Cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa

Hiện nay, các giao dịch chuyển tiền đã trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn khi chỉ với vài thao tác có thể hoàn thành. Tuy nhiên, lại có một số người lợi dụng hình thức chuyển khoản này để thực hiện các hành vi lừa đảo. Chính vì vậy, Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao? Là thắc mắc của không ít người.

Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để giải đáp Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao?

Các trường hợp bị lừa chuyển đảo chuyển khoản

Vấn đề bị lừa đảo chuyển khoản là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như hành chính, hình sự, dân sự… và tác động đến nhiều đối tượng dưới những thủ đoạn tinh vi.

Cách thức của những tên lừa đảo thường là đưa ra những thông tin gian dối hoặc những thủ đoạn gian dối kết hợp với những giấy tờ phù hợp để thuyết phục nạn nhân tin tưởng và thực hiện việc giao tiền, chuyển khoản. Nhưng sau đó khi đã nhận được tiền thì tìm mọi cách để cắt đứt liên lạc.

Những người bị lừa chuyển đảo chuyển tiền phần lớn là những người “nhẹ dạ cả tin”, thường chủ yếu xác định qua những nhóm đối tượng người quen, học sinh, sinh viên, người trung niên, người già.

Việc bị lừa chuyển tiền thường được diễn ra dưới các hình thức như:

+ Bán hàng, chào mời mua hàng trực tuyến rồi yêu cầu người mua chuyển tiền qua tài khoản trước nhưng sau đó, bên bán lại không giao hàng, tìm cách “cắt đứt liên lạc”, khoá facebook, zalo… sau khi đã nhận đủ tiền từ bên mua thông qua việc nhận chuyển khoản.

+ Bên lừa đảo đóng vai bên dịch vụ chuyển hàng hoá, quà tặng của người thân, bạn bè của nạn nhân từ nước ngoài, yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ hoặc yêu cầu nạn nhân nộp phạt cho cơ quan hải quan qua một tài khoản cá nhân. Sau khi nhận được tiền thì tìm mọi cách chặn điện thoại, để chiếm đoạt số tiền đã chuyển.

+ Bên lừa đảo thông qua việc liên lạc qua tổng đài, qua các trang mạng xã hội mà nạn nhân tham gia để thông báo về việc nạn nhân này được trúng thưởng một chương trình nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân phải chuyển một số tiền để hoàn tất hồ sơ để nhận thưởng. Sau khi người bị hại chuyển tiền thì cũng bị mất liên lạc với bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng [bên lừa đảo].

Cách xử lý khi bị lừa đảo chuyển khoản

Việc lừa đảo chuyển khoản là một trong những vấn nạn nhức nhối hiện nay trong xã hội. Nhiều người khi bị rơi vào trường hợp này đều vô cùng hoang mang, lo lắng, không biết Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao?

Đối với trường hợp này có hai cách giải quyết như sau:

+ Nếu vừa mới chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng và phát hiện ra việc lừa đảo thì người bị hại thực hiện thông báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cho Ngân hàng.

Trường hợp này, khi nhận được thông báo, Ngân hàng sẽ tạm thời phong toả số tiền vừa gửi vào tài khoản của bên bị lừa để tiến hành xác minh xem có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót gì không.

Việc làm này của bên Ngân hàng sẽ giúp người bị lừa đảo kéo dài được thời gian, đồng thời đối tượng có hành vi lừa đảo sẽ tạm thời chưa thể chiếm đoạt được số tiền của bạn.

Trường hợp tài khoản thụ hưởng bị khoá, bị phong toả còn số tiền bạn chuyển đến thì Ngân hàng sẻ trả lại tiền cho người bị hại, bị chuyển nhầm. Còn trường hợp số tiền chuyển nhầm đã được rút thì Ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản, yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn nhưng nếu họ không trả thì người bị hại sẽ lấy đó làm cơ sở để khởi kiện ra Toà án hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền.

+ Trường hợp sau khi thực hiện việc thông báo với Ngân hàng mà không tìm được người lừa đảo, cũng không nhận lại được tiền vì lệnh chuyển tiền không có sai sót gì hoặc người bị hại chuyển tiền chuyển bằng hình thức khác không phải qua thẻ ngân hàng, lúc này để nhận lại số tiền bị lừa đảo người bị hại cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an.

Trường hợp, biết rõ thông tin nơi bên lừa đảo cư trú thì người bị hại làm đơn trình báo lên cơ công an nơi người đó cư trú. Trường hợp người bị hại không biết rõ về đối tượng lừa đảo, không biết nơi cư trú của đối tượng này thì thực hiện việc trình báo tại cơ quan công an nơi người bị hại cư trú.

Việc trình báo lên cơ quan công an là việc làm cần thiết để giúp bạn có thể tìm được người đã có hành vi lừa đảo người khác chuyển tiền. Chỉ khi nào biết đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo là ai, cư trú tại đâu thì người bị hại mới có khả năng đòi lại tài sản.

Trên đây là hai cách giải quyết nếu rơi vào trường hợp bị lừa đảo chuyển khoản. Tuy nhiên, việc lấy lại tiền sẽ rất khó khăn và cũng gây tốn thời gian, công sức, tinh thần của người bị hại. Chính vì vậy, tốt nhất hãy luôn đề cao cảnh giác, xác định chắc chắn và rõ ràng thông tin đối tượng nhận tiền, cũng như xem xét kỹ lưỡng trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào để tránh tổn thất về tài sản.

Hành vi lừa đảo chuyển khoản bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] người lừa người khác chuyển tiền qua tài khoản bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có một trong các dấu hiệu như:

 – Có hành vi sử dụng những thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối thường được thể hiện ở việc đưa ra những lời nói, những hành vi khác gian dối, đưa ra những thông tin không đúng sự thật, hoặc trái với sự thật nhưng nhằm mục đích tạo lòng tin, sự tin tưởng từ đối tượng có tài sản, từ đó lấy được tài sản từ người này và chiếm đoạt tài sản đó.

 – Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản như tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản… chưa được xoá án tích nhưng lại tái phạm. Hoặc tài sản bị chiếm đoạt được xác định là phương tiện kiếm sống chính mà nạn nhân và gia đình nạn nhân hoặc việc chiếm đoạt tài sản này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, và an toàn xã hội.

Trường hợp sau khi tìm kiếm và xác định được người có hành vi lừa đảo, dù chưa đủ yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này thì văn bản kết luận của cơ quan điều tra xác định được hành vi vi phạm của người này, và với thông tin xác định nơi cư trú, sinh sống của người có hành vi lừa đảo này cũng là cơ sở để bạn có thể khởi kiện người này để đòi lại tài sản bị lừa đảo.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Liên kết nhanh

  • Tìm thẻ phù hợp với bạn
  • Ưu đãi mở thẻ
  • Ưu đãi sử dụng thẻ
  • Tiết kiệm
  • Vay mua xe
  • Tỷ giá

1. Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, lấy lại thế nào?

Nếu ngay sau khi chuyển tiền liền phát hiện mình bị lừa, việc đầu cần làm là gọi điện tới tổng đài ngân hàng để thông báo chuyển nhầm. Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, phía ngân hàng sẽ tạm thời phong tỏa tài khoản và tiến hàng xác minh.

Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để kéo dài thời gian, khiến kẻ lừa đảo tạm thời chưa thể chiếm đoạt được số tiền. Muốn giải quyết triệt để vấn đề và đòi lại được tiền, người bị hại cần phải tố giác ngay với cơ quan công an về hành vi lừa đảo.

Nếu nộp đơn tố giác gửi lên cơ quan công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn trình báo công an;

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại [bản sao công chứng];

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh [video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…].

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được tư vấn cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.

2. Thời gian lấy lại tiền bị lừa đảo là bao lâu?

Nếu là cá nhân tham gia lừa đảo, cơ quan điều tra có thể sẽ dễ dàng tìm ra kẻ phạm tội hơn. Tuy nhiên đối với lừa đảo có tổ chức thì sẽ cần một thời gian để truy tìm và xử lý.

Vì vậy, số tiền bị lừa có thể được trả lại cho người bị hại trong vòng vài tuần, hoặc thậm chí là vài tháng, vài năm, cho tới khi nào cá nhân, tổ chức lừa đảo bị tìm thấy.

3. Kẻ đi lừa đảo sẽ bị phạt thế nào?

Về mức phạt hành chính

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Với trường hợp xử lý hình sự, người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b] Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b] Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy vào số tiền chiếm đoạt và các tình tiết liên quan, người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị áp dụng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.

Xem thêm

4. Các chiêu trò lừa đảo chuyển khoản ai cũng nên biết để tránh

Gần đây, việc lừa đảo chuyển khoản dần trở nên phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều người vướng phải. Sau đây là một số chiêu thức lừa đảo quen thuộc:

- Giả vờ bán hàng online -nếu có khách mua thì bắt đặt cọc tiền để giữ hàng. Đây là cách rất phổ biến có thể thấy trên các trang mạng điện tử như Facebook, Zalo… Nhiều khách hàng chủ quan không kiểm tra rõ thông tin người bán mà đã vội vàng chuyển tiền, sau đó mãi không được nhận đồ mới phát hiện mình bị lừa.

- Hack tài khoản mạng xã hội của bạn bè, người thân sau đó nhắn tin vay tiền.

- Đóng vai dịch vụ vận chuyển gửi hàng hoá, quà tặng, yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ.

- Thông báo trúng thưởng rồi yêu cầu nạn nhân phải chuyển một số tiền để hoàn tất hồ sơ nhận quà.

- Giả danh cơ quan chức năng thông báo về việc người bị hại liên quan đến vụ án hình sự, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra…

Trên đây là những thông tin liên quan đến thắc mắc: Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có lấy lại được không? Nếu gặp rắc rối liên quan, bạn đọc có thể gọi ngay tới tổng đài 1900.6199 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

>> 3 cách nhận biết các cuộc gọi lừa đảo, mạo danh

Video liên quan

Chủ Đề