Cách nuôi mèo trưởng thành

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 2:

Giúp một chú mèo mới quen với giao tiếp

  1. 1

    Giúp mèo tiếp xúc với xã hội càng sớm càng tốt. Để xây dựng một mối quan hệ bền vững với mèo, bạn cần phải đảm bảo mèo cảm thấy thoải mái khi ở cạnh con người. Tập cho mèo giao tiếp xã hội từ sớm là việc rất quan trọng đối với mối quan hệ của chúng với con người sau này.

    • Cho mèo tiếp xúc với người khi mèo được 2 tới 7 tuần tuổi, việc đó sẽ tạo điều kiện tốt cho sau này.[1]
    • Giao tiếp xã hội bao gồm việc bế mèo và khuyến khích mèo tương tác với người hoặc những động vật khác. Những tương tác này cần phải đủ dễ chịu để mèo cảm thấy muốn tiếp tục giao tiếp trong tương lai.[2]
    • Cân nhắc cho mèo tham gia các lớp giao tiếp. Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn vài nơi để bạn cân nhắc.[3]

  2. 2

    Kiên nhẫn với những chú mèo trưởng thành. Nếu mèo của bạn đã trưởng thành, bạn cũng đừng từ bỏ hi vọng. Bạn vẫn có thể giải quyết được việc này. Những tương tác tích cực cũng mất thời gian nhất định khi bạn muốn kết thân với một chú mèo ở độ tuổi bất kì.

    • Kể cả mèo hoang 4 năm tuổi [không được con người chăm sóc] cũng có thể học cách giao tiếp.[4]
    • Giao tiếp với một chú mèo đã trưởng thành sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn. Bạn vẫn sẽ thực hiện các bước như trong bài viết này. Tuy nhiên, bạn nên sẵn sàng với việc mèo sẽ tốn nhiều thời gian hơn thì mới chấp nhận bạn.

  3. 3

    Tạo môi trường sống thoải mái cho mèo. Mèo sẽ không chịu giao tiếp nếu không cảm thấy an toàn và thoải mái. Hãy tạo ra một môi trường yên tĩnh và không có mối đe doạ nào khi bạn mang về nhà một chú mèo mới.

    • Hãy bắt đầu bằng cách đặt mèo trong một căn phòng yên tĩnh, nơi mèo cảm thấy dễ chịu. Phòng ngủ của bạn là một sự lựa chọn tốt. Bạn hãy dành thời gian ở đó để giúp mèo quen với mùi của bạn.[5] Dần dần cho phép mèo khám phá những môi trường khác khi mèo đã cảm thấy thoải mái hơn.
    • Cung cấp cho mèo những địa điểm dễ chịu và thú vị để nằm [và chui vào]. Một cây leo trèo dành cho mèo sẽ rất phù hợp với những chú mèo cần một chút an toàn và riêng tư.
    • Mèo luôn cần được cung cấp sẵn đồ ăn, nước uống, chậu cát và một trụ mài móng.[6]

  4. 4

    Giữ khoảng cách vừa đủ. Đừng kè kè ở bên mèo hoặc vồ vập mèo mọi lúc mọi nơi. Bằng cách bình tĩnh và giữ khoảng cách, bạn sẽ thể hiện cho mèo thấy rằng bạn không nguy hiểm và mèo không cần phải sợ bạn.

    • Việc này đặc biệt quan trọng đối với những chú mèo trưởng thành chưa quen với việc ở cạnh con người. Việc bạn chú ý tới những chú mèo này quá nhiều sẽ lợi bất cập hại. Bạn phải để chúng tự tìm đến bạn.
    • Ngồi đọc sách hoặc xem TV, lờ mèo đi. Rải đồ ăn quanh phòng và khuyến khích mèo bước ra tìm đồ ăn.[7] Mèo sẽ đi theo dấu đồ ăn và tiến tới gần bạn hơn. Hãy ngồi yên. Đừng tới gần hoặc nói chuyện với mèo trước. Cứ để chúng quen với việc ở chung một phòng với bạn đã. Đồ ăn sẽ tạo ra một mối liên hệ tích cực với sự hiện diện của bạn.
    • Để mèo tới gần bạn. Nhử hoặc ném đồ chơi để tạo hứng thú cho chính mình. Đừng vội vuốt ve mèo vì bạn có thể khiến mèo sợ. Ban đầu, hãy để sự hiện diện của bạn không toát lên vẻ nguy hiểm, sau đó hãy bắt đầu vuốt ve mèo, thậm chí mỗi lần chỉ vuốt một cái. Đừng nôn nóng, nếu không, bạn sẽ phải giành lại niềm tin của mèo từ đầu.[8]
    • Hãy nhớ rằng có thể phải mất một thời gian thì mèo mới biết rằng bạn không có ý định làm hại chúng. Còn hiện tại, mèo vẫn chưa quen bạn. Hãy thế hiện tình yêu bằng sự kiên nhẫn khi mèo mới về nhà bạn.

  5. 5

    Sử dụng thiết bị khuếch tán pheromone để trấn an một chú mèo đang sợ hãi. Chúng có chứa một loại pheromone mà mèo tiết ra khi bình tĩnh, nhờ đó, nó sẽ giúp một chú mèo đang sợ hãi cảm thấy yên tâm và thư giãn.

    • Các bộ khuếch tán pheromone rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần cắm chúng vào ổ điện giống như các thiết bị làm thơm phòng khác. Sau đó, hãy kiểm tra định kì để đảm bảo dịch lỏng trong đó không bị cạn.
    • Bạn có thể tìm thấy những thiết bị này ở hầu hết các cửa hàng thú cưng hoặc các tiệm bán đồ trực tuyến.

  6. 6

    Nhẹ nhàng vuốt ve mèo nếu mèo mời gọi bạn. Mèo rất dễ bị quá khích, và chúng sẽ trở nên sợ hãi hoặc đề phòng nếu bạn cứ cố thể hiện tình cảm lúc mèo chưa cho phép. Hãy đảm bảo mèo sẽ liên hệ bạn với một thứ tình cảm dịu dàng và chừng mực thay vì sợ hãi.

