện mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa. Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về ngành báo chí truyền thông. Sau khoá học học viên có đủ năng lực làm việc về chuyên môn báo chí truyền thông và có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, hoặc tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông.

Page 1 of 78

1 ← 2 3 4 5 6 → 78 Next >

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên là một hoạt động thường niên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Là một thành viên của gia đình Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Đào tạo Báo chí Truyền thông hiểu rằng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là một ưu tiên hàng đầu.

Chính vì vậy, công tác ươm mầm những nhà nghiên cứu trẻ luôn được chú trọng đầu tư.

Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương [ngoài cùng bên trái] trao giải cho giải nhất cá nhân và nhóm tác giả đạt giải nhất nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2017-2018. Ảnh tư liệu: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông cung cấp.

Năm học 2016-2017 có 123 đề tài tham gia nghiên cứu khoa học. Kết quả có 2 giải Nhất cấp Trường, 3 giải Nhì cấp Trường, 3 giải Ba cấp Trường, 10 giải khuyến khích cấp Khoa.

Năm học 2017-2018 có 93 báo cáo được hoàn thành. Kết quả có 2 giải Nhất cấp Trường, 3 giải Nhì cấp Trường, 3 giải Ba cấp Trường, 10 giải khuyến khích cấp Khoa.

Để có được những kết quả trên, Viện luôn chủ động phát động phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng đến các khóa sinh viên và theo sát hoạt động này suốt cả năm học để động viên, thúc đẩy tiến độ, giải quyết tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong thời gian sinh viên triển khai đề tài.

Phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên được các cấp Đoàn, Hội tham gia rất nhiệt tình, khóa trước tuyên truyền, cổ vũ cho khóa sau.

Mỗi năm học ít nhất 3 lần sinh viên được tập huấn và tìm hiểu về phương pháp làm nghiên cứu khoa học.

Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông rất quan tâm và tìm mọi nguồn tài trợ từ các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông, các cựu sinh viên của Viện để hỗ trợ, động viên, khuyến khích cho tất cả những sinh viên tham gia làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những phần thưởng cho các công trình đạt giải.

Mỗi năm Ban lãnh đạo Viện đều trân trọng mời các cựu sinh viên đã từng đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học sinh viên về tham dự và ngồi Hội đồng chấm báo cáo.

Đây cũng là dịp để cựu sinh viên tiếp thêm ngọn lửa nhiệt tình cho thế hệ sinh viên mới của Viện.

Theo dự kiến, hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên năm nay sẽ tổ chức vào 13g30, thứ 4 ngày 3/4/2019, với sự tham gia của nhà báo Đào Ngọc Tước - Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam là cựu sinh viên K41 và nhà báo Trần Lan Anh- Phó Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công luận trong Hội đồng chấm giải.

Xem sinh viên trình diễn những sáng chế khoa học công nghệ độc đáo

Hiện nay, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đào tạo 2 ngành học: Báo chí và Quan hệ công chúng; 3 bậc học ngành Báo chí từ cử nhân, thạc sỹ đến tiến sỹ.

Viện cũng là một trong những cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên ở Việt Nam phối hợp với Đại học Stirling [Vương quốc Anh] tổ chức liên kết đào tạo Thạc sỹ ngành Quản trị truyền thông do Đại học Stirling cấp bằng, là cơ sở đầu tiên đào tạo chương trình Thạc sỹ Báo chí định hướng nghiên cứu [từ 1997] và Thạc sĩ Báo chí định hướng ứng dụng [từ 2017] và trong tương lai gần sẽ tiếp tục phát triển các chương trình Thạc sĩ Truyền thông Doanh nghiệp, Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh Báo chí Truyền thông….

Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông cũng là một trong những trung tâm nghiên cứu báo chí truyền thông hàng đầu của cả nước với các công trình khoa học cấp Quốc gia, cấp Bộ - Ngành, là một trong những đầu mối lớn trong giao lưu quốc tế về nghiên cứu và đào tạo báo chí truyền thông với nhiều cơ quan tổ chức báo chí nước ngoài.

Đỗ Thơm

Video liên quan

Chủ Đề