Cách làm giảm sưng nướu răng

SKĐS - Sưng nướu răng không nguy hiểm nhưng khá phổ biến. Sưng nướu răng khiến cho nướu răng sung, đỏ và đau. Sưng nướu răng có thể do nhiễm trùng gây viêm nướu răng, mang thai hoặc thiếu dinh dưỡng. Răng giả không vừa, hút thuốc hoặc đánh răng không đúng cách cũng có thể gây sưng nướu răng.

Điều trị

Thuốc uống là liệu pháp sẵn có để điều trị sưng nướu rang, nhưng bạn cũng có thể điều trị sưng nướu răng bằng những cách đơn giản dưới đây:

1.Dinh dưỡng hợp lý

Đây là bước quan trọng nhất để đối phó với bất cứ rối loạn sức khỏe nào trong đó có sưng nướu răng. Dinh dưỡng hợp lý gồm canxi, vitamin C và D và axit folic giúp bạn tránh được tình trạng sưng nướu răng. Những loại hoa quả như chanh, cam, nho, dâu tây v.v…chứa nhiều vitamin C, các sản phẩm sữa, cá, sữa đậu nành vv…chứa nhiều canxi và các loại rau lá xanh chứa nhiều axit folic.

Tất cả các loại trứng, dầu gan cá, dầu hạt hướng dương giàu vitamin D. Chế độ ăn của bạn nên bao gồm tất cả các loại thực phẩm này.

2. Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng và lạnh có thể giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, cần chườm lên mặt chứ không phải trực tiếp lên nướu răng. Trước tiên, đắp một miếng vải đã ngâm nóng sau đó là chườm bằng một túi rau quả để lạnh. Lặp lại chu kỳ nóng - lạnh khoảng 2-3 lần

3. Nước muối

Muối ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt. Chà nướu răng bằng nước muối nhẹ sau khi đánh răng và súc lại bằng nước ấm sau đó. Thực hiện 3 lần/tuần. Bạn cũng có thể thêm chút muối vào ly nước ấm và súc miệng mỗi ngày 2 lần.

4. Nha đam

Sản phẩm tự nhiên này là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho sưng nướu răng. Nha đam có tác dụng chống viêm và chống vi khuẩn giúp làm giảm các triệu chứng nướu răng viêm. Bôi và thoa nhẹ nhàng gel lá nha đam và rửa sạch với nước ấm. Thực hiện cách này vài lần mỗi ngày.

5. Nghệ

Củ nghệ chứa curcumin giúp giảm đau và viêm nướu răng. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan nhiễm khuẩn. Trộn bột nghệ với nước thành bột nhão và bôi lên nướu răng bằng ngón tay và thoa nhẹ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

6. Gói trà đen

Tannin trong gói trà đen có thể làm giảm viêm nướu răng nếu chúng được bôi ở xung quanh khu vực bị ảnh hưởng sau khi được ngâm với nước ấm. Súc miệng sạch với nước muối ấm. Thực hiện 2 lần/ngày.

7. Ô xi già

Đây là một chất khử trùng giúp chứa các vấn đề răng miệng gồm đau nướu răng. Không sử dụng dung dịch ô xi già trên 3%. Lắc đều dung dịch chứa chất khử trùng và nước này sau đó súc miệng với nước ấm.

8. Gừng

Trộn bột gừng với muối và sau đó bôi trực tiếp lên khu vực bị bệnh trong miệng.

9. Đinh hương

Trộn dầu đinh hương với hạt tiêu đen và bôi hỗn hợp này lên nướu răng bị sưng để giảm đau. Dầu dinh dương có thể bôi trực tiếp lên nướu răng sưng.

10. Những cách khác

Chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa, tránh các đồ uống nóng và lạnh, các sản phẩm liên quan đến thuốc lá và rượu, thay bàn chải đánh răng định kỳ…cũng là những cách khác để khắc phục nướu sưng.


  • VI
  • EN

  • Dịch vụ
    • Răng sứ thẩm mỹ
      • Cấy ghép implant
        • Chỉnh nha - Niềng răng
        • Nha khoa tổng quát
        • Bảng giá
          • Khám và tư vấn răng
          • Phục hình răng sứ
          • Nha khoa tổng quát
          • Chỉnh nha - Niềng răng
          • Cắt nướu
          • Cấy ghép implant
        • Khuyến mãi
        • Khách hàng tại đại nam
          • Câu chuyện khách hàng
          • Khách hàng lột xác tại Đại Nam
        • Chi nhánh
        • Liên hệ

        • 179-181 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, HCM
        • [+84] 964 444 999
        • VI
        • EN

        Bạn đã bao giờ cảm thấy sưng tấy ở răng và nướu chưa? Răng sưng có thể gây đau đớn và là một vấn đề nghiêm trọng bởi đây thường là kết quả của tình trạng răng bị nhiễm trùng. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân gây sưng răng, những gì nên làm nếu bạn đang gặp tình trạng này và cách giúp bạn giảm bớt sự khó chịu đó.

        Bạn nên liên lạc với chuyên gia nha khoa của mình ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sưng răng nào. Nếu bạn không thể liên lạc với chuyên gia nha khoa, đồng thời tình trạng sưng răng của bạn còn đi kèm với sốt và sưng mặt, tốt nhất bạn hãy đến ngay phòng cấp cứu.

        Dù cho tình trạng của bạn nghiêm trọng hay không, sưng răng có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây gây ra:

        Áp xe răng: Áp xe răng do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở chân răng [quanh chóp răng] hoặc mặt bên chân răng [nha chu]. Áp xe chứa đầy mủ và thường do sâu răng, tổn thương hoặc các liệu trình thẩm mỹ nha khoa khác gây ra, bởi vết nứt cung cấp lối vào cho vi khuẩn và vì thế khiến răng bị nhiễm trùng. Các triệu chứng áp xe răng gồm:

        • Đau răng nhói ở cổ, tai hoặc xương hàm
        • Sưng hạch bạch huyết ở gần hàm hoặc ở cổ
        • Sốt
        • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh
        • Sưng mặt và cổ
        • Ê buốt khi cắn hoặc nhai

        Nhiễm trùng gây sưng đau là một việc không hề dễ chịu chút nào. Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để điều trị áp xe răng hoặc thậm chí là cách để giải quyết tình trạng sưng mặt do nhiễm trùng răng, vậy bạn cần phải được điều trị bằng y khoa. Kể cả khi áp xe tự hết, bạn vẫn cần đi khám nha sĩ để đảm bảo nhiễm trùng không lây lan. Phương pháp điều trị của nha sĩ có liên quan đến việc giải quyết tình trạng áp xe, đồng nghĩa với việc dẫn lưu ổ áp xe. Họ cũng có thể kê đơn cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể nhổ bỏ răng hoặc tiến hành điều trị tủy răng.

        Răng khôn bị kích ứng: Răng khôn phát triển và nhú khỏi nướu là quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi sự thay đổi này có thể gây sưng răng. Răng khôn gây sưng nếu chúng bị ảnh hưởng, tức là khi răng vẫn còn dưới nướu. Nếu răng khôn mọc trồi ra khỏi nướu, chúng tạo ra các khoảng trống nơi vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nướu và dẫn đến sưng đau. 

        Bạn có thể thắc mắc làm thế nào để khắc phục tình trạng nướu sưng gần răng khôn và đáp án thường là nhổ bỏ. Sau khi nhổ bỏ răng khôn, tình trạng sưng nướu và khu vực răng đã nhổ bỏ có thể vẫn khá đáng kể trong quá trình vết thương dần lành lại. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này và ngăn ngừa bất kỳ loại vi khuẩn nào, hãy đảm bảo rằng bạn súc miệng với nước muối ấm mỗi vài giờ. Sử dụng túi chườm đá lên phần má có chứa răng khôn cũng có thể giúp giảm cơn đau. Nếu khu vực sưng đau có cảm giác nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế, hãy đến gặp ngay chuyên gia nha khoa để được điều trị kịp thời.

        Viêm nướu: Viêm nướu là dạng ban đầu của bệnh nướu răng. Tình trạng này rất phổ biến khiến nướu sưng tấy, đỏ, kích ứng và có thể chảy máu sau khi đánh răng. May thay, viêm nướu có thể được điều trị tại nhà bằng thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế tiêu thụ đồ ăn vặt và đồ uống có đường, cũng như dừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Tuy nhiên, nếu bạn đang có các triệu chứng viêm nướu, bạn nên tìm đến chuyên gia nha khoa để được kiểm tra và điều trị một cách triệt để.

        Thiếu hụt Vitamin C: Bạn có biết rằng bệnh scorbut - bệnh thường gặp ở các thủy thủ, chỉ là một thuật ngữ của việc thiếu hụt Vitamin C? Thiếu hụt Vitamin C có thể dẫn tới sưng quanh răng. May mắn là chúng ta có thể ăn nhiều hoa quả chi cam chanh như cam và bưởi để phòng tránh tình trạng đó xảy ra. Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin C cũng có thể hỗ trợ tình trạng này. Nếu bạn cho rằng mình đang thiếu hụt Vitamin C, hãy nói chuyện với chuyên gia nha khoa hoặc chuyên gia y tế của bạn để họ xác định liều lượng bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. 

        Thuốc và các nguyên nhân khác: Một số loại thuốc nhất định cũng có thể có phản ứng phụ là sưng răng. Nếu bạn để ý rằng kem đánh răng hoặc nước súc miệng gây kích ứng cho răng và nướu, hãy ngừng sử dụng chúng cho tới khi gặp được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

        Điều trị và giảm đau cho răng sưng

        Nếu bạn đang bị sưng răng, bước đầu tiên bạn cần thực hiện là đến gặp chuyên gia nha khoa. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra sưng nướu và răng của bạn cũng như đưa ra cho bạn những phương án điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên, bạn có thể súc miệng nước muối ấm tại nhà để rửa sạch vi khuẩn trong miệng. Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen cũng có thể giúp giảm sưng và đau nhức. 

        Miệng bạn chứa đầy vi khuẩn và thậm chí chiếc bàn chải hằng ngày cũng có thể khiến răng sưng tấy. Tuy vậy việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cẩn thận vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa chứng sưng răng trong miệng bạn. Điều đó có nghĩa là đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluor và làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, sử dụng máy tăm nước hoặc các thiết bị vệ sinh kẽ răng khác. 

        Không giống như vết bầm hoặc vết cắt nhẹ trên da, sưng tấy gần răng trong miệng bạn có thể là vấn đề nghiêm trọng và bạn nên giải quyết tình trạng đó càng sớm càng tốt. Các nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác không chỉ giúp điều trị các cơn đau mà còn giải quyết tình trạng nhiễm trùng nếu có. Ngoài ra, việc bạn tiếp nhận điều trị càng sớm càng giúp bạn nhanh loại bỏ tình trạng sưng tấy ở răng cũng như nhanh chóng trở lại với nụ cười tươi khỏe, tự tin và hoàn toàn không còn cảm giác nhức nhối bởi các cơn đau nữa. 

        Chủ Đề