    • Nhẹ nhàng vuốt ve mèo nếu mèo cọ vào bạn. Khi mèo cọ mình vào bạn, đó là một cử chỉ thân thiện. Hãy củng cố mối quan hệ mà mèo đang thiết lập với bạn bằng cách tận dụng cơ hội này để vuốt ve.
    • Mèo thích được gãi đầu và cổ. Chúng cũng thích được vuốt lưng ở ngay vị trí đuôi tiếp giáp với cột sống.[9] Tuy nhiên, những cú vuốt dọc sống lưng có thể khiến mèo quá khích tới nỗi chúng muốn cào hoặc cắn bạn.
    • Cho mèo đồ ăn vặt ngay khi bạn vừa bế mèo xong sẽ giúp mèo liên hệ tới sự tiếp xúc thân thể một cách tích cực.[10]

  7. 7

    Bế mèo khi mèo cảm thấy thư giãn. Hãy cứ vuốt ve mèo chừng nào nó còn cảm thấy thích thú, sau đó hãy bế mèo lên và mang mèo tới một nơi có nắng đẹp, hoặc cho mèo đồ ăn. Nhờ đó, bạn sẽ giúp mèo nghĩ rằng được bế là một việc tốt.

    • Đừng cố ôm ấp mèo nếu mèo không muốn.[11] Việc này sẽ phá vỡ niềm tin mà bạn đang cố gây dựng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những chú mèo trưởng thành.
    • Sẽ có những lúc bạn phải bế mèo lên khi mèo không muốn, ví dụ như lúc bạn cần cho mèo vào trong lồng. Hãy làm việc này càng nhẹ nhàng càng tốt, trấn an mèo bằng giọng ôn tồn, vuốt ve hoặc thậm chí là cho mèo ăn đồ ăn vặt.

  8. 8

    Tìm tới sự can thiệp y tế khi đã hết cách. Những chú mèo trưởng thành nhút nhát và hay sợ hãi có thể cần được kê thuốc để giúp thúc đẩy quá trình làm quen. Hãy trao đổi với bác sĩ thú y nếu mọi cách làm trên đều không có tác dụng.[12]

    • Nhiều chuyên gia về hành vi động vật có thể giúp bạn trong những trường hợp nghiêm trọng. Hãy nhờ bác sĩ thú y giới thiệu.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 2:

Xây dựng một mối quan hệ tích cực với mèo

  1. 1

    Đảm bảo rằng bạn là người cho mèo ăn. Khi mèo đã quen với sự hiện diện của bạn, bạn có thể bắt đầu xây dựng một mối quan hệ tích cực. Thức ăn là một động lực tuyệt vời, và bạn nên là người mà mèo liên hệ với đồ ăn. Việc này sẽ giúp mèo liên hệ sự hiện diện của bạn với những điều tích cực.

    • Cho mèo ăn từ hai tới ba bữa nhỏ một ngày thay vì để sẵn một phần ăn lớn cho cả ngày. Điều đó sẽ củng cố mối liên hệ giữa bạn và đồ ăn. Nếu đã để sẵn thức ăn khô cho mèo, bạn vẫn có thể tạo ra những bữa ăn nhỏ với thực phẩm ướt theo cách này.
    • Ở lại trong phòng khi mèo đang ăn để giúp củng cố mối liên hệ giữa bạn và đồ ăn. Bạn cũng có thể vuốt ve mèo khi mèo đang ăn.
    • Việc cho mèo ăn đồ ăn chất lượng cao cũng sẽ giúp mèo tin rằng bạn chính là người mang lại những thứ ngon lành nhất. Dùng đồ ăn vặt để củng cố những hành vi tốt, ví dụ như lúc mèo cọ vào chân bạn hoặc thể hiện tình cảm với bạn.[13]

  2. 2

    Triệt sản cho mèo. Mèo sẽ gắn bó với bạn hơn nếu không bị bản năng kết đôi với những chú mèo khác chi phối.[14]

    • Triệt sản cho mèo cũng là việc cần thiết để hạn chế số lượng mèo. Việc này đặc biệt quan trọng nếu mèo của bạn được nuôi thả.[15] Nếu mèo chưa được triệt sản, bạn hãy liên hệ phòng khám thú y hoặc các cộng đồng nhân đạo khác tại địa phương để đặt lịch.

  3. 3

    Trò chuyện với mèo. Thường xuyên nói chuyện với mèo bằng một giọng nói bình tĩnh và không đáng sợ.[16] Tông giọng và các cử chỉ của bạn sẽ mang lại cho mèo một thông điệp. Hãy thực hiện sao cho thông điệp đó toát lên vẻ thân thiện.

    • Quát tháo mèo [hoặc bất kì một loài động vật nào khác] sẽ khiến nó sợ hãi và không tin tưởng bạn nữa. Ngay cả khi mèo hư, hãy cố gắng đừng mắng mèo.[17]

  4. 4

    Chơi với mèo. Khi mèo đã cảm thấy đủ thoải mái để tiếp cận bạn, bạn có thể nhử hoặc buộc đồ chơi vào sợi dây để dụ mèo chơi cùng. Không phải lúc nào mèo cũng muốn chơi với bạn, vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để trở nên gắn bó với mèo hơn.

    • Nhiều chú mèo rất thích bạc hà mèo. Bạn có thể mua đồ chơi chứa loại thảo mộc này để khuyến khích mèo chơi đùa.[18]
    • Việc chơi với mèo được coi là thành công khi mèo tới rủ bạn chơi cùng. Ví dụ, mèo có thể cọ xát hoặc trèo lên người bạn. Dù bạn có thể dụ mèo chơi bằng những đồ chơi phát sáng hoặc treo lơ lửng, mèo vẫn có thể lờ bạn đi nếu không cảm thấy thích chơi.

  5. 5

    Giữ vệ sinh cho mèo và chậu cát. Mèo sẽ hài lòng khi có một bộ lông và môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên dọn chậu cát cho mèo để mèo không phải sử dụng chậu cát quá bẩn. Một chậu cát bẩn sẽ khiến mèo khó chịu và không vui, và mèo sẽ phản ứng xấu với điều đó.[19]

    • Dù mèo có thể dành nhiều thời gian để chải chuốt, bạn vẫn có thể chải lông cho mèo để cả hai trở nên gắn bó hơn. Hãy dùng loại bàn chải chuyên dụng dành cho mèo. Một số chú mèo sẽ không cho phép bạn động vào, nhưng một số khác sẽ thích khi bạn làm vậy. Việc này còn có thể làm giảm lượng lông mèo rụng trong nhà, nhất là khi bạn nuôi mèo lông dài.[20]

  6. 6

    Giữ cho mèo khoẻ mạnh. Mèo có thể xa lánh hoặc trốn tránh bạn nếu có vấn đề về sức khoẻ. Hãy đưa mèo đi khám sức khoẻ định kì. Liên hệ với phòng khám nếu bạn nhận thấy những thay đổi đáng kể trong sức khoẻ hoặc hành vi của mèo.

    • Mèo sẽ không hiểu rằng bạn quan tâm tới sức khoẻ của chúng khi bị đưa tới phòng khám. Tuy nhiên, giữ sức khoẻ cho mèo chính là cách tốt nhất để bạn thể hiện tình cảm.
    • Mèo có thể không thấy yêu bạn khi bị bạn cho vào lồng để mang đi khám, nhưng những năm tháng khoẻ mạnh sau này có thể bù đắp cho việc đó.

  7. 7

    Nhận ra những dấu hiệu tình cảm. Ai cũng biết rằng rên gừ gừ là dấu hiệu của sự hài lòng ở mèo. Có thể bạn chưa biết, nhưng một cái chớp mắt chậm rãi của mèo cũng là dấu hiệu của sự hài lòng và chấp nhận.

    • Hãy chớp mắt chậm rãi lại với mèo. Nhiều người gọi đây là “nụ hôn của mèo”. Mèo có thể sẽ coi đó là dấu hiệu cho thấy bạn thân thiện và không nguy hiểm.[21]

Hướng dẫn cách nuôi mèo con theo từng độ tuổi:

Xem video Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc mèo con mới đẻ đến khi trưởng thành trên kênh Youtube Dogily Petshop sau đây:

Cách nuôi mèo con mới đẻ [sơ sinh] tới 1 tháng tuổi:

Nếu mèo nhà bạn cho phối giống và vừa sinh hạ được một đàn mèo con đáng yêu. Bạn sẽ bối rối không biết làm gì với bầy mèo con sơ sinh này. Thì đây là những kinh nghiệm chắc hẳn sẽ rất cần thiết cho bạn.

Hình ảnh một chú mèo Bengal con 1 tháng tuổi của Dogily Cattery. Nuôi mèo con sơ sinh tới 1 tháng tuổi đúng cách quyết định lớn đến tương lai sau này của mèo cưng.

Chế độ dinh dưỡng:

Trong giai đoạn này, mèo con chủ yếu là bú sữa mẹ. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm sữa dành cho người [như sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường] cho mèo con bú. Trong trường hợp mèo con mất mẹ, hoặc mèo mẹ không có sữa. Ưu tiên đầu tiên là có được mèo vú nuôi khác để bú nhờ. Trong trường hợp không tìm được mèo mẹ đang nuôi con khác. Bạn có thể sử dụng sản phẩm sữa chuyên dụng để nuôi mèo con sơ sinh có bạn tại các cửa hàng Petshop hoặc cơ sở thú y. Nếu mèo chưa thể tự bú được, bạn phải mua thêm bình sữa để hỗ trợ cho mèo con bú.

Sau 20 ngày tuổi, bạn có thể bắt đầu cho mèo con ăn dặm. Bạn có thể cho mèo con ăn cháo loãng với thịt nạc xay có bổ sung thêm 5-10% rau củ xay nhuyễn. Nếu có nguồn thịt sạch, tươi sống, bạn có thể cho mèo con ăn thịt bò hoặc gà nhưng phải xé nhỏ. Để đảm bảo mèo con dễ ăn và tiêu hóa.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất khi nuôi mèo con sơ sinh, chỉ khi không còn cách nào khác bạn mới nên sử dụng sữa ngoài cho mèo con. Hình ảnh một chú mèo con sơ sinh 3 ngày tuổi của Dogily Cattery

Cung cấp nước sạch thường xuyên cho mèo con. Chỉ nên dùng nước đã tiệt trùng như nước đun sôi để nguội. Không nên pha thêm sữa hoặc đường vào nước uống cho mèo con trong giai đoạn này. Mèo con sẽ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy.

Tiêm phòng, tẩy giun:

Trong giai đoạn này, mèo con chưa đến giai đoạn tiêm vắc xin. Bạn có thể tẩy giun cho mèo con khi được 4 tuần tuổi [28 ngày trở lên].

Lưu ý cách nuôi và chăm sóc mèo con dưới 1 tháng tuổi:

Giữ chỗ ở của mèo con luôn sạch sẽ, ấm áp. Tốt nhất bạn nên có ổ đẻ riêng dành cho mèo con [có thể đóng bằng gỗ, hoặc lót giẻ]. Do mèo con vệ sinh liên tục, bạn nên lót giấy thấm lót ổ cho mèo và thay thường xuyên. Tuyệt đối không để phân và nước tiểu dính lên lông mèo con. Vừa mất vệ sinh và có thể gây bệnh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và viêm phổi cho mèo con sơ sinh.

Cho mèo con tắm nắng vào sáng sớm lúc từ 7-8 h khoảng 30-45 phút. Vào mùa đông lạnh ở miền Bắc, bạn bắt buộc phải có đèn sưởi ấm cho mèo con.

Không tắm cho mèo con dưới 1 tháng tuổi. Bạn chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch với nước ấm và sấy khô lông cho mèo con là được.

Cách nuôi mèo con từ 1 đến 3 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong suốt cuộc đời của một chú mèo. Giai đoạn này định hình về chế độ dinh dưỡng, tiêm vắc xin phòng bệnh cho mèo, huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ. Cũng như cho mèo làm quen với việc tắm, vệ sinh, cắt tỉa móng. Tất cả những việc này sẽ ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình phát triển trọn đời của mèo sau này. Vì vậy, tại phần này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn cả. Mong các bạn kiên nhẫn đọc nhé.

Giai đoạn nuôi mèo con từ 1-3 tháng tuổi đúng cách rất quan trọng. Quyết định đến việc hình thành tính các và ngoại hình của mèo con khi trưởng thành. Hình ảnh một đàn mèo Anh lông ngắn gold hơn 2 tháng tuổi.

Chế độ dinh dưỡng:

Trong giai đoạn này, mèo con đã bắt đầu biết ăn thức ăn hạt khô dành cho mèo, cơm hoặc thịt tươi. Có 3 chế độ ăn để bạn định hướng khi nuôi mèo con để phù hợp với điều kiện của mình. Lựa chọn chế độ ăn trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Vì bạn chọn chế độ ăn nào, mèo sẽ theo chế độ ăn đó trong suốt cả quãng đời của mình.

Chế độ thức ăn hạt khô dành cho mèo con:

Đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp với những người bận rộn. Không có nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho mèo. Trong thành phần của thức ăn hạt khô dành riêng cho mèo đã thiết kế đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về chủng loại phù hợp với mèo con giai đoạn dưới 3 tháng tuổi. Một số thương hiệu khá uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay là Royal Canin, Fitmin, Meo-O… Về cơ bản, ưu điểm của thức ăn hạt khô rất tiện lợi và hoàn toàn đảm bảo khi sử dụng cho mèo con..

Chế độ ăn thịt tươi:

Bản chất của loài mèo là động vật ăn thịt. Bạn không phải lo vấn đề tiêu hóa của mèo khi cho chúng ăn thịt sống ngay từ nhỏ. Miễn là bạn có nguồn thịt tươi, sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi mèo con còn nhỏ dưới 3 tháng, khi răng còn yếu. Bạn nên cắt hoặc xé nhỏ thịt ra cho mèo dễ ăn. Các loại thịt được Dogily Cattery khuyến khích sử dụng là thịt gà, bò, cá hồi, cá nục…

Chế độ nấu ăn cho mèo con.

Ngoài hai chế độ ăn trên. Bạn có thể áp dụng chế độ nấu ăn cho mèo con nếu có thời gian. Việc nấu ăn cho mèo con cũng góp phần tăng sự gắn bó của bạn với chú mèo của mình hơn. Thể hiện sự quan tâm và tình cảm của bạn với mèo cưng. Nếu bạn định hướng nuôi mèo con theo chế độ nấu ăn. Giai đoạn này tốt nhất là cho mèo con ăn cháo hoặc cơm nát trộn với thịt và rau của. Thành phần thực đơn như sau:

  • Tinh bột [cơm, cháo]: 40-50%
  • Chất đạm [protein]: 40-45%. Chủ yếu có trong các loại thịt, cá, gan và nội tạng.
  • Rau củ xay nhuyễn, nấu chín: 5-10%.
Bổ sung thêm vitamin và các thực phẩm bổ sung:

Trong giai đoạn này, mèo con phát triển rất nhanh. Vì vậy, ngoài các thực phẩm có sẵn trong bữa ăn. Để mèo con phát triển khỏe mạnh, tại Dogily Cattery chúng tôi bổ sung thêm canxi nano, dầu cá Omega 369, bột khoáng. Sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung này mèo con sẽ có hệ khung xương chắc chắn, to lớn và bộ lông dày, mềm mượt như nhung.

Việc bổ sung các vi chất như canxi nano, vitamin omega 369 đúng cách trong khi nuôi mèo con từ nhỏ hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của mèo cưng. Hình ảnh một chú mèo ALN chân ngắn, tai cụp cực mập mạp của Dogily Cattery.

Tiêm phòng, tẩy giun:

Bạn nên tẩy giun cho mèo con mỗi tháng/lần. Để loại trừ hoàn toàn giun sán ra khỏi cơ thể mèo. Giúp mèo hấp thu đầy đủ toàn bộ chất dinh dưỡng khi ăn vào. Tiêm phòng vắc xin mũi thứ nhất cho mèo con khi được 7-8 tuần tuổi. Tiêm tiếp mũi thứ hai sau mũi đầu tiên từ 3 tới 4 tuần. Bạn cần đảm bảo mèo con hoàn toàn khỏe mạnh khi tiêm phòng. Không tiêm vắc xin cho mèo khi mèo đang bị ốm, tiêu chảy… Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bác sỹ thú y để tiến hành tiêm phòng cho mèo con. Hạn chế tự mua vắc xin về nhà tiêm nếu bạn không có chuyên môn.

Huấn luyện mèo con đi vệ sinh vào hộp [khay] cát.

Tại Dogily Cattery. Ngay từ 2 tháng tuổi, mèo con đã được chúng tôi huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ vào hộp [khay] cát vệ sinh cho mèo. Vì vậy, nếu mua mèo từ Dogily Petshop, bạn hầu như không phải lo việc huấn luyện cho mèo. Tuy nhiên, nếu bạn mua mèo con từ các địa chỉ khác. Hay nhận mèo bị bỏ rơi về nuôi từ các trung tâm cứu hộ chó mèo. Bạn cần tập cho mèo biết đi vệ sinh vào khay hoặc hộp cát.

Việc huấn luyện mèo đi vệ sinh khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một hộp có kích thước rộng tối thiểu bằng 2 lần chiều dài của mèo. Chiều cao đủ để mèo có thể trèo vào đi vệ sinh. Khi mèo chuẩn bị đi vệ sinh [thường là từ 20-30 phút sau khi ăn uống] bạn đặt mèo lên hộp cát để mèo đi vệ sinh vào đó. Khi chậu đã có mùi vệ sinh. Và mèo con biết chỗ đi vệ sinh. Các lần tiếp theo chúng sẽ tự biết cách tìm nơi đi vệ sinh. Và bới cát để giấu phân cũng như nước tiểu của mình.

Việc huấn luyện mèo con đi vệ sinh đúng chỗ dựa trên nguyên tắc trong tự nhiên của loài mèo. Chúng thường giấu phân đi để đề phòng các loài ăn thịt khác biết được chỗ ở của chúng tìm đến để ăn thịt. Nắm được nguyên tắc này, việc huấn luyện mèo con đi vệ sinh đúng chỗ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Xã hội hóa cho mèo con:

Giai đoạn này mèo con bắt đầu tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Tập cho chú mèo con của bạn làm quen dần với trẻ em và các vật nuôi khác trong nhà. Bạn cũng nên dành thời gian chơi đùa với mèo con để tăng cường sự gắn kết, cũng như giúp cho chú mèo của bạn thân thiện và dạn người hơn. Các gợi ý trò chơi trong khi nuôi mèo con trong giai đoạn này là trò cần câu gắn lông gà, đèn la de chiếu sáng để mèo con chạy theo rượt bắt.

Các lưu ý về cách nuôi và chăm sóc mèo con trong giai đoạn này:

  • Tắm nắng cho mèo con 30-45 phút hàng ngày vào khoảng từ 7-9 giờ sáng
  • Trong giai đoạn này, bạn nên áp dụng một chế độ ăn thống nhất. Không nên đột ngột thay đổi sang chế độ ăn khác. Vì dụ như đang từ chế độ ăn hạt khô lại chuyển qua cho mèo con ăn thịt sống. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của mèo con còn non nớt. Việc thay đổi chế độ ăn khác dễ làm mèo bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chúng. Nếu bất đắc gĩ phải chuyển qua chế độ ăn khác. Bạn nên thay đổi từ từ cho mèo thích nghi dần theo tỷ lệ tăng dần đồ ăn mới trộn lẫn với đồ ăn theo chế độ cũ.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho mèo con. Nhìn chung trong giai đoạn này mèo con đã biệt tự vệ sinh và làm sạch cơ thể. Việc chăm sóc sẽ nhàn hơn nhiều so với giai đoạn nuôi mèo con sơ sinh.
  • Bạn cũng cần chú ý lau khô mắt thường xuyên. Vì mèo con hay bị chảy nước mắt. Nếu không vệ sinh, lau kịp thời, vùng lông quanh mắt mèo con sẽ bị ố vàng. Nghiêm trọng hơn để lâu sẽ gây mất vệ sinh vùng mắt. Phát sinh vi khuẩn gây viêm tuyến lệ, đau mắt cho mèo con.
  • Giữ ấm cho mèo con. Đặc biệt là trong mùa đông lạnh ở miền Bắc.
  • Hạn chế tắm cho mèo con nếu không thực sự cần thiết.

Kinh nghiệm, cách nuôi và chăm sóc mèo con trên 3 tháng đến 1 tuổi:

Đây là giai đoạn mèo con phát triển hoàn thiện. Mặc dù mèo con đã cứng cáp hơn nhiều so với giai đoạn dưới 3 tháng tuổi. Vì vậy, việc nuôi mèo con cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong giai đoạn này, cần lưu ý một số vấn đề như: triệt sản cho mèo con, huấn luyện cho mèo con ăn các loại thức ăn đa dạng khác nhau. Tiếp tục xã hội hóa cho mèo con, cho mèo con làm quen với việc tắm và vệ sinh cơ thể. Các đồ chơi, vật dụng cần thiết để nuôi mèo con trong giai đoạn này. Tất cả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết. Hy vọng các bạn tiếp tục dành thời gian theo dõi bài viết khá dài và chi tiết này của chúng tôi:

Hình ảnh một chú mèo Anh lông ngắn con 8 tháng tuổi màu gold được nuôi bài bản, đúng cách tại Dogily Pet shop.

Chế độ dinh dưỡng.

Trong giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi. Chúng tôi đã giới thiệu cùng bạn 3 chế độ dinh dướng riêng biệt dành cho mèo. Đó là chế độ ăn hạt khô, chế độ ăn thịt tươi và chế độ nấu ăn cho mèo. Đồng thời cũng tư vấn bạn chỉ dùng một chế độ duy nhất trong giai đoạn mèo dưới 3 tháng tuổi. Vì khi đó, hệ tiêu hóa của mèo còn khá non nớt để làm quen với sự thay đổi nhiều loại thức ăn. Dễ bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của mèo con.

Tuy nhiên, khi mèo từ 3 tháng tuổi. Răng và hệ tiêu hóa đã cứng cáp và hoàn chỉnh hơn. Bạn nên tập cho mèo con ăn được cả ba chế độ ăn [hạt, thịt tươi và đồ ăn nấu chín]. Việc này sẽ tập cho mèo con dễ nuôi hơn. Khi đó bạn có thể chủ động cho mèo ăn theo ý mình, tùy vào điều kiện từng thời điểm.

Khi cho mèo ăn thức ăn mới, bạn nên tập cho mèo làm quen từ từ. Ví dụ, ngày đầu tiên bạn nên cho kèm thêm từ 10-20% thức ăn mới, còn lại là thức ăn theo chế độ đang áp dụng. Theo dõi phân và các biểu hiện sức khỏe của mèo con. Nếu không thây có gì bất thường [phân không bị nhão, tiêu chảy, sức khỏe bình thường], bạn có thể tăng dần tỷ lệ vào các ngày tiếp theo lên 30, 50% rồi 70, 80 % cho đến thay thế hoàn toàn bằng thức ăn mới những ngày sau đó.

Lưu ý:

Bạn nên quan sát lượng thức ăn hàng ngày cho mèo. Nếu mèo khỏe mạnh bình thường mà không ăn hết suất trong 2-3 ngày. Bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn xuống. Không để thức ăn cho mèo lưu cữu cả ngày. Sẽ làm cho thức ăn bị ôi thiu, hoặc làm cho mèo trở nên biếng ăn vì lúc nào cũng có sẵn thức ăn. Sau khi mèo ăn xong chừng 20-30 p. Bạn nên cất ngay thức ăn đi. Cho mèo ăn từ 2-3 bữa/ngày. Không nên cho mèo ăn quá nhiều. Mèo sẽ bị béo phì, kéo theo các bệnh về xương khớp, tim mạch.

Chăm sóc về sức khỏe cho mèo con.

Tiêm phòng, tẩy giun.

Nếu bạn đã tiêm phòng cho mèo con trong giai đoạn dưới 3 tháng. Thì bạn không phải tiêm phòng khi nuôi mèo con trong giai đoạn từ 3-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc mèo con có được tiêm phòng hay chưa. Bạn cần tiêm phòng 2 mũi lại từ đầu cho mèo cưng. Tẩy giun cho mèo 3 tháng/lần.

Triệt sản cho mèo:

Mèo bắt đầu có dấu hiệu động dục từ 4 hoặc 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, lúc này mèo con chưa có khả năng giao phối. Nếu đơn thuần chỉ nuôi mèo làm thú cưng. Bạn có thể đến bác sỹ để triệt sản cho mèo từ 5-6 tháng tuổi là phù hợp nhất.

Tắm và vệ sinh, cắt tỉa móng cho mèo:

Từ 3 tháng tuổi, mèo con đã đủ cứng cáp để tắm được rồi. Bạn nên tắm cho mèo từ 1-2 tuần/lần. Để giữ cho mèo con luôn sạch sẽ, loại trừ ve rận và nấm ngoài da.

Cắt tỉa móng cho mèo con từ 2-3 tuần/lần. Lưu ý chỉ cắt phần đầu móng. Tuyệt đối không được cắt vào phần chân móng co màu hồng chứa các mạch máu. Sẽ làm mèo bị chảy máu và tổn thương rất khó cầm máu.

Trong giai đoạn này, mèo con bắt đầu thay lông. Chải lông hàng ngày cho mèo để loại bỏ lông xơ rối, gãy rụng. Đồng thời làm massage luôn cho mèo, tăng sự gắn bó tình cảm của mèo con với chủ nhân. Bạn có thể thoa thêm dầu dưỡng lông Showqueen cho mèo sau khi chải lông xong.

Cách bắt và di chuyển mèo con:

Đến tuổi này, mèo con bắt đầu khám phá thế giới. Và nhiều khi chúng đi lạc. Hoặc di chuyển đến chỗ nguy hiểm mà bạn không muốn trong nhà. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về cách di chuyển mèo con về chỗ cũ. Khi muốn di chuyển mèo con đi chỗ khác. Bạn không nên bế ở bụng dễ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của mèo con. Và gây khó chịu cho mèo. Bạn nên dùng tay nắm vào phần da sau gáy mèo con và nhấc lên. Nhìn từ ngoài vào, bạn có thể nghĩ mèo sẽ bị đau. Nhưng thực tế vùng da gáy mèo rất dày. Nắm gáy mèo và di chuyển không làm mèo bị đau. Đồng thời trong tư thế này, mèo bị thõng tứ chi nên không thể cào cấu, hay làm tổn thương cho bạn được.

Một cách khác là dùng cả hai tay nắm gọn tứ chi cửa mèo và nhấc lên trên. Trong tư thế này bụng mèo vẫn nằm ở phía dưới. Tuyệt đối không dốc ngửa bụng mèo lên trời. Sẽ làm mèo bị đau và khó chịu.

Xã hội hóa mèo con:

Trong giai đoạn mèo con từ 3 đến 12 tháng tuổi. Mèo con sẽ rất ưa hoạt động và tìm hiểu thế giới bên ngoài. Bạn nên tham khảo một số hình thức xã hội hóa cho mèo con sau đây:

Cho mèo con làm quen từ từ với các thành viên và vật nuôi khác trong gia đình. Bạn nên cho mèo con tiếp xúc từ từ. Động viên, vuốt ve làm cho mèo con yên tâm trong quá trình giao tiếp. Cho đến khi mèo con tự tin chơi đùa với tất cả mọi người và thú cưng khác trong gia đình. Cách ly với các vật nuôi là con mồi tự nhiên của mèo như chuột hamster, các loại chim, cá cảnh. Nếu bạn không muốn chúng thành bữa ăn của mèo cưng vao một ngày đẹp trời

Chơi đùa hàng ngày từ 30-45 phút với mèo con. Việc này làm tăng sự giao tiếp và tình cảm giữa bạn và chú mèo của mình. Đồng thời giúp mèo tăng cường vận động, giảm béo phì và cải thiện sức khỏe. Một số trò chơi được Dogily Cattery gợi ý. Bao gồm:cần câu mèo, đèn la de, trò chơi xếp hình thử trí tuệ của mèo con…

Các vật dụng cần thiết cho mèo con trong giai đoạn này gồm:
  • Cần câu mèo
  • Cây cào móng.
  • Khay cát vệ sinh
  • Bát ăn, uống.
  • Kìm cắt móng.
  • Cát mèo.
  • Sữa tắm chuyên dụng, máy sấy, lược chải lông mèo.
  • Thẻ tên, lục lạc đeo cổ.
  • Dây dắt.
  • Quần áo [mặc khi trời lạnh hoặc ra ngoài trời, chụp ảnh].
  • Cỏ mèo [một loại cây giúp mèo phê pha, thư giãn].

Những lưu ý về cách nuôi và chăm sóc mèo con giai đoạn từ 3 tháng tuổi đến khi trưởng thành [1 tuổi].

  • Luôn giữ ấm và sạch sẽ cho mèo con.
  • Chuẩn bị chỗ ở kín đáo, ấm áp cho mèo con. Tuyệt đối không để mèo con nằm sàn đất hoặc đá hoa. Rất dễ bị ốm hoặc cảm lạnh. Vào mùa đông ở miền Bắc có thể sử dụng đèn sưởi có tia hồng ngoại để giữ nhiệt. Để mèo con ở trong phòng kín gió.
  • Cho mèo con ăn thức ăn tươi mới, không bị ôi thiu. Tuyệt đối không cho mèo con ăn đồ lạnh, đồ mới rã đông
  • Không chạm tay vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mèo con. Như: bụng [dễ gây tổn thương nội tạng], răng miệng [có khả năng bị cắn và mất vệ sinh].
  • Bỏ toàn bộ bẫy, bả chuột ra khỏi nhà để tránh cho mèo con mắc hoặc ăn phải gây thương tật hoặc tử vong.

Cách nuôi mèo cảnh trưởng thành [trên 1 năm tuổi]:

Sau 1 năm vất vả, bây giờ là quãng thời gian bạn tận hưởng hạnh phúc bên chú mèo của mình. Mèo cảnh trên 1 năm tuổi bắt đầu trổ mã và có ngoại hình đẹp nhất. Đồng thời, cơ thể mèo cũng đã phát triển hoàn thiện. Bạn không cần mất quá nhiều thời gian chăm sóc cho chú mèo của mình nữa. Mà hãy tận hưởng thành quả cả một quá trình nuôi và huấn luyên mèo con từ khi còn nhỏ. Các chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hầu như không thay đổi so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm khi nuôi mèo cảnh trưởng thành sau:

  • Tiêm vắc xin nhắc lại 1 năm/lần kể từ lần tiêm phòng gần nhất.
  • Tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần.
  • Nếu thấy mèo có bất kì vấn đề gì về sức khỏe. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ thú y hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  • Quan tâm đến các vấn đề về phối giống và sinh sản cho mèo trưởng thành.
Trong giai đoạn mèo trưởng thành. Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến các kinh nghiệm nuôi mèo sinh sản. Hình ảnh một chú mèo Aln 2 tuổi màu trắng đang chăm con tại Dogily Cattery.

Nuôi mèo cảnh có khó không?

Bạn rất thích nuôi mèo nhưng lại rất do dự với câu hỏi trong đầu là: Nuôi mèo cảnh có khó không?. Bạn lo lắng không biết cách nuôi mèo trong nhà, không biết chăm chúng ra sao, cho ăn loại thức ăn gì…

Hầu hết những ai lần đầu nuôi mèo đều mang tâm trạng như vậy. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, kinh nghiệm nuôi mèo có thể được học hỏi từ những người khác, đọc sách báo, các thông tin trên các hội nuôi mèo. Nuôi mèo cảnh không hề khó như bạn tưởng tưởng. Hơn nữa, nuôi mèo còn giúp bạn yêu đời hơn. Vậy, ngại gì mà không thử sức mình đúng không nào?

Cácbước giới Thiệu Mèo Con Với Mèo Lớn Tuổi

Chuẩn bị là chìa khóa để giới thiệu thành công một chú mèo con mới với mèo lớn tuổi của bạn. Nếu bạn chuẩn bị cho mèo của mình cho sự xuất hiện mới và thay đổi có vẻ ít mạnh mẽ hơn, thì nhiều khả năng nó sẽ thích nghi với người bạn cùng phòng mới. Hãy dành cho bản thân bạn [và con mèo lớn hơn của bạn] nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự điều chỉnh này với các bước sau.

1. Giữ Bình tĩnh con mèo lớn tuổi của bạn

Pheromone rất hữu ích để tạo môi trường yên tĩnh cho bất kỳ con mèo nào. Vài tuần trước khi mèo con mới xuất hiện là thời điểm tuyệt vời để tận dụng chúng. Thuốc khuếch tán, thuốc xịt và khăn lau đều có sẵn và giúp mèo của bạn cảm thấy thư giãn mà không cần sử dụng thuốc. Thử sử dụng pheromone ít nhất vài tuần trước khi mang mèo con về nhà.

Nếu bạn sợ mèo lớn tuổi của mình sẽ trở nên căng thẳng và lo lắng với một chú mèo con mới, hãy xem xét các chất bổ sung dinh dưỡng được thiết kế để giúp mèo bình tĩnh. Những thứ này sẽ không gây nghiện cho thú cưng của bạn nhưng sẽ giúp nó bình tĩnh và thoải mái.

Chúng thường hoạt động tốt nhất nếu được đưa ra vài tuần trước sự kiện căng thẳng dự kiến ​​và có thể được tiếp tục sau khi mèo con mới đến. Các thành phần thường bao gồm L-theanine, Phellodendron, mộc lan, whey hoặc protein sữa, và các thành phần tự nhiên khác được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho vật nuôi.

2. Chuẩn bị vật dụng cho mèo con

Các vật dụng mới cho mèo con của bạn, chẳng hạn như bát đựng thức ăn, giường, hộp vệ sinh khác và đồ chơi, nên được đặt trong và xung quanh nhà của bạn trước khi mèo con về nhà.Bắt đầu đặt những vật dụng này vào nơi ở mới của chúng khoảng một tuần trước khi đến nơi mới để mèo trưởng thành của bạn có thể ngửi thấy chúng và làm quen với mọi thứ mới.

Nếu bạn có thể, hãy cố gắng bao gồm các vật dụng có mùi hương của mèo con trên đó.Đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho mèo con.Nếu bạn căng thẳng và không chuẩn bị, mèo lớn hơn của bạn sẽ có thể nói và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nó.

Chỉ định một căn phòng nhỏ, chẳng hạn như phòng tắm, để mèo con mới lui tới và ở trong khoảng tuần đầu tiên. Mèo lớn hơn của bạn có thể đến cửa phòng này để nghe và ngửi chúng, nhưng không có bất kỳ tương tác nào với mèo con. Đặt đồ đạc của mèo con trong phòng này [chẳng hạn như hộp vệ sinh và bát đựng thức ăn] cùng với đồ chơi của mèo lớn hơn của bạn.

3. Đưa mèo lớnđi kiểm tra sức khỏe

Đảm bảo rằng mèo lớn tuổi của bạn khỏe mạnh.Thêm căng thẳng với một con mèo không khỏe mạnh sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và bạn muốn mèo không chỉ chuẩn bị tinh thần cho một chú mèo con mới mà còn sẵn sàng về thể chất để xử lý nó.Đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe với bác sĩ thú y để đảm bảo nó khỏe mạnh và đã được tiêm phòng.

Các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở mèo con và bạn sẽ muốn hệ thống miễn dịch của mèo lớn tuổi của mình sẵn sàng đối phó với bất cứ thứ gì xâm nhập vào nhà. Nếu việc cào hoặc cắn xảy ra giữa mèo và mèo con, bạn cũng nên cập nhật vắc xin phòng bệnh dại để tránh bất kỳ vấn đề nào.

Mặc dù mèo già đôi khi sẽ chuyển sang nuôi mèo con mới ngay lập tức, nhưng chúng thường cần một chút thời gian để thích nghi với những thay đổi. Đôi khi mèo không bao giờ hoàn toàn chấp nhận một chú mèo con mới mà chỉ đơn giản là sẽ cùng tồn tại, tránh xa con mèo khác trong nhà. Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bất kể mèo của bạn cảm thấy thế nào về chú mèo con mới, mọi thứ vẫn bình yên và bạn có cơ hội tốt nhất để tạo ra một tình bạn chớm nở ngay từ đầu.

4. Giới thiệu mèo của bạn với mèo con mới

Khi bạn mang mèo con về nhà , cho phép mèo đánh hơi khi mèo đang ở trong nôi hoặc vòng tay của bạn. Đi thẳng đến căn phòng được chỉ định trước đó và sắp đặt cho mèo con mới của bạn và cho phép mèo con khám phá. Tất cả đều phải dễ dàng lấy được hộp vệ sinh, bát đựng thức ăn, giường và một số đồ chơi. Không để mèo lớn tiếp cận mèo con mà không có người giám sát.

Vào ban đêm, khi bạn không có nhà và bất cứ khi nào bạn không thể giám sát mèo con và mèo lớn hơn của mình, hãy giữ mèo con trong phòng được chỉ định và đóng cửa. Khi mèo của bạn tò mò, nó có thể thò chân dưới cửa, đánh hơi dưới cửa và lắng nghe mèo con. Làm điều này trong khoảng một tuần, tùy thuộc vào cách mèo của bạn hành động với những thay đổi.

Đừng quên quan tâm nhiều đến mèo lớn sau khi chơi với mèo con. Nó sẽ cần sự quan tâm và hỗ trợ của bạn và mùi hương của mèo con trên quần áo của bạn sẽ giúp nó quen với người mới.

5. Khuyến khích thời gian bên nhau

Sau khoảng một tuần, hãy để mèo con khám phá ngôi nhà dưới sự giám sát của bạn.Cho phép mèo lớn tuổi của bạn quan sát sự khám phá này và rút lui nếu nó muốn.Không ép buộc tương tác giữa mèo và mèo con.Nếu con mèo của bạn có mộtmón đồ chơi tương tácyêu thích, chẳng hạn như cây đũa lông hoặc con trỏ laser, hãy thử chơi với cả hai con mèo cùng một lúc.

Điều này sẽ khuyến khích hoạt động chung. Bạn cũng có thể cho chúng ăn cả hai món cùng một lúc và cho chúng ăn cùng lúc từ bát riêng. Đảm bảo chừa đủ khoảng trống giữa các bát thức ăn để mèo lớn hơn của bạn không cảm thấy bị đe dọa.

Khuyến khích bất kỳ tương tác tích cực nào mà mèo lớn tuổi của bạn có với mèo con bằng cách khen ngợi, đối xử và thể hiện tình cảm. Bạn muốn mèo của mình liên kết mèo con với những điều vui vẻ, tích cực.

6. Cho phép mèo của bạn thiết lập một hệ thống phân cấp

Mèo cần phải có trật tự và một thành viên mới trong nhà phải biết vị trí của nó. Mèo lớn hơn của bạn có thể có một khoảng thời gian khi nó cố gắng thiết lập hệ thống phân cấp với mèo con mới. Mèo lớn hơn của bạn có thể rít lên và quẫy đạp vào mèo khi người mới làm điều gì đó bất lợi.

Điều này là hoàn toàn bình thường và miễn là nó chỉ là tiếng rít và xoáy, cố gắng hết sức để không can thiệp. Con mèo lớn tuổi của bạn đang thiết lập vai trò của nó như là con mèo thống trị trong nhà và con mèo con đang được dạy về ranh giới của nó với con mèo mới.

7. Các vấn đề và hành vi kiểm chứng

Đừng bỏ cuộc nếu những cuộc gặp gỡ đầu tiên không được tích cực.Mèo già có thể mất thời gian để làm quen với mèo nhỏ hơn.Một sai lầm phổ biến là vội vàng xã hội hóa giữa các con mèo và sau đó nổi điên hoặc thất vọng khi nó không thành công.Giữ bình tĩnh và làm việc theo từng bước để gắn kết lũ mèo lại với nhau.

Hãy thử tính thời gian cho các tương tác của bạn và từ từ tăng khoảng thời gian bên nhau.Nếu mèo lớn tuổi của bạn đặc biệt hung dữ đối với mèo con mới, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y hoặc chuyên gia hành vi để biết các mẹo.

Bạn có thể quan tâm: Mèo chải nước dãi nhiều có sao không?

5/5 - [1 vote]

Tweet

Share

Share

Pin1

1 Shares

Chăm Sóc Mèo: Kinh Nghiệm Vàng Cho Người Mới Nuôi

Bởi

Nef

-

08/08/2018

58874

Việc chăm sóc mèo cũng giống như chăm sóc một đứa trẻ. Chúng ta cần chăm sóc như thế nào để khiến chúng luôn khỏe mạnh, đáng yêu và tinh nghịch? Bài viết này bệnh viện thú y PetHealth sẽ cung cấp thông tin chăm sóc mèo hữu ích, phù hợp với các bạn mới nuôi mèo.

Mục lục bài viết

  • “Tips” giúp chăm sóc mèo khỏe mạnh, ngoan ngoãn
    • Chăm sóc mèo với chế độ ăn uống đơn giản
      • Mèo sơ sinh dưới 6 tuần tuổi
      • Mèo con từ 6 đến 10 tuần tuổi
      • Mèo con từ 3 đến 6 tháng tuổi
      • Mèo trên 6 tháng tuổi
    • Huấn luyện mèo tạo thói quen sinh hoạt tốt
      • Đi vệ sinh đúng chỗ
      • Vệ sinh răng miệng cho mèo
  • Duy trì tình trạng sức khỏe tốt khi chăm sóc mèo
    • Đưa mèo đi khám sức khỏe tổng thể định kỳ hàng năm
    • Một số kiến thức khác khi tự chăm sóc mèo tại nhà
      • Kiến thức chăm sóc mèo cần lưu ý:

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo từ nhỏ đến lớn

Yêu Chim

Có một con mèo cưng? Kinh nghiệm nuôi mèo và cách nuôi mèo trong nhà là gì? Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho mèo con? Chắc hẳn nhiều người yêu mèo cũng có chung một câu hỏi phải không? Nếu bạn đang muốn nhận nuôi một chú mèo, đừng rời đi cho đến khi bạn đọc xong bài viết này.Thú Cảnh đã tổng hợp rất nhiều kinh nghiệm nuôi mèo quý báu từ các chuyên gia, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo từ nhỏ đến lớn

Muốn nhận nuôi mèo cần biết những điều này [2020]

Ngày:15/05/2020 lúc 11:03AM

Nếu bạn đang có ý định nhận nuôi mèo nhưng lại không có kinh nghiệm. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết này để đỡ lúng túng nhé!

Video liên quan

Chủ Đề