Cách sử dụng máy tính để bàn

So với dòng máy tính laptop, thì những chiếc máy tính PC thường sẽ có tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết bảo quản chúng đúng cách, thiết bị của các bạn khó có thể “sống” lâu cũng như khiến bạn gặp phải những sự khó chịu trong quá khi sử dụng. Bài viết dưới đây Máy Tính An Phát chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn 09 cách bảo quản máy tính để bàn rất đơn giản nhưng có thể giúp các bạn nâng cao hiệu suất máy tính vào kéo dài tuổi thọ của chúng.

1. Đặt máy tính để bàn ở nơi phù hợp

Không để máy tính để bàn sát tường hoặc các thiết bị khác

Tất cả máy tính để bàn đều được thiết kế để thoát nhiệt qua các bộ quạt lắp đặt bên trong. Vì vậy, bạn không nên đặt máy tính quá sát tường hoặc cạnh của các thiết bị khác để không cản trở đường thoát khí của những chiếc quạt này.

Việc dùng vải che đậy máy tính, CPU và màn hình trong lúc sử dụng cũng không cần thiết vì sẽ hạn chế sự tỏa nhiệt của thiết bị. Chiếc PC cũng nên đặt ở nơi khô ráo, vững chắc, tránh bị rung động khi làm việc.

Ngoài ra, không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy hay đặt máy ở gần các thiết bị tỏa nhiệt như lò vi sóng, tủ lạnh, bếp lửa, máy sưởi…

2. Không để đồ ăn, thức uống gần máy tính

Nước và các thiết bị điện tử là 2 thứ “không thuộc về nhau”. Đồ ăn, thức uống có thể khiến bạn có động lực hơn để làm việc, nhưng nếu bất cẩn, chiếc máy tính của bạn sẽ gặp những lỗi hư hỏng không đáng có.

Vì thế, hãy đặt đồ ăn, thức uống tránh xa chiếc máy tính, vừa tránh làm vấy bẩn bộ máy tính, vừa đảm bảo vệ sinh.

3. Vệ sinh, bảo dưỡng máy tính định kỳ

Rất nhiều người sử dụng máy tính để bàn xem nhẹ vấn đề vệ sinh, bảo dưỡng, bởi họ nghĩ chiếc PC tản nhiệt cực kỳ tốt nên không cần vệ sinh định kỳ.

Ngoài ra, thùng máy nặng nề, cồng kềnh, không thuận tiện vận chuyển cũng là lý do khiến nhiều người “lười” mang máy ra cửa hàng để vệ sinh.

Thực tế, cũng giống như laptop, khi máy tính để bàn hoạt động, nó sẽ hút vào một lượng bụi lớn, đồng thời keo tản nhiệt trên CPU bị khô đi. Điều này khiến hệ thống tản nhiệt của chiếc PC hoạt động kém đi sau khoảng 9 tháng.

Chính vì vậy, vệ sinh, thay keo tản nhiệt định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo máy tính luôn được tản nhiệt tốt nhất, bảo vệ tối ưu cho các linh kiện bên trong.

Vệ sinh, thay keo tản nhiệt định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo máy tính luôn được tản nhiệt tốt nhất, bảo vệ tối ưu cho các linh kiện bên trong.

4. Thay màn hình CRT bằng màn hình LCD/LED

Nếu bạn đang sử dụng màn hình CRT, hãy cố gắng đổi sang màn hình LCD hoặc màn hình LED càng sớm càng tốt để không hại mắt, tiết kiệm điện và diện tích bàn làm việc.

Bên cạnh đó, màn hình LCD/LED còn có ưu điểm là sử dụng công nghệ mới nên hình ảnh hiển thị đẹp hơn nhiều so với màn hình CRT.

5. Sử dụng ổn áp điện

Việc trang bị bộ lưu điện UPS là một yếu tố cần cân nhắc

Máy tính để bàn vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện. Những sự cố về điện như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch…

Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên trang bị một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện – UPS [uninterruptible power supply] càng tốt. Bộ lưu điện UPS chính là “người anh hùng thầm lặng” có vai trò tích trữ điện năng tiêu thụ.

Trong trường hợp bị cúp điện đột ngột thì nguồn điện từ thiết bị sẽ được chiết ra để cung cấp cho máy tính, giúp bạn kịp thời lưu trữ công việc tạm thời trước khi mất sạch.

Ngoài ra, UPS còn có nhiệm vụ ổn định điện áp, cân bằng nguồn điện hỗ trợ chiếc máy tính để bàn làm việc ổn định và tuổi thọ sử dụng được dài hơn.

6. Sử dụng phần mềm diệt virus

Phần mềm diệt virus là một trong những ứng dụng không thể thiếu trên mọi hệ thống. Các phần mềm diệt virus vừa giúp bảo vệ máy tính của bạn khi kết nối với các thiết bị như USB, điện thoại…, vừa giảm tối đa tình trạng bị “ăn mất” dữ liệu.

Bạn có thể sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín, phổ biến và không chiếm nhiều tài nguyên của máy tính như: Avast Free Antivirus, AVG Anti Virus, Kaspersky, Avira Free Antivirus… để bảo vệ tối ưu cho chiếc PC của mình.

7. Để hệ thống luôn hoạt động

Không giống như màn hình máy tính nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Việc tắt mở tùy ý sẽ dẫn đến hư hại cho phần cứng cũng như gây ra các lỗi cho Window.

Do đó, để tiết kiệm điện năng và rút ngắn thời gian khởi động, bạn có thể sử dụng chế độ Sleep hay Hibernate thay vì Shut Down hoàn toàn khi không làm việc.

8. Dọn dẹp Registry trong máy tính bằng phần mềm

Nếu thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào máy tính để bàn, sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên ì ạch, chậm chạp hơn.

Nguyên nhân là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm khiến Registry phình to ra với khá nhiều rác.

Để quét sạch những thứ rác thải này, bạn hãy dùng các phần mềm chuyên nghiệp như: Wise Registry Cleaner, CCCleaner, JetClean, Auslogics Registry Cleaner, Registry Repair…

Sử dụng phần mềm CCCleaner để dọn dẹp Registry trong máy tính

9. Dự phòng cho những hư hỏng

Ổ cứng là bộ phận phần cứng thường hư hỏng nhất. Để tránh những hư hỏng có thể gặp phải, thay vì sử dụng ổ cứng cho đến khi không còn truy cập được, bạn hãy chọn mua một chiếc ổ cứng mới khi cái cũ đã hết thời gian bảo hành [khoảng 3 – 5 năm].

Bạn có thể sao chép dữ liệu sang ổ cứng mới và sử dụng ổ cứng cũ cho những dữ liệu có kích thước lớn nhưng không quan trọng [VD: phim, ảnh…]. Nếu bạn có những dữ liệu cực kỳ quan trọng, hãy chọn mua ổ cứng theo công nghệ mới như SSD. Chúng sẽ giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ gây ra cho hệ thống do những lỗi ổ cứng thông thường.

“Của bền tại người”, chiếc máy tính để bàn mau hư hỏng hay hoạt động bền bỉ đều phụ thuộc phần lớn vào người sử dụng. Hãy tham khảo 9 cách bảo quản nêu trên để kéo dài “tuổi thọ” cho thiết bị của mình.

Nếu chiếc PC của bạn gặp sự cố và bạn cần tìm nơi sửa máy tính uy tín, hãy liên hệ ngay với An Phát PC, chúng tôi sẽ giải đáp, chăm sóc bảo vệ tốt nhất thiết bị của bạn!

Chúc bạn thành công!

Ngày nay, máy tính không đơn thuần chỉ là một thiết bị gia dụng bình thường như tủ lạnh, máy giặt… nó còn có thể được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau, từ làm việc cho đến giải trí. Tóm lại bạn có thể thực hiện được rất nhiều công việc với một máy tính, tuy nhiên, chính vì máy tính đa dụng như vậy nên bạn cũng sẽ phải mất thời gian làm quen và học cách sử dụng máy tính. Tất nhiên nếu bạn đang đọc bài viết này trên máy tính, có thể khẳng định bạn là người đã biết cách sử dụng máy tính. Nhưng hy vọng bài học này sẽ là một hướng dẫn nho nhỏ cho những người đang tập làm quen với máy tính lần đầu, ví dụ như con cái, người thân, bạn bè của bạn chẳng hạn!

Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng máy tính để bàn, bạn cần đảm bảo rằng bàn phím, chuột và màn hình đã được thiết lập chính xác. Nếu bạn chưa rõ cách thiết lập các thiết bị ngoại vi cho một hệ thống máy tính để bàn, có thể tham khảo bài học số 9!

Bật máy tính

Tất nhiên rồi, bước đầu tiên sẽ phải là khởi động máy tính. Để làm điều này, bạn phải xác định được vị trí của nút nguồn. Vị trí nút nguồn trên các máy tính khác nhau cũng sẽ không giống nhau [đặc biệt là đối với máy tính xách tay], nhưng đối với máy tính để bàn, nút nguồn thường nằm ở mặt trước của cây CPU. Sau khi đã xác định được vị trí của nút nguồn, bạn nhấn nút để bật máy tính. Biểu tượng nút nguồn của các thiết bị điện tử trên toàn thế giới được thống nhất như sau:

Sau khi bấm nút nguồn, máy tính sẽ mất một chút thời gian để khởi động. Thời gian khởi động của các máy tính cũng không giống nhau, nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cấu hình của máy tính đó, đặc biệt là loại ổ cứng mà máy tính đang sử dụng [ổ SSD sẽ cho tốc độ khởi động nhanh hơn HDD]. Nhìn chung, quá trình khởi động sẽ mất từ 15 giây đến 2 phút.

Khi máy tính đã khởi động xong, nó có thể đã sẵn sàng để sử dụng được luôn hoặc có thể yêu cầu bạn phải đăng nhập vào hệ thống, thủ tục này đóng vai trò quan trọng nếu bạn muốn thực hiện những tác vụ chuyên sâu yêu cầu quyền của người dùng trong hệ thống. Nếu bạn chưa bao giờ đăng nhập vào máy tính này trước đây, bạn sẽ cần phải tạo một tài khoản Windows mới.

Bàn phím và chuột

Bạn sẽ tương tác với máy tính chủ yếu bằng cách sử dụng bàn phím và chuột hoặc bàn di chuột đối với máy tính xách tay. Học cách sử dụng các thiết bị này là một điều cần thiết trong việc học cách sử dụng máy tính nói chung. Thông thường, vị trí đặt bàn phím và chuột thuận tiện nhất sẽ là đặt bàn phím ngay trước mặt trên bàn làm việc, và để chuột sang một bên của bàn phím [trái hoặc phải sẽ tùy thuộc vào việc bạn thuận tay nào].

Chuột sẽ có nhiệm vụ điều khiển con trỏ trên màn hình. Bất cứ khi nào bạn di chuyển chuột qua lại trên mặt bàn, con trỏ trên màn hình cũng sẽ di chuyển theo cách tương tự. Một con chuột máy tính sẽ thường có ít nhất là hai nút cơ bản, được gọi là chuột trái và chuột phải. Bạn thường sẽ tương tác với máy tính bằng cách di chuyển con trỏ chuột lên một khu vực hoặc biểu tượng trên màn hình máy tính, sau đó nhấp vào một trong các nút trên chuột.

Trên máy tính xách tay, bạn có thể sử dụng bàn di cảm ứng [nằm bên dưới bàn phím] để thay thế cho chuột.

Trên máy tính xách tay, bạn có thể sử dụng bàn di chuột để tối ưu hóa diện tích làm việc. Bàn di chuột sẽ nằm bên dưới bàn phím và cũng có chức năng tương tự như chuột, còn về thao tác thì sẽ hơi khác một chút. Bạn chỉ cần di đầu ngón tay của mình trên bàn di chuột và con trỏ trên màn hình cũng sẽ di chuyển đến những vị trí tương ứng. Thông thường bàn di chuột cũng sẽ có hai nút tương tự như trên chuột, nhưng cũng có một số loại hiện đại đã lược bỏ đi các nút bấm. Vì vậy, bạn sẽ làm thao tác nhấn trực tiếp vào bề mặt cảm ứng trên bàn di chuột.

Bàn phím sẽ cho phép bạn nhập chữ cái, số và ký tự vào máy tính. Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một dấu sổ dọc thẳng đứng nhấp nháy [được gọi là dấu nháy] thì tức là máy tính đang thông báo cho bạn biết bạn có thể bắt đầu nhập thông tin từ bàn phím.

Lưu ý rằng dấu nháy bàn phím cũng được coi là một con trỏ, nhưng nó được định dạng khác với con trỏ hình mũi tên của chuột. Ngoài ra, con trỏ bàn phím cũng được gọi là điểm chèn [insertion point].

Làm quen với các giao diện cơ bản trong máy tính

Màn hình chính xuất hiện đầu tiên khi máy tính khởi động xong được gọi là màn hình nền. Màn hình này cũng giống như một menu chính hoặc một bảng chứa các nội dung. Từ đây, bạn có thể truy cập vào các chương trình và tính năng cần thiết để sử dụng máy tính của mình.

Các biểu tượng [icon] hiển thị trên màn hình chính [desktop] được sử dụng để đại diện cho các tệp, ứng dụng và lệnh khác nhau trên máy tính của bạn. Icon là một hình ảnh nhỏ nhằm mục đích cung cấp cho bạn một thông báo nhanh về những gì mà nó đại diện, có thể là một logo của một phần mềm chẳng hạn. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy 1 icon có nội dung hình chữ e màu xanh lam, bạn có thể biết được ngay đó là phần mềm Internet Explorer - một ứng dụng trình duyệt web mặc định trên Windows. Nhấp đúp vào một icon trên màn hình sẽ cho phép bạn mở ứng dụng hoặc tệp mà icon đó đại diện.

Button [nút] sẽ đại diện cho một lệnh, có nhiệm vụ thực thi một chức năng cụ thể trong một ứng dụng. Các lệnh được sử dụng phổ biến nhất trong một chương trình sẽ được đại diện bằng các nút.

Các menu sẽ được sắp xếp theo bộ sưu tập các lệnh và phím tắt. Bạn có thể nhấp vào menu để mở và hiển thị các lệnh cũng như shortcut được bao gồm bên trong. Sau đó bạn nhấp vào một mục trong menu để thực thi lệnh trong mục đó.

Khi bạn mở một ứng dụng hoặc thư mục, nó sẽ được hiển thị trong cửa sổ riêng của mình. Một cửa sổ sẽ là một vùng chứa [giống như các hình ảnh trong một bức ảnh] bao gồm các menu và nút dành riêng để thao tác trên các ứng dụng hoặc thư mục đó. Bạn có thể sắp xếp lại nhiều cửa sổ trên màn hình cũng như chuyển đổi qua lại giữa các cửa số.

Trên đây chỉ là những điều cơ bản nhất trong quá trình làm quen và sử dụng máy tính. Trong bài học tiếp theo, chúng ta sẽ nói về cách sử dụng cụ thể của một hệ điều hành trên máy tính. Hy vọng những thông tin trong bài có thể giúp ích được cho bạn!

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 1: Toolbox
  • Tìm hiểu về mạng cục bộ - LAN [Phần I]
  • Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 1 - Các thiết bị phần cứng mạng
  • MS Access 2010 - Bài 2: Giới thiệu về các đối tượng trong Access

Video liên quan

Chủ Đề