Cách bảo quản măng tây ngon nhất

  1. 1

    Chọn măng tây tươi nhất có thể. Măng tây tươi phải có màu xanh lá sáng và chắc tay từ ngọn măng xuống đến đọt măng. Kiểm tra đoạn cuối [rễ] của đọt măng tây: phần rễ cứng và màu nâu nghĩa là măng tây không phải mới được cắt. [1]

    • Tránh mua măng tây đổi màu hoặc có đốm nâu.
    • Không chọn măng tây có vẻ mềm rũ.

  2. 2

    Để nguyên dây thun cột quanh bó măng tây. Măng tây thường được cột thành bó bằng dây thun. Điều này giúp việc bảo quản măng tây thẳng đứng được tiện lợi hơn và giữ độ tươi cho măng. Vì vậy, bạn nên để nguyên dây thun cho đến khi sẵn sàng chế biến măng tây.

  3. 3

    Tỉa bớt gốc nếu cần. Khi mang măng tây về nhà, bạn có thể cần tỉa bớt khoảng 1,3 cm từ đoạn rễ của đọt măng. Dùng dao sắc tỉa bớt phần gốc hơi cứng như gỗ. Vứt bỏ đoạn măng tây vừa cắt.

  4. 4

    Đổ nước ngập 2,5 cm túi hoặc hũ. Kích thước hũ thủy tinh thường là vừa chuẩn cho một bó măng tây. Hũ đựng mứt rỗng hoặc hũ đựng dưa muối cũng dùng được. Nếu muốn tiết kiệm không gian trong tủ lạnh, bạn nên dùng túi nilông chắc chắn để bảo quản thực phẩm. Đổ nước ngập khoảng 1,3 cm túi hoặc hũ đựng, đủ để ngập phần gốc của đọt măng.

    • Không cần đổ nước ngập hết túi hoặc hũ đựng, chỉ cần đủ để giữ ẩm cho măng tây.
    • Một phương pháp tiện lợi khác là làm ẩm một tờ khăn giấy rồi quấn quanh gốc của đọt măng tây. Bạn sẽ cần thay khăn giấy hàng ngày vì khăn sẽ khô dần.

  5. 5

    Bảo quản măng tây thẳng đứng trong túi hoặc hũ đựng. Cách bảo quản thẳng đứng giúp măng tây hút nước từ vật đựng, giữ cho đọt măng tươi và chắc. Nếu dùng túi bảo quản, bạn nên cột dây thun ở miệng túi, quanh bó măng tây để có thể bảo quản măng thẳng đứng trong cửa tủ lạnh mà không làm đổ nước.

  6. 6

    Dùng túi nilông trùm lại. Dùng túi nilông mỏng [loại dùng bảo quản rau củ ở cửa hàng thực phẩm] để trùm lên ngọn măng và hũ đựng. Cách này giữ cho măng tây được tươi; nếu không có túi nilông, đọt măng sẽ bị ám mùi từ những thực phẩm khác bảo quản trong tủ lạnh.[2]

  7. 7

    Thay mới khi nước đục. Kiểm tra nước vài ngày một lần và thay mới khi nước không còn trong, giống như thay nước cho hoa. Nên thay nước không quá 1-2 lần trong vòng khoảng một tuần trước khi đem măng tây đi chế biến.

    Quảng cáo

  1. 1

    Chọn đọt măng tây tươi và dày. Đọt măng dày hơn cây bút sẽ bảo quản được lâu hơn so với măng tây đọt mỏng. Chọn măng tây tươi và đúng mùa, không bị héo rũ hoặc cứng như gỗ. Tránh mua măng tây có màu nâu hoặc đổi màu vì măng sẽ không ngon sau khi đông lạnh.

  2. 2

    Cắt bỏ đầu cứng như gỗ. Cắt khoảng 2,5 cm ở gốc đọt măng. Kết cấu dai của gốc măng không ngon, đặc biệt là sau khi đông lạnh. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cắt bỏ toàn bộ phần gốc khô hoặc cứng như gỗ.

  3. 3

    Đun sôi nước và chuẩn bị bát nước đá. Để giữ lại hương vị, măng tây phải được chần trước khi đông lạnh. Đây là quá trình chần măng tây khoảng 30 giây rồi vớt ra trước khi măng mất đi độ giòn. Sau đó, măng tây được ngâm vào nước đá để ngừng chín tiếp. Đun một nồi nước lớn và chuẩn bị một bát nước đá lớn.

  4. 4

    Cắt măng tây thành đoạn dài 2,5 cm. Để măng tây được chần chín đều, tốt nhất là bạn nên cắt măng tây thành đoạn nhỏ hơn. Bạn cũng có thể giữ nguyên đọt măng, nhưng hương vị của măng tây có thể bị ảnh hưởng.

  5. 5

    Chần măng tây khoảng 1 phút. Nếu đọt măng hơi dày, bạn nên chần lâu hơn; nếu đọt măng mỏng, bạn chỉ cần chần 30 giây. Theo dõi cẩn thận để măng tây không bị chần quá chín.[3]

  6. 6

    Chuyển măng tây vào bát nước đá. Dùng thìa có lỗ để vớt rồi cho măng tây ngay vào bát nước đá để măng nguội và ngừng chín tiếp. Ngâm măng tây trong bát nước đá trong khoảng thời gian bằng với thời gian chần. Sau đó, đổ măng tây ra rổ để cho khô và ráo nước.

  7. 7

    Đông lạnh nhanh măng tây. Xếp măng tây lên khay, dùng giấy bóng bọc thực phẩm phủ lên rồi cho khay vào tủ đông. Đông lạnh măng tây khoảng 1 tiếng cho đến khi từng đoạn măng hơi đông đá. Đông lạnh nhanh măng tây trước khi đem bảo quản trong thời gian dài sẽ giúp giữ cho đọt măng không bị đông dính cứng vào nhau.

  8. 8

    Chuyển măng tây vào hộp đựng dùng được trong tủ đông. Cho từng đoạn măng tây đông lạnh vào túi hoặc hộp nhựa dùng được trong tủ đông. Đóng gói hoặc đậy hộp thật chặt để loại bỏ hầu hết không khí trong túi hoặc hộp. Dán nhãn ghi ngày bảo quản lên túi hoặc hộp.

    • Có thể bảo quản măng tây đông lạnh lên đến 1 năm ở điều kiện lạnh thích hợp.
    • Không cần rã đông măng tây trước khi chế biến; chỉ cần cho măng tây vào súp hoặc các món ăn đông lạnh khác.

    Quảng cáo

  1. 1

    Không chế biến măng tây quá chín. Măng tây nấu quá chín sẽ mềm nhũn và không còn ăn được nếu bạn cố hâm nóng sau khi bảo quản. Nếu muốn bảo quản măng tây nấu chín, cần đảm bảo măng còn hơi giòn sau khi chế biến.

    • Chần hoặc hấp măng tây là cách tuyệt vời để măng có hương vị ngon nhất mà vẫn giữ được kết cấu giòn.
    • Măng tây xào và nướng cũng có thể đem bảo quản được nếu không quá chín.
    • Luộc măng tây thường tạo ra thành phẩm có kết cấu mềm nhũn nên bạn cần tránh chế biến bằng phương pháp này.

  2. 2

    Bảo quản măng tây trong hộp đựng kín khí. Măng tây nấu chín sẽ bảo quản được lâu nhất nếu đựng trong hộp có càng ít không khí càng tốt. Hộp bảo quản thực phẩm bằng nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy chặt là tốt nhất.

  3. 3

    Bảo quản măng tây trong tủ lạnh trong tối đa 5-7 ngày. Măng tây nấu chín giữ được ngon nhất khi bảo quản trong vài ngày. Sau đó, măng tây nấu chín sẽ mất đi vị tươi và kết cấu chắc.[4]

    Quảng cáo

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 11 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.706 lần.

Chuyên mục: Trái cây và rau củ

Trang này đã được đọc 5.706 lần.

Video liên quan

Chủ Đề