Các phương trình oxit axit tác dụng với bazơ

1:Viết tính chất hóa học của oxit axit,oxit bazơ viết phương trình minh họa cho 4 tính chất đó

Bài 1.[Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK]

Đề bài :

Có những oxit sau: SO2, CuO, Na2O, CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với

a] Nước

b] Axit clohiđric

c] Natri hiđroxit

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

a] Những oxit tác dụng với nước là: SO2, Na2O, CO2

SO2 + H2O → H2SO3

Na2O + H2O → 2NaOH

CO2 + H2O → H2CO3

b] Những oxit tác dụng với HCl là CuO, Na2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

c] Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO2 và CO2

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 2.[Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK]

Đề bài :

Những oxit nào dưới đây có thể điều chế bằng

a] phản ứng hóa hợp ? Viết phương trình hóa học

b] phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ? viết phương trình hóa học.

[1] H2O;          [2] CuO;       [3] Na2O;

[4] CO2;          [5] P2O5

Bài giải:

a] Cả 5 oxit đã cho đều có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp, vì các nguyên tố H, Cu, Na, P đều tác dụng được với oxi

b] Các oxit CuO, CO2, H2O có thể được điều chế bằng phản ứng phân hủy

Thí dụ:

Bài 3.[Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK]

Đề bài :

Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí SO2 và CO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất ?

Viết các phương trình hóa học

Bài giải:

Để loại bỏ SO2 và CO2 ta dùng dung dịch bazơ. Dung dịch bazơ rẻ tiền nhất là dung dịch nước vôi trong Ca[OH]2. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca[OH]2 dư, toàn bộ SO2 và CO2 bị hấp thụ hết do có phản ứng:

CO2 + Ca[OH]2  → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca[OH]2  → CaSO3 + H2O

Khí CO không phản ứng, thoát ra và được thu lấy.

Bài 4.[Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK]

Đề bài :

Cần phải điều chế một lượng muối đồng [II] sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?

a] Axit sunfuric tác dụng với đồng [II] oxit

b] Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.

Giải thích các câu trả lời.

Bài giải:

H2SO4 + CuO  → CuSO4 + H2O   [1]

a                       ←   a

2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O [2]

2a                      ←  a

Giả sử cần điều chế a mol CuSO4

Theo PTHH [1] thì số mol axit cần là a mol

Theo PTHH [2] thì số mol axit cần là 2a mol

=> Vậy dùng CuO sẽ tiết kiệm axit hơn

Bài 5.[Hướng dẫn giải bài tập số 5 SGK]

[1] S + O2  -t0 -> SO2

[2] 2SO2 + O2 -- 450°CV2O5--> 2SO3

[3] SO2 + Na2O → Na2CO3

[4] SO3 + H2O → H2SO4

[5] 2H2SO4 + Cu -t0-> CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

[6] SO2 + H2O → H2SO3

[7] H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O

[8] Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

[9] H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

[10] Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

Chúc các em làm bài vui vẻ!!! 

21:32:3515/09/2020

Vậy tính chất hóa học của Oxit Axit và Oxit Bazơ là gì? làm sao để phân loại oxit? chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài viết Tính chất hóa học của Oxit, Khái quát về sự phân loại oxit dưới đây.

I. Tính chất hóa học của Oxit

1. Tính chất hoá học của Oxit Bazơ

a] Oxit bazo tác dụng với nước

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan [ kiềm] tương ứng là: NaOH, Ca[OH]2 , KOH, Ba[OH]2

- PTPƯ: Oxit bazơ + H2O → Bazơ

 * Ví dụ: Na2O + H2O → NaOH

  CaO + H2O → Ca[OH]2

  BaO + H2O → Ba[OH]2

b] Oxit bazo tác dụng với axit

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.  

- PTPƯ: Oxit bazơ + axit  → muối + H2O

* Ví dụ: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c] Oxit bazo tác dụng với oxit axit

- Một số oxit bazơ [CaO, BaO, Na2O, K2O,…] tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

- PTPƯ: Oxit bazơ + oxit axit  → Muối

* Ví dụ: Na2O + CO2 → Na2CO3

  CaO + CO2 → CaCO3

  BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hoá học của oxit axit

Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: AnHiDric của axit tương ứng.

 * Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ [Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ]

a] Oxit axit tác dụng với nước

- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5 , SO2 , SO3 , NO2, N2O5 , CO2 , CrO3 ,... tạo ra axit tương ứng như: H3PO4 , H2SO3 , H2SO4 , HNO3 , H2CO3 , H2Cr2O7 ,...

* Ví dụ: 2NO2  + H2O + ½O2 → 2HNO3.                 

  CO2 + H2O → H2CO3

  CrO3  +  H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.            

  N2O5  +  H2O → 2HNO3.

> Chú ý: NO , N2O , CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường [nhiệt độ thường].

b] Oxit axit tác dụng với bazơ [Oxit axit + bazo]

- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ  tạo thành muối và nước.       

* Ví dụ: CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 + H2O       

  P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

  SO3 + NaOH → NaHSO4 [Muối axit]

  NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O [Muối trung hòa]

  SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c] Oxit axit tác dụng với oxit bazơ [Oxit axit + Oxit Bazo]

- Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ [CaO , BaO , Na2O , K2O ,...] tạo thành muối.     

* Ví dụ: Na2O + SO2 → Na2SO3                

  CO2[ k]  + CaO → CaCO3

* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3 , ZnO , SnO , Cr2O3 ,...

* Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 [natri aluminat]

* Oxit trung tính [hay là oxit không tạo muối]: Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO , N2O , CO ,...

II. Phân loại Oxit

- Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ,...

- Các oxit được chia thành 4 loại:                             

+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Na2O, CuO, BaO ,FeO,...

+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: SO2 ,SO3 ,CO2 ,P2O5,...

+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Al2O3, ZnO,...

+ Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,  nước.

 Ví dụ: CO, NO,...

III. Bài tập Oxit Axit, Oxit Bazo

* Bài 1 trang 6 sgk hoá 9: Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a] Nước.

b] Axit clohiđric.

c] Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

Xem lời giải

a] Những oxit tác dụng với nước:

 CaO + H2O → Ca[OH]2

 SO3 + H2O → H2SO4

b] Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

 CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

 Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c] Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

 SO3 + NaOH → NaHSO4

 SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

* Bài 2 trang 6 sgk hoá 9: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

Video liên quan

Chủ Đề