Các giai đoạn phát triển của văn học viết

Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học viết Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ phát triển lớn:

Văn học trung đại

Văn học trung đại gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Văn học chữ Hán: tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu to tiêu biểu với các tác gia tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…

Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc [truyện thơ nôm ngâm khúc, hát nói]. Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm. Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất có thể kể đến là Truyện Kiều [Nguyễn Du].

Văn học hiện đại

Tiếp xúc với các nền văn học phương Tây nên văn học hiện đại chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Xuất hiện hệ thống nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.

Đời sống văn học sôi động hơn nhờ sự phát triển của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực phổ biến, cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ [tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ tự do…].

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.

Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với bài soạn văn khái quát văn học Việt Nam dưới đây sẽ giúp bạn nắm tổng quát cả một nền văn học đặc sắc của Việt Nam dễ hiểu nhất. Nền văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn trưởng thành khác nhau và mỗi giai đoạn đều được ghi dấu bởi các tuyệt tác vĩ đại để lại cho đời sau. Văn học chính là nhân chứng sống động nhất ghi lại từng thời kỳ hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Cùng Kiến Guru khám phá những nét nổi bật dưới đây nhé.

 I. Tìm hiểu chung để soạn văn khái quát văn học Việt Nam

1. Lịch sử văn học Việt Nam

Ở hậu kỳ trung đại, các tác phẩm văn học Việt Nam được viết chủ yếu bằng chữ Hán và một số ít bằng chữ Nôm.

Sau này, văn học Việt Nam thống nhất viết bằng bằng một loại chữ là chữ quốc ngữ.

Cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước Việt Nam

– Văn học dân gian là cái nôi của văn học viết và đặt nền móng đầu tiên cho nền văn học.

Đăng Ký Học Ngay Lớp Văn Cô Tuyền

2. Các thể loại văn học Việt Nam

–  Văn học dân gian thể hiện những sáng tác nghệ thuật mang tính chủ yếu là truyền miệng trong quần chúng nhân dân, phát sinh từ thời xưa cho tới bây giờ.

Văn học viết vào thời kỳ đầu chủ yếu là thơ ca với hai loại cổ thể và cận thể – giữ nguyên khuôn phép chuẩn mực của thơ ca Trung Quốc.

II.  Soạn văn khái quát văn học Việt Nam chi tiết

Câu 1:

–   Những nét tiêu biểu về tình hình văn hóa, xã hội, lịch sử có những tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển văn học Việt Nam:

   + Cuộc cách mạng tháng Tám thành công vang dội đã mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do mới cho dân tộc.

   + Nền văn học đã có những thống nhất về tư tưởng, quan niệm, tổ chức.

– Từ 1945- 1975 là giai đoạn đất nước ta trải qua khá nhiều những biến cố, những chuỗi sự kiện lớn, tác động nhiều tới đời sống vật chất, tinh thần:

   + Phải kể đến hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ hào hùng.

   + Một cuộc cải tổ xây dựng CNXH miền Bắc.

-> Chính những sự kiện nổi bật và hoàn cảnh đặc biệt của đất nước đã tạo ra một nền văn học phát triển và đạt thành tựu lớn như vậy.

Câu 2:

– Văn học từ 1945 – 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ Văn học thời kỳ chống Pháp [1945 – 1954].

+ Văn học thời kỳ tiến lên xây dựng XHCN [1955 – 1964].

+ Văn học thời kỳ chống Mỹ [1965 – 1975].

* Thành tựu

– Văn học thời kỳ chống Pháp: gắn liền với những cuộc cách mạng dân tộc, hướng tới đại chúng, ca ngợi tinh thần dân tộc, tạo hy vọng và niềm tin tương lai trong các cuộc kháng chiến.

   + Những truyện ngắn và kí nổi bật trong giai đoạn này: Một lần tới thủ đô [Trận Phố Ràng – Trần Đăng];  Kí sự Cao Lạng [Nguyễn Huy Tưởng], Đôi mắt [Nam Cao]; Làng [Kim Lân];  Xung kích [Nguyễn Đình Thi] …

Tác phẩm truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

   + Thơ ca cũng đóng góp với nhiều tuyệt tác: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng [Hồ Chí Minh],  Đồng chí [Chính Hữu], Bên kia sông Đuống [Hoàng Cầm]; …

   + Kịch ngắn:  Những người ở lại [Nguyễn Huy Tưởng], Bắc Sơn,…

  + Những tác phẩm về lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Nhận đường, Nói chuyện thơ ca kháng chiến [Hoài Thanh]; Mấy vấn đề về nghệ thuật [Nguyễn Đình Thi], …

– Văn học 1955- 1964: trong giai đoạn này văn học tập trung thể hiện và tôn vinh hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và của con người trong nền XHCN:

   + Văn xuôi: Đi bước nữa [Nguyễn Thế Phương];  Anh Keng [Nguyễn Kiên]; Mùa lạc [Nguyễn Khải]; …

Viết về kháng chiến chống Pháp đã qua: Sống mãi với thủ đô [Nguyễn Huy Tưởng]; Trước giờ nổ súng [Lê Khâm]; Cao điểm cuối cùng [Hữu Mai] …

Hiện thực trước cách mạng: Mười năm [Tô Hoài]; Cửa biển [Nguyên Hồng]; Vỡ bờ [Nguyễn Đình Thi]; …

Hợp tác hóa XHCN miền Bắc: Mùa lạc [Nguyễn Khải]; Cái sân gạch [Đào Vũ] …

   + Thơ ca với hai cảm hứng nổi bật:

Hiện thực hóa cuộc sống và vẻ đẹp của con người trong CNXH bằng ngòi bút: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, … [Huy Cận];  Ánh sáng và phù sa [Chế Lan Viên]; Gió lộng [Tố Hữu]; ….

   + Kịch nói: Chị Nhàn, Nổi gió [Đào Hồng Cẩm]; Ngọn lửa [Nguyên Vũ], …

– Văn học thời kì 1965- 1975: khai thác đề tài chống Mĩ cứu nước, chủ đề ca ngợi tinh thần và chủ nghĩa anh hùng:

   + Sáng tác miền Nam: Người mẹ cầm súng [Nguyễn Thi]; Hòn đất [Anh Đức]; Rừng xà nu [Nguyễn Trung Thành] …

   + Truyện kí:  Mẫn và tôi [Phan Tứ]; Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng] …

Tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

   + Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa [Tố Hữu]; Đầu súng trăng treo [Chính Hữu]; Những bài thơ đánh thắng giặc [Chế Lan Viên] …

   + Kịch:  Đôi mắt [Vũ Dũng Minh]; Đại đội trưởng của tôi [Đào Hồng Cẩm] …

Câu 3:

Soạn văn khái quát văn học Việt Nam lớp 12 chúng ta cần làm rõ những đặc điểm cơ bản:

– Nền văn học luôn đề cao việc hướng về đại chúng:

   + Nhân dân chính là đối tượng phản ánh và tiếp nhận những sáng tác. Đôi khi họ cũng chính là người sáng tác ra các tác phẩm để đời.

   + Nhân dân cũng là đối tượng gây ảnh hưởng và chi phối khá nhiều hình thức nghệ thuật, quan điểm thẩm mĩ.

– Nền văn học vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa:

   + Ba mươi năm chiến tranh ác liệt đã hun đúc nên những kiểu: nhà văn- chiến sĩ, nhận thức được sứ mệnh văn học.

– Đề tài chính văn học 1945- 1975:

   + Đề tài tổ quốc: bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, đấu tranh, giải phóng. Người chiến sĩ luôn trở thành nhân vật trung tâm văn học và được khai thác trên nhiều khía cạnh thú vị khác nhau.

   + Đề tài XHCN: những phẩm chất tốt đẹp của con người. Sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng.

– Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

   + Văn học mang đậm nét sử thi: phản ánh rõ nét những vấn đề lớn quyết định tới vận mệnh đất nước, sự đoàn kết dân tộc.

   + Văn học thấm đẫm cảm hứng lãng mạn: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện phương diện lý tưởng của cuộc sống và vẻ đẹp của con người.

Câu 4:

Căn cứ vào hoàn cảnh xã hội, văn hóa và lịch sử để soạn văn khái quát văn học Việt Nam lớp 12 với những nét chính như sau:

– Công cuộc tiến hành đổi mới do Đảng Cộng Sản lãnh đạo dần chuyển sang nền kinh tế thị trường và là bước đệm tạo điều kiện tiếp xúc văn hóa.

   + Văn học dịch, văn hóa báo chí và các phương tiện truyền thông ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển đất nước nói chung, và sự phát triển của văn học nói riêng.

   + Nền văn học phát triển theo khuynh hướng phù hợp với sự nghiệp đổi mới và hoàn cảnh khách quan.

Câu 5:

Thành tựu văn học giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:

– Thơ ca: không có quá nhiều sự hấp dẫn, ấn tượng nhưng có những đổi mới, mở rộng hơn về đề tài sáng tác và cả nội dung lẫn hình thức.

– Văn xuôi: có những khởi sắc nhất định, những tiểu thuyết nêu cao vấn đề chống tiêu cực, truyện ngắn về cuộc đời và thế sự.

– Phóng sự điều tra xoáy sâu vào hiện thực.

Qua soạn văn khái quát văn học Việt Nam ta nhận ra các giai đoạn phát triển của nền văn học gắn liền với sự vận động của đất nước. Văn học luôn đồng hành và cất tiếng nói góp phần xây dựng cộng đồng dân tộc, bảo vệ và phát triển non sông, đất nước. Với những kiến thức bao quát mà Kiến Guru đã tổng hợp trên đây hy vọng các bạn đã có cái nhìn đầy đủ về nền văn học Việt Nam trong các giai đoạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề