Cách sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí

-->

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMTRẦN XUÂN CHUNGSỬ DUNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO [GOOGLE EARTH]TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPThái Nguyên, năm 2018ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMTRẦN XUÂN CHUNGSỬ DUNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO [GOOGLE EARTH]TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPChuyên ngành: Sư phạm Địa líNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS. TS ĐỖ VŨ SƠNThái Nguyên, năm 2018LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệuTrường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí, các thầycô giáo đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tạikhoa cũng như trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Vũ Sơn – người đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành khóa luận này.Đề tài được thực hiện trong thời gian không dài, mặc dù đã rất cố gắngnhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm đề tài, em rấtmong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của thầy cô để đề tàiđược hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Tác giảSinh viênTrần Xuân ChungiMỤC LỤCLỜI CẢM ƠN.......................................................................................................iMỤC LỤC...........................................................................................................iiDANH MỤC BẢNG...........................................................................................vDANH MỤC HÌNH............................................................................................viCHỮ VIẾT TẮT................................................................................................viiMỞ ĐẦU.............................................................................................................11. Lí do chọn đề tài..............................................................................................12. Lịch sử phát triển Google Earth và quá trình nghiên cứu, ứng dụng GoogleEarth trong dạy học...............................................................................................22.1. Lịch sử phát triển Google Earth....................................................................22.2. Quá trình nghiên cứu, ứng dụng Google Earth trong dạy học.....................32.2.1. Trên thế giới...............................................................................................32.2.2. Ở Việt Nam................................................................................................43. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................64. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................65. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................66. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................67. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................67.1. Quan điểm nghiên cứu..................................................................................67.1.1. Quan điểm giáo dục định hướng phát triên năng lực..................................67.1.2. Quan điểm công nghệ dạy học...................................................................77.1.3. Quan điểm hệ thống...................................................................................77.1.4. Quan điểm tổng hợp..................................................................................87.1.5. Quan điểm lịch sử......................................................................................87.1.6. Quan điểm thực tiễn...................................................................................97.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................97.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu.........................9ii7.2.2. Phương pháp thống kê toán học...............................................................107.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đại.................................107.2.4 Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm..............................117.2.5. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................128. Cấu trúc khóa luận.........................................................................................12NỘI DUNG.......................................................................................................13Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNGPHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO [GOOGLE EARTH] TRONG THIẾT KẾ BÀIDẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNHHƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC............................................................131.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................131.1.1. Hình thức tổ chức dạy học.......................................................................131.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực..........................................151.1.3. Địa cầu ảo Google Earth..........................................................................221.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................281.2.1. Đặc điểm chương trình địa lí lớp 11........................................................281.2.2. Tâm sinh lí của học sinh với môn Địa lí theo định hướng phát triển nănglực......................................................................................................................321.2.3. Thực trạng về dạy học địa lí ở các trường THPT theo định hướng pháttriển năng lực.....................................................................................................341.2.4. Sự cần thiết đổi mới dạy học địa lí trong các trường THPT....................36Chương 2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG THIẾTKẾ MỘT SỐ GIỜ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁTTRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH...................................................................362.1. Nguyên tắc và yêu cầu của thiết kế giờ dạy học Địa lí 11 theo định hướngphát triển năng lực.............................................................................................372.2. Quy trình xây dựng một tiết học có sử dụng phần mềm Google Earth......372.2.1. Các tiêu chí xây dựng tiết học có ứng dụng Google Earth......................37iii2.2.2. Quy trình xây dựng một tiết học có ứng dụng Google Earth..................382.3. Phân tích khả năng ứng dụng Google Earth trong dạy học môn địa lí lớp 11.....402.4. Ứng dụng Google Earth thiết kế một số giờ dạy học địa lí 11 theo địnhhướng phát triển năng lực..................................................................................45TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................67Chương 3. THỰC NGHIIỆM SƯ PHẠM.....................................................683.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................683.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.............................................................683.3. Nhiệm vụ thực nghiệm...............................................................................693.4. Kịch bản dạy học thực nghiệm...................................................................693.5. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................693.5.1. Chọn trường thực nghiệm........................................................................693.5.2. Chọn lớp thực nghiệm.............................................................................693.5.3. Chọn giáo viên thực nghiệm....................................................................703.5.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.............................713.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................723.6.1.Tổng hợp điểm kiểm tra............................................................................723.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm.................................................................74KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................76TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................78PHỤ LỤC 1.......................................................................................................79PHỤ LỤC 2.......................................................................................................82PHỤ LỤC 3.......................................................................................................83PHỤ LỤC 4.......................................................................................................84ivDANH MỤC BẢNGBảng 1.1. Mục tiêu kiến thức cần đạt được sau bài học đối với học sinh .30Bảng 1.2. Thống kê kết quả khảo sát từ giáo viên ......................................34Bảng 2.1 Quy trình xây dựng tiết học ..........................................................38Bảng 2.2. Khả năng ứng dụng Google Earth trong dạy học môn Địa lí ...41Bảng 3.1. Danh sách các lớp và số lượng học sinh tham gia TNSP ..........70Bảng 3.2. Danh sách các trường và GV tham gia thực nghiệm sư phạm...........................................................................................................................71Bảng 3.2. Tổng hợp điểm bài 9 .....................................................................72Bảng 3.3. Tổng hợp điểm bài 10 ...................................................................73Bảng 3.4. So sánh điểm trung bình của HS sau khi học bài 9 ...................74Bảng 3.5. So sánh điểm trung bình của HS sau khi học bài 10 .......................74vDANH MỤC HÌNHHình 1. Sơ đồ các năng lực chung, cốt lõi...........................................................17Hình 1.1 Giao diện Google Earth .......................................................................24Hình 1.2 Hình ảnh một khu dân cư trên Google Earth .......................................25Hình 1.3. Phân chia ngày đêm trênTrái Đất .......................................................25Hình 1.4. Xác định khoảng cách bằng Google Earth .........................................26Hình 1.5. Vũ Trụ nhìn từ Google Earth ..............................................................27Hình 1.6. Mặt Trăng nhìn từ Google Earth ........................................................27Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 9 ........................................72Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 10 ......................................73viCHỮ VIẾT TẮTSTTChữ viết tắtViết đầy đủ1CNTTCông nghệ thông tin2GDGiáo dục3GVGiáo viên4HSHọc sinh5HTTCDHHình thức tổ chức dạy học6PPDHPhương pháp dạy học7THPTTrung học phổ thông8GDGiáo dụcviiMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiQuá trình toàn cầu hóa về các lĩnh vực đang diễn ra mạnh mẽ. Hộinhập quốc tế cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng thông tin truyềnthông, nền kinh tế tri thức,… đã tạo ra cơ hội cho nền giáo dục Việt Namtiếp cận các xu thế mới, mô hình giáo dục, chương trình giáo dục tiên tiến, hiệnđại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông [THPT] làvấn đề thời sự, vừa cấp bách, vừa cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục ở nước tatrong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu đổi mới là cần đề cao vai trò của người học,chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho ngườihọc có khả năng học tập suốt đời hay nói cách khác là đòi hỏi người thầy phải ápdụng các phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực phù hợp với thực tiễn.Đứng trước yêu cầu đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thôngtin [CNTT], đặc biệt là Internet đã làm xuất hiện nhiều phương pháp dạy họcmới như dạy học từ xa, dạy học tương tác qua máy vi tính,... CNTT hiện nay đãđáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học, việc ứng dụng CNTT trên thực tếcũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, gópphần nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá, CNTT với ưu thế đặcbiệt chẳng những đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lênlớp của giáo viên [GV] mà còn đang được đẩy mạnh làm khâu đột phá để đổimới phương pháp dạy học [PPDH] theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh [HS].Theo xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều phương tiện trực quanmới đã ra đời và có khả năng ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quanđến yếu tố không gian, trong đó có phần mềm Google Earth. Phần mềm GoogleEarth là sản phẩm công nghệ cao, phổ thông, nguồn mở, kỹ thuật sử dụng đơngiản, được cung cấp miễn phí bởi Google Earth. Sản phẩm đã được ứng dụngrộng rãi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Có thể chia sẻ thông tin giữa các1nhóm người/người được thuận lợi và nhanh chóng. Ứng dụng trong việc khảosát, xác định chính xác toạ độ, xác định sơ bộ cao độ, đo chiều dài, đo diện tích,tham quan du lịch... Tập huấn trong thời gian ngắn là có thể sử dụng thành thạochương trình. Có thể nói, Google Earth đã mang lại một hình thức tìm kiếmthông tin mới, giúp khám phá và hiểu hơn về Trái Đất mà tiết kiệm được chi phívà thời gian đi lại, chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính kết nối internet.Địa lí là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm,cần liên hệ thực tế và có tính thời sự rất cao. Nên cần những hình ảnh thực tế đểHS có cái nhìn cụ thể về vấn đề đang học và lựa chọn Google Earth là một côngcụ hữu hiệu.Với những lý do trên tác giả chọn “Sử dụng phần mềm Địa cầu ảo[Google Earth] trong thiết kế một số bài dạy học địa lí lớp 11 Trung học phổthông theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài tốt nghiệp.2. Lịch sử phát triển Google Earth và quá trình nghiên cứu, ứng dụng GoogleEarth trong dạy học2.1. Lịch sử phát triển Google EarthTháng 6/2005, phần mềm Google Earth, phiên bản vệ tinh bản đồ trái đấtđược Google cho ra mắt.Google Earth là một chương trình một phần mềm mô phỏng quả địa cầucó tên gọi gốc là Earth Viewer vẽ bản đồ Trái đất là một quả địa cầu ảo 3D, trênđó là những hình ảnh địa lí được lấy từ ảnh vệ tinh, các ảnh chụp trên không vàtừ hệ thống thông tin địa lí GIS.Google thể hiện một cách tổng quan về các khu vực trên Trái đất, môphỏng địa hình theo hình ảnh không gian đa chiều bằng cách kết hợp tổng thểcác ảnh viễn thám [phản xạ ánh sáng đa sắc [ánh mặt trời].Có thể lưu dấu vị trí,hình dạng và toàn bộ thư mục và nội dung của thư mục vào ổ cứng máy tính .Tệp hoặc thư mục dấu vị trí được lưu dưới dạng tệp đơn lẻ trong định dạngKML hay KMZ mà chúng ta có thể mở bất kỳ lúc nào trong Google Earth.Nhằm đa dạng hoá loại hình thông tin tìm kiếm, năm 2004 Google đãmua lại phần mềm địa cầu ảo nổi tiếng là Keyhole để kết hợp nó với những tính2năng của Google Maps. Đến năm 2005, sản phẩm này được đổi tên thànhGoogle Earth và chạy được trên các hệ điều hành Linux, MAC OS và MSWindows. Hiện nay có sẵn cho thiết bị Android và iOS.Google Earth cung cấp khả năng tìm kiếm và khả năng để định vị, zoom,xoay, nghiêng xem Trái đất. Nó cũng cung cấp các công cụ cho việc tạo dữ liệumới và một bộ các lớp dữ liệu, như núi lửa và địa hình mà có sẵn trong GoogleEarth và hiển thị thông tin dữ liệu ra giao diện màn hình của Google Earth.Google Earth sử dụng dữ liệu độ cao chủ yếu từ Mission Shuttle Radarđịa hình của NASA [SRTM] để cung cấp một lớp địa hình, có thể hình dung racảnh quan trong 3D. Đối với một số địa điểm, như hầu hết các phần phía tây củaHoa Kỳ, các dữ liệu địa hình được cung cấp với độ phân giải cao.Google Earth không phải là một hệ thống thông tin địa lí [GIS] với khảnăng phân tích sâu rộng của ArcGIS hoặc MapInfo, nhưng là dễ dàng hơn để sửdụng hơn so với các gói phần mềm khác [Theo wikipedia].2.2. Quá trình nghiên cứu, ứng dụng Google Earth trong dạy học2.2.1. Trên thế giớiTheo tài liệu từ trang web thenextweb.com về vấn đề ứng dụng GoogleEarth vào dạy học thì trên thế giới khoa học, toán học, địa lí và lịch sử chỉ là mộtvài trong số các môn học mà Google Earth có thể được sử dụng như một côngcụ giảng dạy hiệu quả. Google Earth là một công cụ mang lại cho các bài họcđịa lí một cấp độ hoàn toàn mới bằng cách cung cấp trải nghiệm tương tác sâusắc cho HS. Đó là một ứng dụng cung cấp cho HS kinh nghiệm học tập phongphú hơn và tài liệu tham khảo tốt hơn.Google Earth có thể được sử dụng để khuyến khích HS tìm ra những thứnhư Volcanos, và một số GV đã tạo ra một trò chơi giống như người thợ sănngoài việc nghiên cứu các địa điểm. Loại dự án này có HS điều tra các địa điểmcủa các núi lửa khác nhau và sau đó cho phép họ áp dụng thông tin bằng cáchkhám phá và đánh dấu bằng cách sử dụng Google Earth. GV có thể kiểm traChương trình núi lửa Toàn cầu để truy cập vào các dấu vị trí của Google Earth3Tại EarthAt Dominion University, sinh viên tạo tài liệu giảng dạy bằngGoogle Earth và Google Sketch-up bằng cách đưa ra một loạt các tệp KML chỉvào các tấm kiến tạo, thung lũng núi, núi lửa... Các sinh viên đã sử dụng GoogleEarth như một công cụ để trình bày các đại diện của động đất và dự báo các cơndư chấn. Dự án khoa học Google Earth của trường đã nhận được tài trợ từ QuỹKhoa học Quốc gia.Các trường trung học / tiểu học đã sử dụng Google Earth để dạy HS về vĩđộ và kinh độ bằng cách yêu cầu HS ghi lại tọa độ của các địa điểm. Tạo kếhoạch bài học phong phú về phương tiện sử dụng video và Wikipedia. Trên mộtbài đăng tại Random Connection đã chỉ ra quá trình làm thế nào Google Earthcó thể được sử dụng để tạo ra các bài học tương tác cho HS. Bài báo đưa độc giảqua các bước sử dụng dấu vị trí, bảng phân tích Wikipedia và trình tạo vòng trònKML để tìm và đánh dấu nghiên cứu trên bản đồ. Ngoài ra, đề cập đến videoYouTube, Vimeo và TeacherTube có thể được đặt trong dấu vị trí của GoogleEarth như thế nào. Các GV có thể sử dụng các bước này để tạo các chuyến thamquan và bài học ảo tương tác cho HS. Và HS có thể đi đến các dấu vị trí khácnhau và xem các video có liên quan về vị trí .Như vậy trên thế giới, việc ứng dụng Google Earth vào dạy học, nhất làdạy học địa lí đã trở nên khá phổ biến và đem lại nhiều hiệu quả giáo dục.2.2.2. Ở Việt NamTrong dạy học ở Việt Nam, việc ứng dụng Google Earth vẫn còn khá hạnchế, mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm, thu phóng và hiển thị các đối tượng trênphần mềm. Tiêu biểu hơn cả là nghiên cứu “Sử dụng phần mềm Google Earthtrong thiết kế bản đồ dạy học Lịch sử và Địa lí” của tác giả Lê Thiên Nhiênđược đăng tải trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 49/9-2009. Tác giả khẳng địnhviệc soạn bài giảng điện tử trong giảng dạy Lịch sử là rất khó khăn và tốn kémthời gian nhất là thiết kế và sử dụng hiệu quả bản đồ Lịch sử. Google Earth đượcđánh giá là đơn giản nhưng hiệu quả cao trong việc thiết kế các dạng bản đồtrong dạy học Lịch sử, Địa lí cũng như việc tạo các bản đồ câm trong việc kiểmtra, đánh giá HS.4Năm 2015, thầy giáo Lê Văn Trung của trường THCS Tiên Lục [LạngGiang - Bắc Giang] đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Phươngpháp sử dụng sản phẩm ứng dụng Google Earth trong công tác dạy học địa lí”.Qua thực nghiệm giảng dạy, tác giả thấy rằng giờ học địa lí đã có sự thay đổi đángkể, HS lĩnh hội kiến thức nhanh, tiếp nhận thông tin địa lí nhẹ nhàng hơn, học tậpchủ động, sáng tạo không nặng nề và yêu thích, chú tâm vào bộ môn hơn.Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Lệ Hằng đã tiến hành nghiên cứu “Sửdụng Google Earth trong dạy học môn địa lí ở trường THCS” và đã đề xuấtđược một số hướng khai thác hiệu quả phần mềm Google Earth nhằm hỗ trợ choviệc dạy học địa lí ở trường THCS.Gần đây nhất, PGS.TS Đỗ Vũ Sơn – Giảng viên trường ĐHSP TháiNguyên đã có những nghiên cứu trong việc “Trải nghiệm sáng tạo Địa lí bằngĐịa cầu ảo 3D Google Earth” và đưa ra được các hoạt động trải nghiệm trênGoogle Earth mà giáo viên có thể tự thiết kế như:- Tổ chức tham quan, tìm hiểu địa phương qua du lịch ảo bằng Google Earth- Tìm hiểu sự vận động của lớp vỏ Trái Đất qua các thời kì [Thuyết Kiếntạo mảng]- Tìm hiểu các châu lục trên Trái Đất- Tổ chức du lịch ảo các thành phố lớn, các địa danh nổi tiếng trên thế giới- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên Thế giới.Như vậy, có thể thấy rằng: việc ứng dụng Google Earth trong việc dạy họcĐịa lí đã có hiệu quả nhất định, tuy phần lớn mới chỉ khai thác đến các chứcnăng cơ bản. Các nghiên cứu vẫn chưa khai thác được hết các tính năng vượttrội của phần mềm như chức năng 3D, chức năng mô hình hóa, chức năng hiểnthị dữ liệu đa thời gian, … Trong khi đó, các chức năng này có thể đem lại nhiềuthế mạnh trong việc hỗ trợ dạy học theo hướng trực quan sinh động. Do vậy,việc đề xuất các hướng khai thác mới trong Google Earth vẫn còn là chủ đề cầntiếp tục được nghiên cứu.53. Mục đích nghiên cứuNhằm giúp người học thấy được tầm quan trọng, tính tất yếu, tính hiệuquả của việc kết hợp dạy học trên lớp và ứng dụng công nghệ thông tin đối vớiquá trình học tập, dạy học môn Địa lí cho đối tượng học sinh THPT. Đồng thờiđưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và hình thành cho cácem các năng lực tư duy, năng lực chủ động, năng lực sáng tạo trong tập trên lớpvà được trải nghiệm những ứng dụng của tin học ngay trong quá trình dạy vàhọc địa lí nói chung và địa lí 11 nói riêng ở trường THPT.4. Nhiệm vụ nghiên cứu1] Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng phần mềmGoogle Earth trong dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT.2] Thiết kế quy trình ứng dụng Google Earth trong dạy học địa lí; thiết kếmột số giáo án địa lí 11 ứng dụng Google Earth;3] Triển khai dạy học thực nghiệm tại một số trường THPT và đánh giákết quả thực nghiệm; khảo sát ý kiến người học, giáo viên và chuyên gia;4] Đánh giá đề tài nghiên cứu.5. Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu quy trình và cách thức ứng dụng CNTT, cụ thể là phần mềmGoogle Earth trong dạy học địa lí 11 THPT theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh.6. Phạm vi nghiên cứu- Về chuyên môn: Ứng dụng phần mềm Google Earth trong dạy học mônĐịa lí lớp 11 THPT [Ban cơ bản];- Về không gian: Một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;- Về thời gian: Năm học 2017 - 2018;7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.7.1. Quan điểm nghiên cứu7.1.1. Quan điểm giáo dục định hướng phát triên năng lựcGiáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việcdạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú6trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bịcho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.Giáo dục định hướng năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủthể của quá trình nhận thức. Trong quá trình học tập cần tăng cường việc học tậptrong nhóm, mối quan hệ giữa GV – HS cần thân thiện, gần gũi hơn theo hướngcộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy các năng lực xã hội cần thiết chocuộc sống. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của từng mônhọc cần bổ sung chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết cácvấn đề phức hợp.7.1.2. Quan điểm công nghệ dạy họcQuan điểm công nghệ dạy học cũng là một quan điểm chi phối đến nộidung nghiên cứu của đề tài. Công nghệ dạy học đồng nhất với việc sử dụng vàodạy học các phát minh, các sản phẩm công nghệ hiện địa, các phương tiên, thiếtbị hiện đại, các hệ thống kĩ thuật và phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình họctập của HS, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, công nghệ dạy học coiquá trình dạy học như một quy trình công nghệ, có mục đích rõ rang, có đầuvào, đầu ra và có quá trình tác động. Hiện nay, công nghệ dạy học đang là mộthướng tiếp cận quan trong để đổi mới PPDH Địa lí trong nhà trường phổ thông.GV cần vận dụng quan điểm này vào quá trình thiết kế bài giảng có ứng dụngCNTT để dạy học Địa lí trong trương THPT theo hướng tích cực theo địnhhướng phát triển năng lực người học.7.1.3. Quan điểm hệ thốngHệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, tươngđối ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp. Mỗi hệ thống bao giờ cũng cómột cấu trúc và gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn.Như vậy hệ thống nhỏ bao giờ cũng nằm trong hệ thống lớn. Mỗi thành tố củahệ thống lại là một bộ phận độc lập, có chức năng riêng và luôn vận động theoquy luật của toàn hệ thống. Các thành tố của hệ thống có mối quan hệ biệnchứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng.7Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trên cơ sở của mối quan hệ với các sựvật, hiện tượng khác. Tức là các sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển trongmột hệ thống. Trong giáo dục, các thành tố như mục đích, nội dung, phươngpháp, phương tiện, GV, HS và môi trường giáo dục có quan hệ mật thiết vớinhau, có cấu trúc nhất định và cùng phát triển trong một hệ thống. Nếu có sựthay đổi thành phần này sẽ kéo theo sự thay đổi thành phần khác. Mục tiêu giáodục hiện nay là trang bị cho HS khả năng độc lập, sáng tạo. Do đó, nội dung dạyhọc, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi. Xu hướng thay đổi phương phápdạy học hiện nay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìmcách giúp cho học sinh có động cơ, thái độ và phương pháp học tập đúng đắn.Vận dụng quan điểm hệ thống để làm nổi bật mối quan hệ giữa: Phươngpháp dạy học – CNTT – Phương tiện. Qua đó tìm ra quy trình hợp lí trong việcsử dụng CNTT vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo và phát triển năng lực của học sinh trong học tập môn Địa Lí lớp 11 ở nhàtrường THPT.7.1.4. Quan điểm tổng hợpTrong nghiên cứu Địa lí, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩađặc biệt quan trọng, điều đó bắt nguồn từ chính đối tượng nghiên cứu của ngànhkhoa học này.Các hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạngchúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữabản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúngvới các hiện tượng khác.Các đối tượng đó rất phong phú và đa dạng, chúng có mối liên hệ tácđộng lẫn nhau. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu sử dụng quan điểm tổng hợpđể thấy được mối liên hệ của nó để vận dụng trong dạy học tích hợp.7.1.5. Quan điểm lịch sửCác đối tượng, hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một thời giannhất định. Vì vậy cần vận dụng quan điểm này để gắn liền giữa lí luận và thựctiễn, từ đó có cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời khi xem xét8quá khứ và hiện tại của các đối tượng, ở một mức độ nhất định có thể dự đoánđược tương lai của chúng.Trong dạy học cần phải nhìn nhận về lịch sử đã đi qua, từ đó nhận thấynhững mặt chưa tốt của các phương pháp, phương tiện dạy học. Đánh giá cácphương pháp, phương tiện đó có phù hợp với thời buổi phát triển ngày nay. Từđó, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho dạy học và tìm ra mối liên hệ giữa chúng.Trong nghiên cứu đề tài vận dụng quan điểm lịch sử để tiến hành nghiêncứu tìm hiểu làm rõ vấn đề trong đề tài.7.1.6. Quan điểm thực tiễnQuan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nóyêu cầu phải bám sát sự phát triển của thực tiễn sinh động.Thực tiễn là toàn bộ các hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của conngười. Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình triển khai mọi hoạt động nghiêncứu khoa học.Vì vậy trong dạy học hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì cần phảidựa trên thực tiễn xã hội hiện nay để tìm ra những phương pháp tốt, sử dụng nhữngphương tiện như thế nào để đạt được hiệu quả cao. Qua thực tiễn để thấy được mốiliên hệ giữa các môn học để thiết kế được bài giảng có nội dung tích hợp đạt hiệuquả cao nhất và là xu hướng cho sự phát triển giáo dục trong tương lai.7.2. Phương pháp nghiên cứu7.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu- Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập,phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như trong các sách báo, tạp chí, cácluận văn, các công trình đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứuứng dụng vào học tập có liên quan.- Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, tácgiả chú ý đến việc nghiên cứu tài liệu chuẩn cho việc thiết kế bài giảng là SGKĐịa lí 11THPT hiện hành thuộc ban cơ bản, các tài liệu về tâm lí học đại cương,tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi để đảm bảo cho việc thiết kế bài giảngđạt hiệu quả cao nhất.97.2.2. Phương pháp thống kê toán họcNgày nay, trong nghiên cứu khoa học đã sử dụng các lý thuyết toán họcvào việc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành, xu huóng toán học hóa mở ra conđường mới giúp cho khoa học đạt tới mức độ chính xác, sâu sắc để từ đó khámphá ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Khoa học hiệnđại sử dụng toán học với hai mục đích:- Sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu [xử lý cáthông tin định lượng được trình bày dưới dạng: Con số rời rạc, bảng số liệu, biểuđồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ] đã thu thập được từ cácphương pháp nghiên cứu khác nhau như: Quan sát, điều tra, thực nghiệm,.. Làmcho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.- Sử dụng các lý thuyết toán học như: Thống kê xác suất, các phương tiệncủa lý thuyết tập hợp, của logic và của đại số,… Và phương pháp logic học như:Phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch,… Sử dụng các máy tính điện tử với cáckỹ thuật vi xử lý,… để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thứctoán học được dùng trong tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từđó tìm ra được các quy luật của đối tượng.Các phương pháp toán học đảm bảo quá cho quá trình nghiên cứu khoahọc đi đúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết uqả nghiên cứuthành một hệ thông logic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xáccó tính thuyết phục cao.Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng số để đo lường giá trị trungbình để xử lí kết quả thực nghiệm.7.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đạiCùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệhiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng côngnghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳngđịnh trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáoviên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú.10Trong những năm qua, các phương tiện dạy học hiện đại được sử dụng vàdần trở nên quen thuộc trong các tiết dạy của giáo viênSử dụng công nghệ hiện đại trong giờ giảng như: Những hình ảnh, nhữngđoạn clip, những đoạn nhạc,.. làm cho bài giảng trở lên sinh động hơn, có khảnăng cuốn hút, tạo hứng thú và động lực cho người học7.2.4 Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệmĐiều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộngnhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm vềmặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điềutra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiêncứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hat giải phápthực tiễn.Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.Điều tra cơ bản: là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộngđể nghiê cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính vàđịnh lượng. Ví dụ: điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa, điều tra chỉ sốthông minh [IQ] của trẻ em….Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về mộtsự kiện chính trị, hiện tượng văn hóa, thị hiếu…Ví dụ: Điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh khối 12, điều travề mức độ yêu thích đối với bộ môn….Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng cả hai loại điều tra: điều tra cơbản và điều tra xã hội học để tìm hiểu về thực trạng dạy và học sử dụng phầnmềm Địa cầu ảo Google Earth trong chương trình Địa lí lớp 11 theo định hướngphát triển năng lực người học của GV và HS. Để khảo sát điề tra, tác giả sửdụng nhiều hình thức điều tra như: điều tra miệng, điều tra viết với các loạiphiếu điều tra gồm trắc nghiệm và tự luận để lấy thông tin từ GV và HS. Từ đónhận thức được thực trang để đưa ra các biện pháp thích hợp để ứng dụng phầnmềm Địa cầu ảo Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng pháttriển năng lực người học.117.2.5. Phương pháp thực nghiệmThực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổisố lượng và chất lượng trong nhận thức và hành động của đối tượng giáo dục docác nhà khoa học tác động đến chugs bằng một số tác nhân điều khiển và đãđược kiểm tra.Thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra quan sát cáchiện tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc các kết quả đã được rút ra.Phương pháp này cũng được dùng khi nhà khoa học, nhà nghiên cứu đề ra mộtphương pháp giáo dục, PPDH, nội dung giáo dục, phương tiện dạy học mới….Thực nghiệm là PP đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu. Thực nghiệmthành công sẽ cho kết quả khách quan và tạo ra khả năng vận dụng nhanh chóngcác kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đồng thời tạo ra những phương hướngnghiên cứu mới. Ở đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp thực nghiểm đểthu nhận thông tin nhằm kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng phần mềm Địacầu ảo Google Earth trong giảng dạy môn địa lí lớp 11 theo định hướng pháttriển năng lực người học.8. Cấu trúc khóa luậnNgoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục,khóa luận gồm các nội dung chính.Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm GoogleEarth trong thiết kế một số bài giảng địa lí lớp 11 THPT theo định hướng pháttriển năng lực người học.Chương 2: Xây dựng và triển khai ứng dụng Google Earth trong thiết kếmột số bài giảng địa lí lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực người học.Chương 3: Thực nghiệm Sư phạm12NỘI DUNGChương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀMĐỊA CẦU ẢO [GOOGLE EARTH] TRONG THIẾT KẾ BÀI DẠYHỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNHHƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học1.1.1.1. Khái niệmHình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức quá trình dạy học chuyênnghiệp trong các cơ sở giáo dục chuyên trách, trong đó diễn ra sự liên kết mộtcách thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học và sự tương tác đa chiềugiữa những chủ thể dạy và học. Mỗi hình thức tổ chức dạy học thực hiện mộtnội dung nhất định, được tổ chức theo một trình độ nhất định, với một chế độhọc tập và trong một không gian, thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêudạy và học đã đặt raVận dụng vào hoạt động giáo dục có thể nói hoạt động tổ chức dạy học làcách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sư phạm. Từ đây, ta có thể định nghĩa: “Hoạt động tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổidạy học”.Hình thức tổ chức dạy học thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học,tùy theo số lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phươngpháp dạy học đều được tiến hành trong các hình thức tổ chức dạy học.1.1.1.2. Một số hình thức tổ chức dạy học[1] Dạy học trên lớpThường được tiến hành trong các phòng học, có sự hướng dẫn, tổ chức,chỉ đạo trực tiếp của giáo viên và sự tham gia của học sinh. Xuất hiện ở ChâuÂu từ thế kỉ 16, ở Việt nam vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.