Cách sửa máy in kẹt giấy

Chắc hẳn khi sử dụng máy in, ai mà chẳng đôi ba lần bị kẹt giấy. Đúng kẹt giấy là hiện tượng rất thường xảy ra khi sử dụng máy in, nhưng nếu máy in mà bị kẹt giấy liên tục thì ai rồi cũng phải bực mình mà muốn đập tan máy in thôi :D. Hiện tượng gì trên đời thì cũng đều có nguyên nhân và hệ quả vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao máy in hay bị kẹt giấy? Có máy in nào không bị kẹt giấy không?

Nguyên nhân máy in hay bị kẹt giấy là bởi cấu tạo của máy in, và nguyên lý hoạt động cơ bản của máy in.

Với các máy Laser tức là những máy in sử dụng công nghệ chiếu tia Laser khắc điện tích lên bề mặt trống từ [drum] và sử dụng mực bột [toner] đề in. Máy in loại này thường thì đường đi của giấy rất dài, tức là quãng đường di chuyển của giấy bên trong máy in từ khay để giấy cho tới khi thoát ra khỏi máy in là rất dài.

Các bạn có thể hình dung đường đi của giấy trên máy in laser sẽ như thế này :

  • Giấy đi từ khay để giấy => Con lăn kéo giấy => Trục nạp điện áp dương => Trống từ [drum] => Lô ép sấy [fuser] => Khay đảo mặt => Lô ép sấy => Exit ra ngoài khay lấy giấy.

Vậy nên với đường đi như thế kia thì giấy có thể bị kẹt bất cứ lúc nào chưa kể đến là do hỏng linh kiện thì cũng là điều dễ hiểu thôi. Ví dụ trên quá trình di chuyển kia bất ngờ có dị vật lọt vào một vị trí nào đó ngăn đường di chuyển của máy in thì giấy sẽ ngay lập tức bị kẹt, nguyên nhân đôi khi còn là do khi đưa giấy vào để không thẳng hàng hoặc giấy không phẳng hoặc quá mỏng, quá dầy thì cũng có thể dẫn tới hiện tượng máy in bị kẹt giấy.

Với những máy in sử dụng công nghệ in phun màu mực nước thì đường đi của giấy ngắn, nên hiện tượng máy in kẹt giấy xảy ra với tần xuất ít hơn hẳn.

Đường đi của giấy trên máy in phun màu:

  • Giấy đi từ khay giấy => Con lăn kéo giấy => Giàn phun mực => Exit ra bên ngoài khay để giấy

Nhìn vào nguyên lý hoạt động của máy in thì các bạn có thể dễ dàng nhận thấy kẹt giấy là một hiện tượng rất bình thường khi sử dụng máy in, kể cả khi máy in không hỏng hóc gì cả. Và một điều chắc chắn là sẽ chẳng có máy in nào mà tuyệt đối không bao giờ bị kẹt giẩy cả chỉ có ít hay nhiều mà thôi.

Phân biệt máy in bị kẹt giấy một cách bình thường và máy in bị kẹt giấy do máy in bị lỗi

Để có thể xử lý dứt điểm hiện tượng máy in bị kẹt giấy và không bị mấy ông thợ “lùa gà” chúng ta cần phân biệt được máy in bị kẹt giấy là do bị hỏng hay chỉ là kẹt giấy do những nguyên nhân thông thường.

  1. Máy in thỉnh thoảng mới bị kẹt giấy, kéo giấy kẹt ra là hết, kiểu dăm bữa nữa tháng mới kẹt 1,2 trang ==> khống sao nhé, kẹt linh tinh vớ vẩn thôi!
  2. Máy in thường xuyên bị kẹt giấy luôn, đôi khi in tầm vài chục trang bị kẹt mà có lục thì kẹt liên tục luôn. In 1,2 trang đã kẹt rồi ==> Xác định nhé, máy in lỗi, hỏng cmnr 😀 phải sửa thôi!

Xử lý máy in bị kẹt giấy thế nào? Làm thế nào để lấy giấy kẹt ra khỏi máy in đây?

Chúng ta cũng chia làm 2 trường hợp, nếu máy in bị kẹt giấy thông thường thì bạn có thể tự xử lý một cách khá đơn giản. Còn nếu máy in mà bị kẹt giấy liên tục thì bạn phải nhờ kỹ thuật viên máy in hoặc những ai có chuyên môn thì mới trôi đấy, tự xử lý cũng được nhưng mà hơi khoai 😀

Trường hợp 1: máy in kẹt giấy thông thường

Với trường hợp như thế này các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn bên dưới là có thể xử lý được:

  • Máy in kẹt giấy thì tắt nguồn máy in, rút hộp mực máy in ra ngoài, kéo giấy kẹt ra ngoài theo chiều ra của giấy, nhẹ nhàng sao cho giấy không bị rách rồi kẹt lại trong máy là được, nguyên tắc phải lấy sạch không còn tí giấy nào bị kẹt trong máy in thì mới in được.
  • Kiểm tra xem trong máy in có bị mắc cái gì không, có dị vật gì rơi vào trong máy không, bút biếc để linh tinh là hay chui vào lắm nhé.
  • Lấy hết giấy kẹt rồi thì lắp trả hộp mực máy in vào, nhấn nút tiếp tục in trên máy in là lại in bình thường.
  • Trong trường hợp khi kéo giấy kẹt ra, giấy bị rách và mắc lại trong máy in mà bạn không thể lấy ra được thì có thể tham khảo cách làm tại bài viết này.

Trường hợp 2: Máy in kẹt giấy thường xuyên và liên tục nguyên nhân do máy in có vấn đề hỏng hóc

Muốn xử lý triệt để thì cần phải xác định nguyên nhân làm cho máy in kẹt giấy, có 5 nguyên nhân cơ bản dưới đây:

1.Do con lăn kéo giấy

Hiện tượng: Máy in kéo giấy bị trượt, không kéo được giấy lên sau đó máy in báo kẹt giấy

Nguyên nhân: Con lăn kéo giấy bị mòn do máy in lâu ngày, in giấy dầy định lượng cao hơn 70gms, hoặc là con lăn kéo giấy bị bẩn do mực máy in rớt vào làm cho nó không kéo được giấy lên làm cho máy in kẹt giấy.

Hướng xử lý: Thay thế con lăn [quả đào] kéo giấy mới nếu con lăn kéo giấy bị bẩn thì chỉ cần tháo ra vệ sinh lắp lại là Ok.

Máy in Canon 2900 tham khảo tại đây.

2.Do hộp mực máy in [Cartridge]

Hiện tượng: máy in kéo giấy lên tới đầu trống từ của hộp mực thì kẹt lại, thường là tờ giấy in bị kẹt lại ở giữa máy in in, rút hộp mực ra sẽ thấy phần đầu tờ giấy bị quăn lại.

Nguyên nhân: Do trống từ không quay, hoặc bị lệch nên không đưa giấy lên thẳng được làm cho giấy bị kẹt lại.

Hướng xử lý: Kiểm tra lại hộp mực xem có bị lỗi không, hệ thống truyền động cho trống từ có làm việc không, hộp mực lắp có bị kênh không, thay hộp mực máy in mới.

3.Do cụm sấy của máy in [Fuser]

Hiện tượng: Máy in in được vài tờ thì lại kẹt, khi giấy ra hay bị quăn giấy, rách giấy, mực in bị sống không bám vào giấy in, lấy tay sờ vào bản in thì mực bám vào tay, chữ trên bản in bị nhoè đen bẩn…

Nguyên nhân: Thường là do film sây [bao lụa sây] bị rách, hoặc quá mòn bay hết lớp chống dính [Tflon] trên bề mặt dẫn tới khi giấy đi qua cụm sấy sẽ bị mắc lại không đi qua được hoặc bị rách khi đi qua cụm sấy. Film sấy bị rách thường là do những dị vật dính vào giấy như ghim hoặc kẹp giấy đưa lên làm rách hoặc cũng có thể do máy in đã sử dụng quá lâu, số lượng bản in quá nhiều.

Hướng xử lý: Thay phim sấy hoặc thay cả cụm sấy mới đúng chủng loại máy in là được.

Máy in Canon 151 tham khảo tại đây.

4.Do Rơle đá giấy bị dính

Hiện tượng: Máy in in được 1,2 tờ thì lại kèm theo một tờ giấy trắng đằng sau, sau đó khi giấy ra ngoài sẽ bị kẹt lại nửa tờ ở trong nửa tờ nằm ngoài.

Nguyên nhân: Do Rơle kéo giấy bị dính, thường là do máy mua đã lâu sử dụng ít, hoặc sử dụng trong thời gian quá dài.

Hướng xử lý: Thay thế Rơle mới đúng loại với loại đang sử dụng trong máy in.

Máy in Canon 3300 tham khảo tại đây.

5.Do Sensor cảm biến giấy bị kẹt hoặc bị lỗi

Hiện tượng: Sau khi giấy in bị kẹt, kéo giấy ra bị rách giấy và còn một chút giấy mắc lại trong máy, và máy in không in được, báo kẹt giấy, hoặc giấy in cứ chạy tới một vị trí nhất định là kẹt luôn tại đó chứ không kẹt chỗ nào khác.

Nguyên nhân: Có thể là do có một phần giấy hoặc vật nào đó mắc vào cò sensor cảm biến kẹt giấy, làm cho cò cảm biến không nhả ra được dẫn tới máy báo kẹt giấy liên tục. Cũng có thể do sensor cảm biến giấy bị lỗi hoặc quá bẩn và không hoạt động.

Hướng khắc phục: Cố gắng lấy hết những mẩu giấy còn sót trong máy in, kiểm tra vế sinh hoặc thay mới những vị trí sensor mà giấy bị kẹt. Lưu ý trong máy in trung bình sẽ có khoảng từ 3 đến 5 con sensor cảm biến giấy kẹt tuỳ theo từng loại máy.

Sử dụng máy in đúng cách và khoa học sẽ giảm thiểu được hiện tượng máy in kẹt giấy

  • Để tránh cho máy in khỏi bị kẹt giấy thì khi đưa giấy vào chúng ta nên làm tơi giấy và đặt giấy ngay ngắn thẳng hàng trong khay đặt giấy.
  • Hạn chế để những thứ đồ đạc lặt vặt như bút, thước, ghim, đây nịt…cạnh máy in, vì khi máy in kéo giấy lên sẽ rất dễ bị kéo theo dị vật vào trong máy làm cho máy in bị kẹt giấy.
  • Không sử dụng giấy quá dầy hoặc quá mỏng, không sử dụng giấy nhàu nát hoặc đã qua sử dụng.
  • Không nên nạp mực quá nhiều lần hoặc sử dụng những cartridge mực đã quá cũ nát, vì chúng sẽ làm mực rớt vào trong máy in gây ra hiện tượng kẹt giấy.
  • Nên kiểm tra kỹ xem còn ghim hay kép giấy còn dính trên giấy hay không nếu bạn tận dụng giấy in một mặt đã qua sử dụng.

Mucin24 đơn vị đổ mực máy in chuyên nghiệp hàng đầu tại Thủ Đô, rất vui được hỗ trợ quý khách!

Video liên quan

Chủ Đề