Cách lắp 1 bộ máy tính

Ngày nay nhiều người có nhu cầu mua sắm máy tính phục vụ nhu cầu cơ bản như công việc, giải trí. Bạn có thể chọn máy nguyên bộ được lắp rắp sẵn. Nhưng nếu có chút kinh nghiệm thì nên mua linh kiện về lắp ráp, như vậy sẽ tiết kiệm được khá tiền mà cầu hình thì lại phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình.

 

Để lắp ráp được một chiếc PC máy tính các bạn cần mua những linh kiện sau:


Linh kiện chính nhất thiết phải có:
  1. Mainboard
  2. CPU
  3. RAM
  4. Ổ cứng [loại HDD hoặc SSD]
  5. Nguồn [Power]
  6. Case - Thùng máy
  7. Bàn phím
  8. Chuột
  9. Màn hình

Linh kiện phụ có thể có hoặc không có cũng được
  1. Card màn hình
  2. Card âm thanh
  3. Loa.

Cách chọn lựa.

1. Mainboard là bo mạnh chính của máy tính, có chức năng kết nối các linh kiện khác lại với nhau để máy tính có thể hoạt động được. Mainboard hiện giờ có khá nhiều hãng nổi tiếng sản xuất nhưng đáng chú ý nhất là Gigabyte và MSI.

Mainboard của hãng Gigabyte được nhiều người ưa dùng


Chọn mainboard đầu tiên phải chú ý đến kích thước. Đa số mainboard đều có kích thước chuẩn ATX, nếu bạn muốn lắp máy nhỏ gọn thì hãy chọn mainboard mini-ATX hoặc micro-ATX. Xem mainboard hỗ trợ CPU loại nào. Ví dụ mainboard Gigabyte GA-B150M-D3H hỗ trợ CPU intel core thế hệ thứ 6 và thứ 7. [Thông tin này xem từ trang web của nhà sản xuất]

2. CPU: Hiện giờ có nhiều hãng sản xuất CPU tuy nhiên nổi tiếng và nhiều người dùng vẫn là intel. Intel có các dòng CPU chính hiện nay là core i3, i5, i7, hoặc Core Xeon. Nếu chỉ sử dụng ở mức bình thường, làm công việc văn phòng thì bạn có thể chọn core i3, i5, còn cần một máy có cấu hình mạnh để chơi game, dùng chương trình đồ hoạ, dựng phim thì core i7 hoặc core Xeon sẽ phù hợp với bạn.

CPU của hãng Intel nổi tiếng nhất.


Trong các dòng trên thì lại có sự phân biệt giữa các thế hệ, ví dụ core i5 thế hệ thứ 5 hoặc thế hệ thứ 6. Các thế hệ về sau chúng được nâng cấp và cả thiện nhiều hơn do đó các dòng này về sau sẽ mạnh và tốt hơn.. Theo ví dụ trên thì nếu bạn mua CPU thế hệ thứ 5 sẽ không thể chạy trên mainboard Gigabyte GA-B150M-D3H

3. RAM là bộ nhớ đệm của máy, RAM càng lớn thì tốc độ máy chạy càng nhanh. Với những máy tính dùng cơ bản thì RAM khoảng 4GB hoặc 8GB là phù hợp. Hiện giờ RAM DDR3 và DDR4 là mới nhất, khi chọn RAM bạn nên chú ý xem mainboard của mình hỗ trợ loại RAM, bus nào và dung lượng tối đa là bao nhiêu. Nếu mainboard hỗ trợ RAM DDR4 bus 2300 thì bạn có thể lắp tất cả những thanh RAM có chỉ số bus lớn hơn hoặc bằng 2300, bus càng cao máy chạy càng nhanh, tuy nhiên giá thành cũng cao hơn. Cùng ví dụ trên nếu bạn mua Gigabyte GA-B150M-D3H thì bắt buộc phải mua RAM DDR4 vì mainboard này không hỗ trợ RAM DDR3

4. Ổ cứng hiện tại phổ biến là HDD và SSD. Máy tính sử dụng ổ cứng SSD sẽ chạy nhanh hơn tuy nhiên giá thành cũng cao hơn nhiều so với ổ cứng dạng HDD. Một ổ cứng SSD 500GB sẽ có giá khoảng 4-5 triệu, ổ 1TB giá từ 8 đến 10 triệu. Do đó giải pháp hiện tại dùng một ổ SSD loại nhỏ 128 hoặc 256GB để cài hệ điều hành, còn ổ HDD dùng chứa dữ liệu.

5. Nguồn Power: Chọn nguồn thì đơn giản, hầu hết các máy tính đều có thể dùng bộ nguồn 480W. Tuy nhiên câc thông số của nhà sản xuất họ đưa ra đều vượt mức thực tế. Một bộ nguồn được ghi 700-800W thì công suất thực tế chỉ ở mức 400-500W.

