Cách chọn cá King Kamfa

㊙️ Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con ✔️ Tài liệu cổ 2000 - 2004

Cá la hán King Kamfa con cũng cần có kĩ năng nuôi cơ bản mới phát triển tốt

Cá la hán King kamfa hay còn được gọi là Kim Hoa được lai tạo chủ yếu ở bên Thái Lan và đã khắc phục được những nhược điểm như môi trề, đuôi cụp, vẻ mặt chúng nhìn cũng hung dữ hơn. Điểm đặc biệt hơn là châu trên King kamfa có dạng sợi lớn, dính vào nhau gọi là châu bệt. Những con châu bệt toàn thân chính là kamfa ngũ sắc vô cùng quý hiếm.

Tỉ lệ lên đầu của King kamfa rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh. Những dòng King lai ở Việt Nam thường do La hán đực lai với King kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ. Tuy nhiên tỉ lệ bị dị tật khá cao do cùng huyết thống vì vậy nhiều người cho lai tạo với cá mái King kamfa khác bầy.

Nhiều con King kamfa lột “nền vàng” trông rất giống và thường bị nhầm lẫn với Red Texas. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt: King kamfa bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn. Màu nền King kamfa không đồng nhất, đầu đỏ và thân vàng/cam trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất.

Một chú cá la hán King kamfa vàng khác biệt trông rất thú vị

 2. Kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con

– Số lượng nuôi: Nên mua từ 5 con trở lên vì như vậy bạn sẽ có 1 đàn cá cảnh đẹp và phát triển tốt. Ngoài ra, cá nhỏ bạn có thể nuôi chung và việc cho ăn cũng dễ dàng hơn, cá sẽ dạn và sung hơn nếu chỉ nuôi 1 con.

– Chế độ cho ăn: khoảng 3 – 4 lần / ngày.

– Chế độ thay nước: 3 ngày thay 1 lần với 50% lượng nước trong hồ

– Thức ăn tốt nhất cho King Kamfa con là TOP [tên của thức ăn] vì thức ăn này có tác dụng kích thích châu của cá con sáng và nhiều hơn. Cho ăn loại này 3 lần/ngày + 1 lần trùn chỉ để cá phát triển toàn diện, vì trùn chỉ giúp cá có nhiều đạm [protein] tốt cho đầu cá. Bạn cần nhớ là chỉ cho ăn 1 lần và phải kết hợp cho ăn TOP thường xuyên vì nếu cho ăn quá nhiều trùn chỉ thì châu của cá con sẽ mờ dần và mất toàn bộ. Một loại thức ăn tươi sống tốt có thể thay thế trùn chỉ là lăng quăng hoặc Artemia [loại này hiệu quả và tốt nhất nhưng hơi khó tìm].

Bạn nên chú ý đến chế độ thay nước và chế độ ăn của cá con 

– Thực đơn cho ăn theo từng giai đoạn:

+ Đối với King kamfa con [khoảng 1-2 cm] đến 1 ngón tay út thì ta nên cho ăn những thức ăn có nhiều đạm như tôm sú hoặc tép bạc và nên bóc vỏ cho ăn thịt tép và bổ sung thêm thức ăn khô ngày 3 bữa vì đây là giai đọan bắt đầu phát triển cần bổ sung đầy đủ. Và nếu 2- 3 tuần áp dụng 1 chế độ ăn nhưng cá vẫn không có biến chuyển về đầu và chỉ số phát triển size thì nên thay đổi chế độ ăn, môi trường sống như thêm cá nhỏ kè, chỉ cho ăn đồ khô 2lần/ngày, 3 ngày mới cho ăn 1 lần thức ăn tươi.

+ Đối với cá từ 1 ngón tay cái đến 2,5 ngón thì nên cho ăn tép có vỏ nhưng phải bỏ đầu và gai nhọn để không bị đâm vào bụng cá, cho ăn với lượng vừa phải vì ăn nhiều cá mập sẽ không phát triển đầu và nên cho ăn 2 bữa kết hợp thức ăn khô. Thức ăn khô nên chú ý đến thành phần protein [Đạm] nếu % protein càng cao thì càng tốt. Đến giai đoạn này, bạn có thể cho cá ăn thêm Artemia hoặc tôm sú, khi ăn xé nhỏ cho cá vừa miệng.

Với mỗi giai đoạn khác nhau, cá la hán King kamfa sẽ có chế độ ăn khác nhau

 3. Một số lưu ý lên màu và lên đầu cho King kamfa

Đa số các chú cá la hán King kamfa sau khi nuôi 1 thời gian thường bị mất châu. Điều này cũng không quá khó hiểu vì châu của King kamfa khác với các dòng khác ở màu sắc và độ sáng. Độ sáng của King kamfa con chỉ sáng khi bạn cho ăn đúng cách, chế độ nuôi và môi trường nước tốt.

Trong 1 bầy King kamfa con chỉ có khoảng 10 – 20% số cá thể xuất sắc [Masterpiece], đó cũng là lí do vì sao giá King kamfa luôn cao vì số lượng cá lớn lên đẹp xuất sắc là rất ít nên người bán sẽ bán giá cao đối với những cá thể đẹp xuất sắc để bù lại số cá xấu đem bỏ hoặc bán lỗ. Khái niệm đẹp xuất sắc ở đây nghĩa là : châu nhiều và sáng, đầu to, đuôi quạt. Nuôi King kamfa cần 50% may mắn thì mới có được chú cá ưng ý.

Ngoài ra, cũng xin lưu ý với bạn khi nuôi King kamfa là đầu King kamfa lên rất chậm. 1 số cá thể xuất sắc [Masterpiece] sẽ lên đầu nhanh và rất sớm, khoảng 1 – 1,5 ngón bắt đầu nhú đầu còn lại đa số sẽ bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh ở 2 – 3 ngón và lên đẹp ở giai đoạn 3.5 – 4 ngón. Do vậy để chơi được dòng cá đẹp này bạn cần có tính kiên nhẫn.

2017-04-26 15:48:38

Loại cá cảnh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng là Cá La Hán. Bởi hình dáng độc đáo và màu sắc tuyệt đẹp của nó, bạn có thể tô điểm thêm cho hồ cá nhà bạn thêm màu sắc. Hơn thế nó được xem như là loài cá đem lại may mắn cho người nuôi. Vậy nên để chăm sóc cá La Hán được phát triển tốt và có màu sắc tuyệt đẹp như mong muốn thì người chơi cá cảnh phải biết các kĩ thuật nuôi cá tối ưu để mang lại hiệu quả mà đáng đồng tiền.

Người mới biết chơi cá cảnh thì nên mua cá La Hán ở đâu là thích hợp nhất? Đối với người mới biết chơi cá cảnh thì việc nuôi một con cá La Hán phát triển tốt cả về mặt thể chất lẫn hình dáng và màu sắc là một việc không hề đơn giản. Đó là phải lựa chọn một nơi bán cá cảnh uy tín và chuyên về cá La Hán.

Đây được xem là loài cá của sự may mắn

Để chọn Cá La Hán hoàn mĩ thì ta cần phải có những kinh nghiệm sau:

1. Hình dáng cơ thể:

Thân hình dày, đẹp, bụng đầy đặn và không có nếp gấp, miệng ngắn và không dị tật.

2. Đầu gù:

Đầu gù là đặc điểm rất được ưa chuộng. Đầu gù phải cân đối với hình dáng và kích thước của cá. Một số cá thể cá đực có đầu gù rất to, và đầu gù thường được phát triển theo tuổi của cá và còn cả cách chăm sóc cá tương thích. Người châu Á chúng ta quan niệm rằng đầu gù ở cá La Hán càng to thì càng đem lại nhiều may mắn và thịnh vượng trong cuộc sống, nên đa phần khi chọn nuôi giống cá La Hán người nuôi chuộng cá La Hán có đầu gù to.

3. Màu sắc:

Cá La Hán rất đa dạng về màu nhưng quan trọng hơn hết là vẫn chú tâm vào độ sẫm và độ sáng của cá. Đa phần màu lí tưởng của cá La Hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.

4. Vân:

Là những đốm đen đậm trải dài trên thân như những dòng chứ Hán. Vân càng giống những dòng chữ Hán thì cá đó càng có giá trị.

5. Mắt:

Nằm 2 bên má, mắt lấp lánh, to, tròn và không bị dị tật

6. Hạt cườm:

Một con cá thực sự lộng lẫy khi trên thân thể có tô điểm những điểm sáng trên thân thể. Có thể ví điều này như một phụ nữ đẹp mang thêm đồ trang sức vậy . Một số người vẫn gọi những điểm sáng này là ngọc trai. Nó là những điểm sáng xanh ngọc lấm tấm trên đuôi, vây và một phần thân thể. Một số cá La Hán có nhiều ngọc trai còn được gọi là La Hán trân châu.

Một con cá La hán chuẩn phải hội đủ những yếu tố về dáng, mắt vân và "châu"

Một số loại thức ăn của cá La Hán:

1. Trùn chỉ hay ấu trùng đỏ:

Nguồn dinh dưỡng rất cao, đa số các lòai cá điều thích nhất, nhưng cá La Hán chê[nên chỉ cho cá con mới lớn ăn thôi, chứ cỡ bằng 1 ngón cái thì ko nên]


2. Lăng quăng:

Là ấu trùng của muỗi, các lòai cá thích ăn,nó có nguồn sinh dưỡng lớn, khi cá sắp đẻ thì nên cho ăn nhiều vào, vì theo các chuyên gia nó có hoocmon kích thích sinh sản…


3. Cá con:

Gồm cá trâm, cá chép con….. tiện lợi hợp vệ sinh, mau ăn chóng lớn.


4. Tôm tép:

Mấy thứ này mua về bốc vỏ, bẻ đầu, hoặc mua tôm đông lạnh, nhớ tan đá rồi cho ăn.


5. Thịt bò:

Thái nhỏ ra hay xay nhuyễn,nhưng cho ăn cũng có chừng, tùy con “Hoa La Hán” thích nghi, nếu ko thì ăn vào sình bụng[ thịt bò có cholectoron ko tốt cho cơ thể, cả người cũng ko tốt chứ đừng nói là cá].


6. Thức ăn dạng hạt:

Trên thị trường có nhiều loại nhưng kinh nghiệm của các bạn cho thấy chỉ có tác dụng lên màu, còn tác dụng làm cho cá lên đầu thì cần sự kiểm chứng và nhận xét của các bạn.

7. Cho cá ăn:

Nuôi dưỡng, chăm sóc là quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cá. Thức ăn cho cá la hán rất đa dạng, thường là cá con, tép, tôm, trùn chỉ, thịt bò, thức ăn khô dạng hạt đóng gói… Tùy “sở thích” của từng loài và cách tập cho ăn của người nuôi. Nên tập cho cá ăn xen kẽ nhiều loại thức ăn để chúng thích nghi, phòng khi thiếu hoặc không mua được thức ăn “quen miệng”.Tùy độ tuổi, tình trạng cá có thể cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Không cho cá ăn quá no và để thức ăn dư thừa trong hồ làm ô nhiễm môi trường sống của cá. Cho cá ăn

8. Cung cấp thức ăn phù hợp với màu sắc vốn có của cá:           

Nếu thân con cá có sắc gien sắc tố đỏ, khi nuôi chỉ cần khi pha chế thức ăn thì tăng thêm chất Astaxanthin [chất tăng màu đỏ] là được. Vì khi ấy các chất này sẽ tác động lên các phiến vảy, do đó cá của chúng ta sẽ ngày càng đỏ.

Cần cung cấp thức ăn cho phù hợp với màu sắc vốn có của cá.

Vậy nên để chọn một con cá La Hán chất lượng đối với người mới biết chơi cá cảnh là một điều không hền đơn giản.Trước hết, phải xác định mua cá la hán ở đâu, mua cá ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. Mua cá La Hán với giá bao nhiêu, mắc hay rẻ? Và hơn hết là phải dựa vào các đặc điểm nổi bật của cá La Hán để có thể lựa chọn cho mình một con cá La Hán hoàn mĩ, đem lại phong cảnh đẹp cho không gian nhà cửa của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề