Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì

Khối lượng tịnh là gì? Bạn thường thấy cụm từ khối lượng tịnh trên các sản phẩm như: sữa chua vinamilk, sữa ông thọ, hay của các hộp sữa chua loại khác…. Tuy nhiên lại chưa thực sự hiểu thuật ngữ này là gì, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về khối lượng tịnh nhé.

Khối lượng tịnh là gì

Khối lượng tịnh dịch sang tiếng anh là gì? Đó là Net Weight. Hiểu một cách đơn giản khái niệm khối lượng tịnh trên bao bì là gì, nó chính là tổng khối lượng thực của sản phẩm. 

Một số người thắc mắc rằng: không tính những vật nhỏ, đựng trong bao bì nhỏ, mà xét đến bao bì dày hơn thì khối lượng tịnh có bao gồm bao bì không? Câu trả lời là không. 

Cách tính khối lượng tịnh

Khối lượng tịnh được ký hiệu là W. Công thức tính khối lượng tịnh được xác định như sau:

W = m.g

Trong đó:

    • m là khối lượng của vật, được đo bằng kg hoặc g
    • g là gia tốc trọng trường tại điểm đặt vật, có đơn vị là [m/s2]. Gia tốc trọng trường của trái đất có giá trị là 9,81 m/m2

Trọng lượng tịnh là gì?

Trong trường hợp khối lượng của vật cộng với khối lượng bao bì thì đó là trọng lượng tịnh, hay là Gross Weight. Trọng lượng tịnh của một vật thực chất chính bằng giá trị khối lượng tịnh của vật đó, tính bằng đơn vị g [hoặc kg].

Ví dụ đơn giản như thế này: Một thùng sữa có trọng lượng 50kg. Trước khi cho sữa vào thì người dùng đo được khối lượng của thùng là 0,5kg. Vậy suy ra khối lượng tịnh của sữa là 49,5kg. Còng tổng 50kg chính là trọng lượng tịnh.

Ý nghĩa của khối lượng tịnh

Ý nghĩa của khối lượng tịnh trên bao bì sản phẩm

Khối lượng tịnh và khối lượng của vật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông qua cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì sản phẩm thì người ta biết được mức độ khối lượng của từng sản phẩm riêng biệt. Nó là căn cứ để phân loại các sản phẩm với nhau. Cũng theo đó, người tiêu dùng đưa ra sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng.

Thông thường, khối lượng thường được in ở mặt sau, góc bên phải của bao bì sản phẩm.

Quy định về trọng lượng tịnh

Bản chất, trọng lượng tịnh là giá trị khối lượng của vật, do đó nó cũng được tuân theo Thông tư số 21/2014 của Bộ khoa học và Công nghệ. Quy định này được áp dụng với những cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh sản phẩm đóng gói.

Các sản phẩm đảm bảo thông tin đầy đủ về: thể tích, diện tích, chiều dài… đồng thời có cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì phù hợp theo quy định. Khối lượng thực của hàng hóa chứa trong bao bì được xác định thông qua phương pháp đo tiêu chuẩn. Quy cách đóng hàng phù hợp, lượng thực sản phẩm đảm bảo không nhỏ hơn lượng tối thiểu cho phép.

Đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu, cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn đo lường. Những cơ sở đáp ứng yêu cầu này sẽ được cấp dấu định lượng. Còn trường hợp vi phạm thì sẽ bị hủy bỏ giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Sự khác nhau giữa khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh

Khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh là hai đơn vị dễ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. 

Xét trên phương diện vật lý, khối lượng để chỉ số lượng trên vật chất cấu thành nên vật còn trọng lượng lại thiên nhiều về lực tác dụng lên vật. Lực đó thường là trọng lực. Khối lượng có giá trị không đổi. Còn trọng lượng biến thiên theo sự tác động của trọng lực khi đặt trong các môi trường khác nhau.

Sự khác biệt giữa khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh

Về mặt vật chất, khối lượng và khối lượng tịnh là số đo cân nặng của hàng hóa không tính bao bì. Trọng lượng tịnh là khối lượng hàng hóa có tính cả bao bì. Trọng lượng tịnh bao gồm cả khối lượng tịnh.

Bài viết là những kiến thức tổng hợp nhằm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc khối lượng tịnh là gì, dịch sang tiếng anh thì ra sao. Ngoài ra, còn là ý nghĩa của khối lượng tịnh trên bao bì, cách tính và những quy định chung về đại lượng này. Hy vọng qua đây có thể mang đến cái nhìn toàn diện cho bạn đọc, giúp bạn áp dụng tốt nhất vào thực tế khi xét đến khối lượng tịnh của từng sản phẩm. 

Cách ghi định lượng hàng hóa trên nhãn hàng hóa

Trả lời:

- Tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về nhã hàng hóa quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

- Tại Điều 13 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 13. Định lượng hàng hóa

1. Hàng hóa định lượng bàng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.

2. Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên.

3. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa.

4. Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng.

5. Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó.

6. Cách ghi định lượng hàng hóa quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Như vậy cách ghi định lượng hàng hàng hóa cần tuân thủ các quy định tại Điều 13 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và cụ thể hóa tại Phụ lục II của Nghị định này như sau:

PHỤ LỤC II

QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA
[Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ]

1. Cách thể hiện một số đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa

STT

ĐƠN VỊ ĐO

CÁCH THỂ HIỆN

1

Đơn vị đo khối lượng

kilôgam [kg], gam [g], miligam [mg], microgam [µg].

2

Đơn vị đo thể tích

lít [l], mililít [ml]; microlít [µl].

3

Trường hợp hàng hóa ở trạng thái rắn thì dùng đơn vị đo thể tích

mét khối [m3], decimét khối [dm3], centimét khối [cm3], milimét khối [mm3].

4

Đơn vị đo diện tích

mét vuông [m2], decimét vuông [dm2], centimét vuông [cm2], milimét vuông [mm2].

5

Đơn vị đo độ dài

mét [m], decimét [dm], centimét [cm], milimét [mm].

Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hàng hóa bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo.

PHỤ LỤC II

QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA
[Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ]

1. Cách thể hiện một số đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa

STT

ĐƠN VỊ ĐO

CÁCH THỂ HIỆN

1

Đơn vị đo khối lượng

kilôgam [kg], gam [g], miligam [mg], microgam [µg].

2

Đơn vị đo thể tích

lít [l], mililít [ml]; microlít [µl].

3

Trường hợp hàng hóa ở trạng thái rắn thì dùng đơn vị đo thể tích

mét khối [m3], decimét khối [dm3], centimét khối [cm3], milimét khối [mm3].

4

Đơn vị đo diện tích

mét vuông [m2], decimét vuông [dm2], centimét vuông [cm2], milimét vuông [mm2].

5

Đơn vị đo độ dài

mét [m], decimét [dm], centimét [cm], milimét [mm].

Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hàng hóa bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo.

2. Cách ghi định lượng của hàng hóa

TT

TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HÓA

CÁCH GHI

1

- Hàng hóa dạng rắn, khí.

- Hàng hóa là hỗn hợp rắn và lỏng.

- Hàng hóa là khí nén.

- Khối lượng tịnh.

- Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn.

- Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực [hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực].

2

- Hàng hóa dạng nhão, keo sệt.

- Hàng hóa dạng nhão có trong các bình phun.

- Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực.

- Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun.

3

- Hàng hóa dạng lỏng.

- Hàng hóa dạng lỏng trong các bình phun.

- Thể tích thực ở 20 °C.

- Thể tích thực ở 20 °C gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun.

4

Thuốc dùng cho người; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật:

- Dạng viên;

- Dạng bột;

- Dạng lỏng;

- Thuốc kích dục cho cá đẻ.

- Số lượng viên, khối lượng 1 viên.

- Khối lượng tịnh.

- Thể tích thực.

- Đơn vị Quốc tế UI hoặc IU.

- Số bào tử.

5

Giống cây trồng: Hạt giống.

- Khối lượng tịnh.

6

Giống thủy sản

- Lượng tế bào;

- Số con hoặc số cá thể;

- Khối lượng tịnh.

7

Hàng hóa là vật phẩm gồm nhiều cỡ khác nhau theo kích thước bề mặt của chúng.

Kích thước bề mặt: chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính hoặc đường chéo.

8

Hàng hóa dạng lá xếp theo tấm.

Độ dày, diện tích hoặc [chiều dài] x [chiều rộng] của 1 tấm.

9

Hàng hóa dạng lá xếp theo cuộn.

Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn.

10

Hàng hóa dạng sợi, dạng thanh.

Tiết diện hoặc những thông số tương đương [những thông số có thể suy ra được tiết diện đó] và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh.

- Nếu sợi, thanh được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ hơn.

- Ghi tiết diện/sợi, số lượng sợi và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của sợi hoặc thanh.

- Nếu sợi, thanh có vỏ bọc.

- Ghi thêm chiều dày lớp vỏ bọc.

11

Đường ống.

Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống.

12

Lưới tấm.

Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh.

13

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật dụng.

Kích thước của khối sản phẩm, hàng hóa đó.

Phương Hà

Văn Bản Pháp Quy

Video liên quan

Chủ Đề