6. Case: Chọn case cũng đơn giản, bạn nên chọn case thông thoáng có nhiều lỗ thông hơi, để cho máy tính không bị hầm hơi nóng. Tốt nhất nên chọn những thùng máy có gắn quạt làm mát cả phía trước và sau, như vậy trong thùng máy sẽ không bị bít hơi làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.

7. Chuột và bàn phím cũng đơn giản tất cả chuột và bàn phím mới hiện này đều dùng cổng USB để kết nối, chỉ cần gắn vào là chạy. Chuột quang và chuột có dây là phổ biến nhất, nhưng bạn cũng có thể chọn mình chuột không dây. Chuột có dây sẽ dùng điện từ máy tính còn chuột không dây bạn phải sử dụng pin AA.

8. Màn hình. Ngày xưa màn hình có hình vuông, nhưng hiện tại đa số là hình chữ nhật với độ phân giải Full HD. Bạn nên chọn màn hình độ phân giải càng cao thì sẽ cho chất lượng sắc nét hơn. Màn hình máy tính trung bình sẽ có kích thước từ 20 đến 27 inch. Nếu chỉ sử dụng vào công việc văn phòng nên nên mua màn hình khoảng 20 đến 24 inch, còn thích xem phim, video thì chọn màn hình cỡ 26-27 inch hoặc lớn hơn.

  1. 1

    Tìm hiểu nơi bán linh kiện. Các cửa hàng linh kiện máy tính thường trưng bày sản phẩm cho bạn dễ dàng lựa chọn, nhưng bạn có thể tìm được sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn khi đặt mua trực tuyến. Một vài trang web mua hàng điện tử trực tuyến là Tiki, Shopee và Lazada.

    • Đừng bỏ qua các linh kiện đã qua sử dụng, đặc biệt khi các phần đó được xếp vào nhóm "Like New" [như mới] hoặc vẫn còn tốt. Bạn thường có thể mua những linh kiện này với mức giá cực kỳ ưu đãi và chất lượng không hề thua kém sản phẩm mới.

  2. 2

    Tìm hiểu từng linh kiện mà bạn muốn mua. Bạn nên đọc tạp chí và các trang web đánh giá của người tiêu dùng để biết thêm thông tin. Mặc dù vậy, đây chỉ là một trong những bước quan trọng nhất, vì mọi thứ còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của phần cứng.

    • Bạn có thể tham khảo các bài viết về việc lắp ráp máy tính với giá thành thấp, cách chọn linh kiện khi lắp ráp máy tính và cách để lắp ráp máy tính hoạt động vừa mạnh vừa êm.
    • Xem sản phẩm mà bạn muốn mua có được đánh giá tốt hay không trên trang web đặt hàng và trang web khác. Tránh các biểu đồ hoặc số liệu mang tính chất quảng cáo, vì thông tin đó thường được “phù phép” để trông tốt hơn thực tế. Một số trang web đánh giá công nghệ uy tín là Tinh Tế, Linus Tech Tips, Tom’s Hardware hoặc Gamers Nexus.
    • Sau khi tìm thấy linh kiện được đánh giá tốt, bạn cũng nên xem các đánh giá tiêu cực về sản phẩm đó. Có thể bạn sẽ nhận ra linh kiện đó có một số chức năng tốt, nhưng không thích hợp với nhu cầu của mình.

  3. 3

    Tìm bộ xử lý. Bộ xử lý [CPU] là thành phần nòng cốt quyết định hiệu suất máy tính. Tốc độ gigahertz [GHz] của bộ xử lý càng cao thì dữ liệu được xử lý càng nhanh. Nhiều ứng dụng sử dụng nhiều phân luồng cùng lúc, nên bộ xử lý nhiều nhân có thể cải thiện hiệu suất.

    • Bộ xử lý sẽ chiếm phần lớn ngân sách của bạn.
    • Bộ xử lý thường có 4 nhân, 6 nhân hoặc nhiều hơn. Bạn chỉ cần dùng bộ xử lý dưới 6 nhân, trừ khi muốn lắp ráp máy tính chơi game có hiệu suất siêu cao.
    • Hai nhà sản xuất bộ xử lý đứng đầu thị trường là Intel và AMD. Thông thường, AMD cung cấp các giá trị tốt hơn.

  4. 4

    Chọn bo mạch chủ phù hợp với bộ xử lý. Bạn cần chọn bo mạch chủ tương thích với bộ xử lý bằng cách kiểm tra đế cắm CPU và bo mạch chủ. Một vài yếu tố khác mà bạn cần quan tâm khi chọn bo mạch chủ là:[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • "Wi-Fi tích hợp sẵn" [đảm bảo máy tính có thể kết nối không dây]
    • Bluetooth
    • Nhiều khe RAM
    • Hỗ trợ card đồ họa nếu cần [Khe PCIe x16]

  5. 5

    Mua RAM. Đây là linh kiện có vai trò lưu trữ dữ liệu cho chương trình đang hoạt động, do đó việc chọn RAM có dung lượng phù hợp rất quan trọng. Trước khi mua RAM, bạn cần kiểm tra xem bộ xử lý và bo mạch chủ hỗ trợ loại RAM nào.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Máy tính giới hạn dung lượng RAM có thể sử dụng, và giới hạn đó được xác định bởi dung lượng của bộ xử lý [thường là 64GB] và các ứng dụng. Nếu chương trình nào đó chỉ lưu trữ 1GB dữ liệu trong RAM thì việc có nhiều RAM không làm tăng tốc độ thực hiện tác vụ. Thông thường bạn chỉ cần dùng RAM có dung lượng 8GB, còn máy tính dùng để chơi game cần RAM 16GB.
    • Tùy thuộc vào bo mạch chủ mà bạn sẽ mua RAM DDR3 hoặc RAM DDR4. Sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ sẽ cho bạn biết loại RAM phù hợp.

  6. 6

    Mua ổ cứng. Nhìn chung, mua ổ cứng là việc đơn giản, vì hầu hết ổ cứng đều tương thích với đa số bo mạch chủ và bộ xử lý, nhưng bạn cần đảm bảo ổ cứng được chọn sẽ vừa với thùng máy. Bạn có thể mua ổ cứng SATA lưu trữ được ít nhất 500GB dữ liệu, và đảm bảo đó là sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín như Western Digital, Seagate hoặc Toshiba.

    • Ổ cứng cơ bản có tốc độ 7200 RPM.
    • Ổ cứng cũng có thể dùng kết nối IDE thay cho SATA, nhưng SATA mới hơn và được hỗ trợ trên mọi bo mạch chủ đời mới.
    • Nếu muốn ổ cứng có kích thước nhỏ hơn với tốc độ truy hồi dữ liệu nhanh hơn, bạn có thể mua ổ cứng thể rắn [SSD]. Loại ổ cứng này đắt hơn hầu hết ổ cứng máy tính tiêu chuẩn. Thường thì chúng được dùng làm ổ cứng phụ trợ cho ổ cứng lớn hơn.
    • Ổ cứng SSD thường có đầu kết nối SATA, với dòng sản phẩm mới hơn sử dụng NVMe M.2 hoặc SATA M.2. Một số bo mạch chủ có thể không hỗ trợ NVMe hoặc M.2 tiêu chuẩn.

  7. 7

    Mua card đồ họa nếu cần. Card đồ họa riêng cần cho việc chơi các game mới nhất, nhưng không cần thiết đối với máy tính được dùng để thực hiện tác vụ thường ngày. Nếu muốn xem hay chỉnh sửa nhiều video HD hoặc chơi game, bạn cần mua card đồ họa riêng.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tương tự như mọi linh kiện khác, bạn cần đảm bảo card đồ họa tương thích với bo mạch chủ. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề thường gặp.
    • Card đồ họa sẽ chiếm khoảng ⅓ ngân sách dành cho máy tính chơi game.
    • Gần như mọi CPU của Intel đều được tích hợp card đồ họa nên bạn không cần mua thêm nếu muốn dùng máy tính để thực hiện công việc văn phòng, duyệt web, soạn thảo email và thỉnh thoảng chơi game trực tuyến. Công ty AMD cũng sản xuất bộ xử lý 2200G và 2400G được tích hợp sẵn card đồ họa mạnh, hỗ trợ chơi các game có thiết lập thấp.
    • Card đồ họa còn được gọi là "card video" hoặc "GPU".

  8. 8

    Đảm bảo bộ nguồn cung cấp đủ năng lượng cho máy tính hoạt động. Bộ nguồn cung cấp điện năng cho mọi linh kiện trong máy tính. Một số thùng máy được lắp sẵn bộ nguồn, nhưng số khác cần được lắp thêm. Bộ nguồn phải có đủ điện năng để sạc toàn bộ linh kiện; đừng lo rằng bộ nguồn mạnh sẽ tiêu tốn nhiều điện khi phải cung cấp nhiều điện năng hơn mức cần thiết, vì bộ nguồn chỉ tạo điện năng khi bạn sử dụng máy tính và con số trên bộ nguồn chỉ thể hiện lượng điện năng tối đa.

    Lời khuyên: Hãy chọn bộ nguồn của các nhà sản xuất có tiếng tăm như Seasonic, beQuiet, EVGA hoặc Corsair.

  9. 9

    Chọn thùng máy vừa hữu dụng vừa dễ nhìn. Thùng máy bảo vệ các linh kiện máy tính. Một số thùng máy có sẵn bộ nguồn, nhưng nếu bạn muốn lắp máy tính dùng để chơi game, tốt hơn hết hãy trang bị thêm bộ nguồn riêng, vì bộ nguồn được lắp sẵn thường có chất lượng không cao.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kích thước thùng máy sẽ phụ thuộc vào số khay ổ cứng và khe lắp thẻ, cùng với kích thước và loại bo mạch chủ.
    • Hãy chọn thùng máy có thể chứa toàn bộ linh kiện, bao gồm ổ cứng.
    • Thùng máy có thể ngăn không khí lưu thông khiến một số linh kiện cao cấp cần nhiều điện năng bị nóng.

Video liên quan

Chủ Đề