- Đặc điểm:+ Thuận tiện, dễ thích nghi với nhiều loại bài học: lý thuyết, thực hành.13+ Tổ chức lớp chặt chẽ, dễ quản lý.+ Trong một thời gian có hạn có thể cung cấp, khai thác được lượng thôngtin khá lớn, có thể hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.+ Không chịu ảnh hưởng của thời tiết.+ Trong một vài bài học, việc hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí bịhạn chế [vì chỉ hình thành qua lời giảng của giáo viên, thiếu trực quan].- Cải tiến: Sắp xếp chỗ ngồi theo các cách khác nhau.- Các loại bài lên lớp: Bài nghiên cứu tài liệu mới [lí thuyết], bài thựchành, bài ôn tập, bài kiểm tra. Mỗi loại bài có mục đích và công việc cụ thể khácnhau song đều có cấu trúc cơ bản như nhau.[2] Hoạt động trải nghiệm sáng tạoHoạt động trải nghiệm sáng tạo [HĐTNST]: Là các hoạt động giáo dụcthực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổthông. HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờhọc các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt độngdạy học.Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hànhđộng của học sinh, HĐTNST là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chứcđược thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tốchất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồngthời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham giavào các HĐTNST, người học được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủđộng, tự giác và sáng tạo của bản thân.Trong HĐTNST, người học được chủ động tham gia vào tất cả các khâucủa quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánhgiá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân;được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ýtưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá vàđánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từđó, hình thành và phát triển những giá trị sống và các năng lực cần thiết.HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ,14với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng củamỗi cá nhân trong tập thể.1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực1.1.2.1. Khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực* Khái niệm năng lựcTừ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [NXB Đà Nẵng. 1998] cógiải thích:Năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thựchiện một hoạt động ào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khảnăng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [15].Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hànhnăm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và cótổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnhnhất định [1]. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố [phẩm chấtcủa người lao động, kiến thức và kĩ năng] được thể hiện thông qua các hoạtđộng của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồmcác yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó làcác năng lực chung, cốt lõi”.Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúcnhư là các khả năng, hình ảnh thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm,hiện thực hóa qua ý chí [John Erpenbeck 1998]Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng yêu cầu phức hợp và thực hiệnthành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể [OECD,2002]. Năng lực là cáckhả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giảiquyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chívà trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệmcác giải pháp… trong những tình huống thay đổi [Weinert, 2001].15Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng,thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong cáctình huống đa dạng của cuộc sống.Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụngtất cả những yếu chủ quan [ mà bản then có sẵn hoặc được hình thành qua họctập] để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.* Đặc điểm của năng lực1] Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tuoựng cụ thể [kiếnthức, kĩ năng, quan hệ xã hội,…] để có một sản phẩm nhất định, do đó có thểphân biệt người này với người khác.2] Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lựcchỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậynăng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.3] Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụthể, do một con người cụ thể thực hiện [năng lực học tập, năng lực tư duy, nănglực tự quản lí bản thân,… Vậy không tồn tại năng lực chung chung.* Năng lực chungNăng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi…làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao độngnghề nghiệp.Định hướng chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] sau năm 2015 đãxác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phảicó như sau:16

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề