Cách lấy nước tiểu 3h

Xét nghiệm nước tiểu.

Mẫu nước tiểu xét nghiệm đòi hỏi phải sạch, tươi. Mẫu này cho phép thực hiện các xét nghiệm thường quy như test nhanh bằng que nhúng [dipsticks], kiểm tra đạm niệu hay các thành phần khác như hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, các tinh thể phosphat, oxalat calci... Khi có nghi ngờ bệnh lý chuyên khoa, có thể phải lấy mẫu nước tiểu với những quy trình riêng để đáp ứng được các nhu cầu xét nghiệm cần thiết.

Người bệnh cần lấy nước tiểu giữa dòng để đảm bảo sự chính xác khi xét nghiệm vi khuẩn niệu. Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài. Khi bắt đầu đi tiểu, cần bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó tiểu vào ống nghiệm vô trùng để gửi xuống phòng xét nghiệm vi trùng soi tươi và cấy nước tiểu.

Trong một số trường hợp, các cách lấy nước tiểu thông thường không cho phép thầy thuốc xác định bệnh, cần lấy nước tiểu trực tiếp qua ống sonde bàng quang [ví dụ: áp dụng ở phụ nữ khi có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn và tế bào từ âm đạo, âm hộ do viêm nhiễm]. Kỹ thuật viên sẽ dùng một sonde nhỏ đặt vào bàng quang để lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm vi trùng. Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, đặt sonde, bỏ 100-200 ml nước tiểu đầu, sau đó lấy khoảng 20 ml vào ống nghiệm vô trùng để gửi xét nghiệm vi khuẩn.

Một cách lấy mẫu khác làchọc hút kim trên xương mu để đi vào bàng quang. Đây là mẫu nước tiểu đảm bảo nhất cho xét nghiệm vi khuẩn niệu. Tuy nhiên, việc lấy nước tiểu bằng chọc hút phức tạp hơn lấy mẫu nước tiểu giữa dòng hoặc qua sonde bàng quang. Vì vậy, kỹ thuật này chủ yếu được tiến hành trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ như với trẻ nhỏ.

Trước hết, phải xác định bàng quang căng đầy. Sát trùng trên khớp mu 2 cm, sau đó chọc hút bằng kim và syringe. Lọc bỏ đi 20 ml nước tiểu đầu, sau đó hút 20 ml để gửi xét nghiệm. Sau đó, cần hút thêm để bàng quang hết nước tiểu, tránh rò qua đường kim.

Để đánh giá chính xác sự bài tiết các sản phẩm giáng hóa và đạm niệu, cần lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Xét nghiệm này được các thầy thuốc quan tâm vì thể hiện được toàn bộ các chất trong thời gian dài, chính xác hơn, đặc biệt là trong một số bệnh như viêm cầu thận, đái tháo đường, ung thư...

Cách lấy: 6 giờ sáng ngủ dậy bệnh nhân đi tiểu hết, số lượng này bỏ đi. Sau đó, bệnh nhân sẽ trữ nước tiểu vào bô, chú ý lấy cả nước tiểu khi đi đại tiện; 6 giờ sáng hôm sau tiểu lần cuối vào bô. Để giữ nước tiểu không bị biến chất và thối, nên đổ thêm vào bô 20 ml acid chlohydric 1%.

ThS Nguyễn Vĩnh Hưng, Sức Khỏe & Đời Sống

Video liên quan

Chủ Đề