Cách làm bài văn lập luận giải thích loigiaihay

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu Đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Phần I

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

Theo đ văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a] Xác định yêu cầu chung của đề.

Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn

b] Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì

- Ai có chí thì sẽ thành công.

c] Chứng minh:

- Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?

Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì?

- Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu [đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã để lấy dẫn chứng].

2. Lập dàn bài

a] Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.

b] Thân bài:

- Xét về lí:

+ Chí cho con người vượt trở ngại.

+ Không có chí sẽ thất bại.

- Xét về thực tế:

+ Những tấm gương thành công của những người có chí.

+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn

c] Kết bài:

- Phải tu dưỡng chí.

- Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.

3. Viết bài

- Tập trung viết đúng theo chủ đề và dàn ý đã lập.

- Phân chia thời gian hợp lí.

4. Đọc lại và sửa chữa

- Đọc và sửa lỗi chính tả.

Video hướng dẫn giải

Cho đề văn: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.

[trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2]

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Tìm hiểu đề:

+ Yêu cầu về nội dung: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

+ Yêu cầu hình thức: văn nghị luận giải thích.

- Tìm ý:

+ Tìm nghĩa của câu nói qua việc giải thích các khái niệm.

+ Liên hệ với thực tế cuộc sống.

2. Lập dàn bài:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung câu nói.

* Thân bài:

- Giải thích các từ ngữ trọng tâm của câu nói để làm rõ luận điểm cần giải thích:

+ Sách là gì?

+ Ngọn đèn bất diệt là gì ? [ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chuỗi tối tăm].

+ Trí tuệ là gì?

- Dẫn chứng: từ các tác phẩm ca dao, tục ngữ [túi khôn của dân gian], sách giáo khoa, …

- Những câu nói tương tư: Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới,…

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu nói.

3. Viết bài.

4. Kiểm tra và sửa chữa.

Loigiaihay.com

Luyện tập lập luận giải thích

Câu 1

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề văn: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người“. Hãy giải thích nội dung của câu nói đó.

a] Tìm hiểu đề và tìm ý:

Đề văn yêu cầu giải thích vấn đề gì? Cắt nghĩa câu nói để nắm được vấn đề cần giải thích. Chú ý giải thích ý nghĩa của hình ảnh “ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ” để thấy người nói đã coi trọng vai trò của sách như thế nào.

Liên hệ với thực tế [Sách giáo khoa, sách tham khảo,… em đang sử dụng] và với những ý kiến khác về vai trò của sách trong đời sống của con người [đọc lại bài Ích lợi của việc đọc sách ở Bài 19] để xác định hướng phát triển ý trong bài viết.

b] Lập dàn bài:

- Giải thích các từ ngữ trọng tâm của câu nói để làm rõ luận điểm cần giải thích: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. [giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng].

- Giải thích mối quan hệ giữa sách và trí tuệ.

+ Sách là kết tinh của trí tuệ. Có trí tuệ thì mới có sách.

+ Sách giúp phát triển trí tuệ.

- Tại sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người? Không có sách thì sao? Đưa ra ví dụ để khẳng định vai trò “dẫn đường” của sách.

- Giải thích ý nghĩa của câu nói bằng những liên hệ trong thực tế và bằng những câu nói khác, ví dụ: Sách là người bạn lớn của con người.

- Em có đồng tình với câu nói tôn vinh vai trò của sách ấy không? Em có suy nghĩ gì về việc đọc sách và lựa chọn sách, dùng sách cho việc học tập?

- Sắp xếp các ý dự định sẽ viết theo bố cục ba phần, chú ý trình tự giải thích các ý trong nội dung của vấn đề.

c] Viết một số đoạn văn: Viết đoạn Mở bài, một số đoạn giải thích cụ thể, Kết bài.

2. Thực hành trên lớp

- Thực hiện các yêu cầu của thầy, cô giáo

- Trao đổi với các bạn trong tổ về dàn bài

- Chú ý lắng nghe nhận xét của thầy, cô giáo, của các bạn; ghi chép và xem lại dàn ý của mình để chỉnh sửa nếu cần.

Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Đề bài: Một nhà văn nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.Hãy giải thích nội dung câu nói đó.

Lời giải chi tiết

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đề yêu cầu giải thích vấn đề: Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.

- Các từ then chốt cần giải thích.

+ Sách là gì?

  • Ngọn đèn sáng bất diệt: Soi ánh sáng mãi mãi cho trí tuệ con người.

2. Lập dàn bài:

a] Mở bài:

- Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ.

- Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó.

- Vì thế có nhà văn nói: [Câu nói]

b] Thân bài:

[1] Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa.

[2] Nói tới sách là nói tới trí tuệ con người.

- Đây là hình thức lưu giữ tri thức từ xưa tới nay.

- Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người.

[3] Những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt:

- Những tác phẩm ghi lại truyện ở dân gian, ca dao dân ca của nhân dân ta.

- Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phẩm văn chương của các nhà văn.

- Sách giáo khoa là sự kết tinh những cuốn sách mang trí tuệ con người.

[4] Hiểu sâu thêm câu nói thông qua những câu nói khác về sách.

Chẳng hạn: “Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người”.

c] Kết bài: Tình cảm thái độ của em với sách, với lời câu nói trên.

Loigiaihay.com

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Video hướng dẫn giải

Đề 1 [trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2]      

Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

1. Mở bài:

- Giới thiệu 2 câu thơ

- Khái quát nội dung câu thơ đó.

2. Thân bài:

- Giải thích từng câu thơ:

+ Câu 1: mọi người không chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng cây suốt cả mùa xuân.

+ Câu 2: Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây.

=> Từ xuân ở câu này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu.

- Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường.

- Khẳng định việc trồng cây xanh có rất nhiều ích lợi.

3. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động.

Đề 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2 [trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiều người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

1. Mở bài: Giới thiệu câu ca dao.

2. Thân bài:

- Giải thích câu ca dao.

+ Nghĩa đen: nhiễu điều là miếng vải phủ lên gương cho khỏi bị bụi.

+ Nghĩa bóng: chỉ sự đùm bọc che chở gắn bó của đồng bào cả nước

=> Câu ca dao khuyên nhủ người trong một nước phải thương yêu, đùm bọc nhau như anh em một nhà

- Biểu hiện:

+ Chiến công oanh liệt: Bạch Đằng, Chi Lăng.

+ Tinh thần được thể hiện qua các việc làm cụ thể.

- Bài học được rút ra.

3. Kết bài: Ý nghĩa của câu ca dao vãn còn vẹn nguyên.

Đề 3

Video hướng dẫn giải

Đề 3 [trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ.

- Khái quát nội dung câu tục ngữ.

2. Thân bài:

- Giải thích:

+ Thất bại: là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống, là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.

+ Thành công: là đạt được những kết quả theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

→ Vậy để có những thành công cần phải có thất bại. Mỗi lần thất bại cho ta kinh nghiệm, sự từng trải để có thể tiến tới thành công mà không bị thất bại nữa.

- Dẫn chứng trong cuộc sống.

- Bài học rút ra: không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà chỉ có những lần vấp ngã, thất bại mới làm ta đứng lên, gần thành công hơn mà thôi.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

Đề 4

Video hướng dẫn giải

Đề 4 [trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2]  

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa lời nói trong cuộc sống.

1. Mở bài:

- Lời nói là công cụ của giao tiếp.

- Giới thiệu 2 câu nói: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua … nhau”.

2. Thân bài:

- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. Lời nói vừa lòng là những lời lẽ lịch sự, tế nhị.

- Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.

- Muốn có khả năng lời nói đẹp cần có quá trinh rèn luyện, học tập.

- Cần tránh hiện tượng nói ngon, nói ngọt để nịnh hót.

3. Kết bài: Mỗi người cần phải biết nói lời hay, ý đẹp.

Đề 5

Video hướng dẫn giải

Đề 5 [trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Em giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

1. Mở bài: Dẫn dắt vào lời khuyên: Học, học nữa, học mãi.

2. Thân bài:

- Giải thích: Học là gì? Học nữa, học mãi là gì?

- Học ở những đâu? [học lẫn nhau, học trong sách vở, học ở trường…]

- Tác dụng của việc học?

+ Học sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều điều trong cuộc sống này.

+ Học giúp ta không bị lạc hậu.

+ Học giúp ta có thể kiếm được một việc làm tốt hơn.

- Tấm gương học tập: Bác Hồ.

- Khẳng định vai trò to lớn của việc học và học không ngừng.

3. Kết bài: Tuổi trẻ cần phải học để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề