Cách chữa chín mé chân có mủ

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tự chữa chín mé một cách đơn giản mà hiệu quả qua sự tư vấn chuyên môn của Bác sỹ Trịnh Thị Hòa Thanh, Trưởng khoa dinh dưỡng và tiết chế- Bệnh viện YHCT Hà Đông.

Bác sỹ Thanh cho biết: Chín mé" trong Đông y gọi là "xà đầu đinh" [loại đinh nhọt có hình dạng như đầu con rắn], còn Y học hiện đại gọi là "viêm mủ đầu ngón tay" [felon]. Thực chất là hiện tượng tổ chức dưới da đầu ngón tay bị viêm, mưng mủ cấp tính. Thường do chẳng may bị vật nhọn [như mảnh gỗ, gai, xương, ...] đâm vào đầu ngón, gây tổn thương và bị nhiễm "tụ cầu khuẩn vàng" [staphylococcus aureus], gây nên, hoặc cũng do một số nguyên nhân cơ địa khác.

Khi bị chín mé, cần làm gì?

Chín mé là bệnh nhiễm trùng sinh mủ hay áp-xe ở đầu múp của ngón tay, có tên khoa học là Panaris, nguyên nhân thường gặp là do tụ cầu vàng, liên cầu sinh mủ, virus Herpes gây nên, bằng cách xâm nhập qua vết xước từ cắt móng, vết châm, vết thương nhỏ... hoặc chín mé do móng đâm vào phần mềm. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.

Các nguyên nhân thường gặp gây ra căn bệnh chín mé thường do những tác động của cuộc sống hiện đại gây ra. Cụ thể, việc đi làm móng tay, móng chân ở tiệm của phụ nữ và hiện nay cũng có không ít nam giới bắt đầu sử dụng dịch vụ này rất thường xuyên, có thể trung bình 1 tuần/lần, việc mang giày cao gót, bít mũi, chơi các môn thể thao có nguy cơ cao bị chấn thương các đầu ngón tay, ngón chân, người béo phì, người đang điều trị HIV... Tất cả những nguyên nhân này góp phần làm bệnh chín mé xảy ra nhiều hơn hiện nay.

Viêm cơ mủ, chín mé, chớ coi thường,nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ đến các biến chứng không mong muốn.

Tiến triển của bệnh

Bệnh thường được xảy ra khoảng 1-3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, ngón chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa. Sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động. Khoảng ngày thứ 4-7, thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra chung quanh cả ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây ra tử vong. Tuy nhiên, cần phân biệt chín mé với một số bệnh da liễu xảy ra ở đầu ngón như: tổ đỉa [thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ]; viêm cấp quanh móng [chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ]; bị chín mé do ung thư hắc tố [melanotic whitlow, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng].

Vì vậy phương pháp điều trị là thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu độc. Bác sỹ Thanh cho biết có thể dùng 1 trong các bài thuốc sau:

- Điều trị chín mé lúc đang viêm:

Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ 1 nhánh, giã nhỏ rùi đắp vào chỗ chín mé. Ngày làm 2 lần, khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi,[không đắp khi đã có mủ]

- Điều trị kết hợp thuốc uống và đắp ngoài:

+ Đắp ngoài: Lấy lá phù dung, rau sam tươi, củ chuối tiêu, muối trắng mỗi thứ 20gram, giã nhỏ rùi bọc vào 1 miếng gạc đắp vào chỗ chín mé. Ngày làm 2 lần.

+ Uống trong: Sắc uống ngày 1 thang các vị thuốc sau: Kim ngân hoa 20g, Thạch xương bồ 8g, hà thủ ô 16g, Hạ khô thảo 16g, Kinh giới 12g, Tạo giác thích 8g.

Ngoài chế độ dùng thuốc uống và thuốc đắp ngoài, quan trọng nhất là giữ vệ sinh thật sạch, ăn uống điều độ hạn chế đồ cay nóng, uống nhiều nước thì bệnh sẽ mau khỏi.

Chú ý: Sau khi trích mủ có thể dùng cao mỏ quạ hoặc lá mỏ quạ giã , đắp ngày 1 lần, có tác dụng diệt trùng làm sạch vết thương, kích thích mọc tổ chức hạt, lên da non và thu miệng vết thương.

Tin liên quan
  • Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo YHCT
  • Bài thuốc chữa viêm họng cấp và mạn tính
  • Bài thuốc chữa co giật ở trẻ em bằng Y học cổ truyền
  • Video liên quan

    Chủ Đề