Cách hát hay như ca sĩ là ai?

Có nhiều người sinh ra đã có một giọng ca hát trời phú. Nhưng có nhiều người, mặc dù có niềm đam mê với âm nhạc mãnh liệt nhưng giọng hát thì quá dở. Thực tế, việc bạn hát hay hay hát dở còn phụ thuộc vào việc bạn luyện tập và đầu tư công sức như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách hát hay cho người hát dở tại nhà cực đơn giản. 

Bài tập trong cách hát hay cho người hát dở

Bước 1: Tập thở

Bạn hát không hay, bạn muốn cải thiện kỹ năng hát cho mình? Tuy nhiên, để có thể hát hay thì cần một quá trình dài để luyện tập và rèn luyện. Chúng ta có thể nhận thấy, nguyên nhân đầu tiên khiến những người có năng lực hát rất tốt trở nên hát dở đó chính là việc không biết điều khiển hơi thở khiến cho bản thân tạo nên một áp lực lên giọng hát, khiến cho âm phát ra ngoài không được bắt tai. 

Việc bạn cần làm đó chính là luyện tập điều chỉnh hơi thở một cách thường xuyên để có thể hát tốt hơn. Ví dụ, vào những đoạn điệp khúc, bạn cần lấy hơi thở đều để hát cho chính xác. Những nốt cao, bạn cần lấy hơi thật sâu để đủ sức lên được nốt.

Bước 2: Tập hát và điều chỉnh tư thế

Bạn cần phải tập hát theo gam nhạc từ những nốt cơ bản từ thấp lên cao. Ví dụ, bạn sẽ học những nốt cơ bản như: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố rồi tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp. Bài tập hát này rất cơ bản nếu bạn muốn cải thiện được giọng hát của mình trở nên trầm bổng và có nhịp điệu.

>>> Xem ngay: Giọng gió là gì? Hướng dẫn cách hát giọng gió cực đơn giản

Bạn hãy cố gắng tập những nốt cơ bản trong âm nhạc

Ngoài ra, để hát tốt bạn cũng cần điều khiển tư thế của mình một cách hợp lý như có thể ngồi hoặc đứng hát. Tóm lại, khi tập hát bạn nên ngồi để có tinh thần thoải mái, dễ chịu, cơ thể được buông lỏng.

Bước 3: Khởi động trước khi hát

Để có thể hát hay, hát đúng nhịp, giọng hát không bị phô thì bạn cần khởi động cơ thể rồi bắt đầu luyện tập. Có nhiều người nhận định sai lầm rằng khi bắt đầu hát thì nên hát nốt thấp nhất. Tuy nhiên, nhiều giảng viên thanh nhạc khuyên rằng, cách hát hay cho người hát dở đó là hãy bắt đầu từ những nốt ở giữa, lên cao dần rồi mới xuống thấp.

Bước 4: Luyện tập phát âm đúng

Dù bạn nói hay bạn hát thì phát âm chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy được tôn trọng. Nếu bạn phát âm đúng thì khi hát sẽ tác động đến giọng hát của bạn hay hơn nhiều khi bạn phát âm sai. Bạn hãy cố gắng tập hát rồi ghi âm lại xem bài hát đó mình hát đã phát âm đúng chưa. Đặc biệt, với những bạn hát bằng tiếng Anh thì việc bạn hát đúng rất quan trọng.

Bước 5: Liên tục luyện tập

Nếu bạn cảm thấy bản thân không hề cải thiện được giọng hát, giọng hát vẫn thô, cứng thậm chí khó nghe thì bạn cần dành thời gian thật nhiều trong ngày để luyện tập, mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút luyện tập thanh nhạc để cải thiện giọng hát của mình.

Thường xuyên lập tập mỗi ngày để cải thiện giọng hát

Một số lưu ý khi cải thiện giọng hát

Bạn nên bỏ túi cho mình một số lưu ý cơ bản trong cách hát hay cho người hát dở mà chúng tôi đã đúc kết ra được từ những kinh nghiệm của những người hát hay. Cụ thể như sau:

- Bạn hãy hát theo đúng tông giọng của mình: Bạn đừng thấy giọng mình không hay mà cố gắng “bắt chước” giọng hát của một người nào đó. Đừng ép bản thân mình phải hát theo giọng gió, hát những nốt thật cao bởi vì như vậy sẽ gây khó chịu rất nhiều cho người nghe.

- Để tông giọng linh hoạt: Bạn chỉ cần tập luyện thường xuyên, chăm chỉ mỗi ngày sẽ gặt hái được thành công, điển hình như hát được nốt cao, xuống được nốt thấp một cách tự nhiên.

- Không nên hát ngoài tông giọng: Có thể bạn sẽ học được một số mẹo để hát giọng hay hơn nhưng những mẹo như vậy sẽ khiến bài hát của bạn trở nên không tự nhiên, giọng hát của bạn bị lạc tông khiến cho bài hát trở nên “thảm hại”.

- Luyện tập độ rung: Để rung môi, bạn hãy thổi không khí qua đôi môi, cách này sẽ làm cho môi va chạm và rung lên. Âm thanh giống như tiếng br, phát ra khi bạn gặp lạnh. Nếu môi bạn ở trạng thái căng khi bạn thở ra, chúng sẽ không rung. Vì vậy, bạn nên cố gắng thư giãn đôi môi của mình, và nếu điều này không hiệu quả, hãy đẩy khóe miệng về phía mũi khi tập luyện.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản để chúng dễ dàng mở và đóng khi hát. Các loại thức uống không đường, không chứa Caffein, không chứa cồn cũng không nên sử dụng trong quá trình luyện hát. Cố gắng uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để tốt cho giọng hát và sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên uống nước ấm và mật ong, chanh vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho thanh quản của bạn, đồng thời hạn chế được tình trạng viêm họng khi thời tiết giao mùa. 

Uống nhiều nước giúp bôi trơn thanh quản

Tập luyện mỗi ngày như nào để hát hay?

- Một cách hát hay cho người hát dở đó là bạn hãy tìm kiếm cho mình một chiếc micro không cần quá đắt tiền nhưng nó có thể kết nối được với máy tính.

- Bạn bắt đầu hát và ghi âm giọng hát của mình trên máy tính, điện thoại sau đó phát lại âm thanh vừa ghi.

-  Bài hát bạn chọn cần phải dễ hát. Không những thế, bạn cần cố gắng thuộc lời trước ghi âm để cho việc hát trở nên thuận lợi.

>>> Xem ngay:4 Cách lấy hơi khi hát và một số lưu ý lấy hơi bạn nên biết

Có phương pháp tập luyện mỗi ngày khoa học

- Sau khi đã thu âm thành công, bạn hãy tua lại từ đầu để xem giọng hát của mình như thế nào. Dù bạn có hát dở, không tốt hoặc tệ đến đâu thì khi nghe lại bản thu âm bạn sẽ có thể rút ra được kinh nghiệm cho những lần sau. 

Hơn  nữ, bạn có thể tham khảo thêm khóa học “Học hát từ xa - Nhanh và đơn giản” của giảng viên Lương Bằng Quang trên UNICA để cải thiện giọng hát của mình được tốt hơn.

Chi tiết khóa học "Học hát từ xa - Nhanh và đơn giản"

Khoá học "Học hát từ xa - Nhanh và đơn giản" là một khóa học online, bao gồm 32 bài giảng giúp bạn luyện tập các kỹ thuật mở khẩu hình để thuận tiện cho việc luyện tập mở quãng như hát các nốt cao, hát các nốt trầm, luyện tập các mẫu luyện thanh cơ bản. Kết thúc khóa học, các bạn sẽ nắm được khẩu hình và hơi thở một cách đơn giản và hiệu quả, biết cách lấy hơi thở, nén hơi, vận dụng hơi khi hát. Unica mang đến cho bạn khoá học hát online để có cơ hội gặp gỡ và lắng nghe ca sĩ Lương Bằng Quang chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn rèn luyện giọng hát qua khoá học hát cơ bản.

Khóa học "Học hát từ xa - Nhanh và đơn giản"

XEM NGAY TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Xem ngay: Học hát từ xa - nhanh và giản đơn

Với những chia sẻ về cách hát hay cho người hát dở ở bài viết trên, hy vọng các bạn có thể cải thiện được giọng hát của mình một cách hiệu quả. Không những thế, thông qua khóa học được giới thiệu, các bạn sẽ tự tin hơn với chất giọng của mình vì mỗi người sinh ra không ai có thể hát hay khi chưa có sự luyện tập. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm khoá học viết nhạc, học nhảy zumba hoặc học chơi thêm một số nhạc cụ đơn giản như học đàn ukulelekhóa học guitar online để giúp mình thêm kinh nghiệm và kiến thức âm nhạc nhé! 

Chúc các bạn thành công!


Tags: Hát

Mình google được bài này. Bạn tham khảo nhé"

A = Luồng hơi.Đừng bao giờ giữ chặt hơi thở của bạn khi hát. Dòng hơi là thứ tạo nên và luân chuyển thanh âm của bạn, vì thế hãy để cho nó được lưu thông dễ dàng. Tránh kiểu thở bằng xương đòn và thở bụng, thay vào đó hãy học cách thở thích hợp cho việc ca hát, gọi là thở bằng cơ hoành. Lấp đầy phần dưới của phổi, như thể bạn đang đều lấp đầy một cái ống bên trong cuốn quanh eo của bạn.

B = Breathing properly for singing
Thở một cách thích hợp trong lúc hátyêu cầu đôi vai phải thấp và thả lỏng, không rướn cao khi lấy hơi vào. Một ca sỹ có thể có được sức mạnh của giọng mình bằng cách làm khỏe các cơ trong lưng của họ.

C = Communicate the music's message.
Giao tiếp qua thông điệp âm nhạc. Trong suốt buổi trình diễn, phải chú ý trong cách trao đổi các thông điệp âm nhạc, nó rất quan trọng . Nếu bạn mắc phải một “sai lầm” nào, đừng gây chú ý về nó đến khán giả. Thậm chí hầu như mọi người không quan tâm đến nó

D = Diaphragmatic Support
Hỗ trợ cơ hoành. Phát triển sức mạnh và sự điều phối của cơ hoành để có thể tự kiểm soát tốc độ, số lượng của việc phóng thích hơi,

E = Elasticity of the Vocal Folds.
Sự co giãn trong cách phát âm. Luồng hơi đẩy qua các khẽ của dây thanh âm, làm rung lên và tạo nên âm thanh. Âm thanh có thể giảm sự co giãn nếu như bạn sử dụng quá mức, hoặc không sử dụng, hoặcc do tuổi tác. Hãy luôn luôn luyện giọng với các bài tập phát âm cơ bản để giữ giọng bạn thật tốt.

F = Free your natural voice
. Hãy tạo giọng tự nhiên. Đừng quá lệ thuộc vào bất kỳ loại nhạc nào – thậm chí ngay cả loại nhạc mà bạn ưa thích. Hãy học cách hát với giọng tự nhiên và đầy đủ bằng cách phát triển và điều phối cách phát âm mạnh. Sau đó thêm vào phong thái nghệ thuật thì bạn sẽ đạt được phong cách ca hát mà bạn muốn.

G = Guessing Games.
Đoán nhạc. Đừng bao giờ tự đoán các nốt nhạc mà bạn sẽ hát. Hãy lắng nghe trước khi bạn hát.

H = High notes
Nốt cao yêu cầu hơi dài và dai. Nhiều sinh viên luôn có khuynh hướng giữ hơi để hát giọng cao. Để không khí tràn vào. Cố gắng tăng hơi và sẽ đạt được kết quả.

I = Increase your breathing capacity and control
Điều chỉnh và tăng dần khả năng hít thở bằng cách luyện tập hít thở mỗi ngày. Tránh việc hít thở theo khuôn mẫu. Ca sĩ phải biết ứng dụng các cụm từ dài, điều này rất quan trọng.

J = Jumping Jacks.
Nhảy tự do. Nếu bạn đang gặp rắc rối với cơ thể trong khi hát, hãy cố gắng làm một số động tác có lợi cho tim mạch, như nhảy tự do một vài phút trước khi bắt đầu lại. Thỉnh thoảng các bộ phận trong cơ thể bạn cần được đánh thức.

K = Know your limits.
Hãy biết tự giới hạn. Đừng hát quá cao hoặc quá thấp. Đừng hát tập trung vào âm khó. Đừng bao giờ ngân dài giọng. Điều này sẽ không tạo kết quả tốt cho việc hát cao, thấp hoặc giọng khỏe mà ngươc lại sẽ tạoáp lực đến giọng của bạn.

L = Low notes
Nếu bạn sử dụng quá nhiều hơi sẽ tạo nên nốt thấp. Cố gắng giảm hơi để có được âm điệu tự nhiên và thoải mái.

M = Mirror.
Gương. Hãy nên luyện tập trước gương sẽ giúp ca sĩ khám phá nhiều về khả năng, cũng như những động tác của họ là chính xác. Hãy nên luyện tập trước gương và có thể đối mặt với khán giả.

N = Never sing if it hurts to swallow. Không bao giờ được hát nếu như bạn cam thấy đau khi nuốt.


O = Open your mouth wider.
Mở miện rộng hơn. Há miệng rộng từ 9 đến 10 lần sẽ giúp bạn có được âm giọng mạnh hơn và chuẩn hợn.

P = Prepare your instrument before singing
. Chuẩn bị cơ thể trước khi hát. Ca sĩ rất giống vận động viên. Luôn phải chăm sóc cơ thế bằng cách căng những cơ phát âm ra và thả lỏng cơ thể trước khi hát.

Q = Quit smoking.

Không hút thuốc. Không nói quá lớn. Không nói quá nhiều..

R = Raise the Soft Palate.
Nâng vòm miệng lên cao. Hãy tạo một khoảng không lớn trong miệng bạn bằng cách nâng cao vòm miệng, hoặc phần thịt phía sau cổ họng, điều này sẽ giúp bạn có được giọng hát sâu.

S = Sing through the vocal breaks.
Hát âm ngắt. Nếu bạn không thường xuyên luyện tập cơ bắp với những hoạt động cần thiết để hát qua các đoan có âm điệu ngắt quảng, thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Phải hát vượt qua nó, cố gắng vượt qua …

T = Tone Placement.
Điều chỉnh âm điệu. Hãy học cách điều chỉnh âm điệu và cách tạo âm vang sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt rất lớn trong khả năng ca hát. Trong điều kiện bình thường, ca sĩ phải có khoang mũi lớn, ngực rộng, xương cứng cáp để có thể tạo âm vang tốt. Hãy tập trung vào cách tạo âm vang theo đúng cách, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phát triển âm thanh cá nhân.

U = Unique Voice Under Construction.
Hãy luôn kiểm soát giọng hát của bạn. Hãy nhớ rẳng mỗi người sở hữu một giọng hát riêng biệt và nó chỉ thay đổi theo môi trường hoặc thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bạn hãy thưởng xuyên quan tâm, lắng nghe giọng hát của mình cũng như sử dụng các công cụ luyện thanh để giữ giọng luôn tốt.

V = Vibrato.
Giọng ngân. Giọng ngân là một giọng hát tự nhiên, nó sẽ bị thay đổi bất thường nếu bạn cố gượng ép nó.. Bạn đừng nên quá tập trung trong việc luyện giọng ngân. Mà hãy tập trung vào các kiến thức cơ bản trong cách hát, thở và hỗ trợ. Khi bạn đạt được những điều đó thì tự nhiên bạn sẽ hát được với giọng ngân.

W = Water. Water. Water
. Nước, Nước, Nước. Phải uống nước với nhiệt độ mà nơi bạn đang đứng để giữ giọng thật tốt. Nếu bạn chỉ uống nước thật nóng hoặc thật lạnh, nó sẽ tạo nên những tiếng rít trong miệng bạn. Điều này khiến cho giọng của bạn sẽ run hoặc căng thẳng khi bạn bước vào nơi có nhiệt độ khác.

Y = You Can Sing with Impact!
Bạn chỉ có thể hát khi bị thúc ép! Hãy thường xuyên luyện giọng mỗi ngày. Đừng hát chỉ khi bị thúc ép.

Z = Zzzzzzzz.
Hãy nghỉ ngơi. Khi bạn mệt, giọng của bạn sẽ biểu hiện điều đó. Một cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất giọng của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề