Cách thử bộ nguồn máy tính

Rất nhiều người mua máy tính xong vẫn thắc mắc "nguồn máy tính mình bao nhiêu W [watts] và có đủ tải hay không?" Để giải quyết vấn đề này thì các bạn cần kiểm tra công suất nguồn máy tính xem chúng chịu tải được bao nhiêu W và hiệu suất hoạt động ra sao. Dưới đây Thủ thuật phần mềm sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu W và một vài thông số quan trọng của nguồn.

1. Xem hoá đơn mua hàng

Trên bất kỳ hoá đơn xuất hàng của cửa hàng bán máy tính nào thì phần nguồn cũng được liệt kê rõ ràng, các bạn có thể xem hoá đơn bán hàng để biết được họ lắp cho chúng ta nguồn hãng gì, công suất bao nhiêu, bảo hành bao lâu và giá bao nhiêu,… Tuy nhiên sẽ có rất ít người giữ được hoá đơn mua hàng trong khoảng thời gian dài nên cách này chỉ áp dụng cho một vài trường hợp nhất định.

Nếu như các bạn còn giữ vỏ hộp nguồn mà cửa hàng trả lại cho bạn thì giải pháp xem thông số trên vỏ hộp nguồn cũng hoàn toàn hợp lý.

2. Tháo máy, xem thông số nguồn

Trong trường hợp không có hoá đơn mua hàng thì buộc các bạn phải tháo máy để kiểm tra nguồn bằng mắt và các thông số trên tem dán của nguồn. Việc tháo máy tính sẽ tương đối phức tạp với những ai chưa từng thử nhưng các bạn hãy cố gắng vì chúng ta chỉ cần tháo khoảng 2-4 con ốc là có thể biết được máy tính dùng nguồn gì.

Đa số các vỏ máy tính hiện nay đều lắp nguồn ở vị trí trên hoặc dưới, trong một số trường hợp vỏ đặc biệt thì chúng sẽ nằm ở một vị trí khác nhưng nhìn chung thì vẫn là trong máy tính. Khi các bạn nhìn thấy nguồn thì các bạn sẽ nắm được các thông tin như: Hãng sản xuất, Model, công suất nguồn,…

Nếu như các bạn không chắc chắn thì các bạn có thể Search Google với cụm từ khoá: "Tên nguồn" + "Model" + "những thông số khác bạn thấy trên nguồn". Sẽ có rất nhiều kết quả trên Google cho các bạn tham khảo thêm.

3. Thông số công suất quan trọng nhất trên nguồn

Trên mỗi bộ nguồn thì nhà sản xuất phải dán tem để ghi các thông số liên quan đến hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên không phải thông số nào trên tem cũng quan trọng, đối với một người dùng phổ thông thì chúng ta chỉ cần quan tâm tới đường 12V dương [+12V] mà thôi. Đường 12V dương sẽ đảm nhiệm gần hết các nhiệm vụ cấp điện cho các linh kiện bên trong, bao gồm: CPU, VGA, SSD,…. Còn những đường 5V/ 3V còn lại cung cấp cho thiết bị mở rộng như: cổng USB, quạt,…

Một bộ nguồn tốt thì chúng phải có đường 12V dương gần bằng hoặc bằng với tổng công suất của bộ nguồn.

Công suất [W] = "dòng điện [V]" X "cường độ dòng điện [A]"

Ví dụ: Chúng ta sẽ tính công suất của bộ nguồn Corsair RM750 trên ảnh

Công suất [W] = 12 x 62.5 = 750W [bằng đúng công suất hãng công bố].

Vậy nên khi các bạn có ý định nâng cấp máy tính thì ngoài việc nhìn công suất tổng thể của bộ nguồn các bạn cũng nên quan tâm đến đường 12V dương xem chúng có đủ tải cho các linh kiện hay không.

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã hướng dẫn các bạn cách xem nguồn máy tính bao nhiêu W nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Trong quá trình chẩn đoán sự cố trên máy tính, bộ nguồn thường bị lãng quên. Tuy nhiên, việc kiểm tra bộ nguồn trước có thể giúp bạn rút ngắn được rất nhiều vấn đề trong khâu khắc phục sự cố. Nếu máy tính hiển thị màn hình xanh chết chóc [BSOD: Blue Screen of Death], ổ cứng bị lỗi hay đơn giản là không khởi động, có khả năng bạn đang gặp vấn đề về bộ nguồn. Hãy tiến hành các bước kiểm tra nhanh dưới đây trước khi mua bất kỳ phần cứng mới đắt tiền nào.

  1. 1

    Tắt máy tính. Sau khi máy tính tắt nguồn [hay không thể mở], hãy trượt công tắc đằng sau bộ nguồn rồi rút điện máy tính.[1]

  2. 2

    Mở thùng máy. Ngắt kết nối cáp nguồn khỏi các bộ phận bên trong thùng máy. Lần theo từng cáp dẫn từ bộ nguồn đến các thành phần khác nhằm đảm bảo rằng tất cả đã được ngắt kết nối đúng cách.[2]

    • Ghi chú lại cáp nào được cắm vào đâu để bạn có thể kết nối khi lắp lại thùng máy.

  3. 3

    Kiểm tra bằng kẹp giấy. Sử dụng kẹp giấy để “đánh lừa” bộ nguồn rằng kết nối đã được thiết lập. Trước khi tiến hành, hãy bẻ kẹp giấy thành hình chữ “U”.

    • Chiếc kẹp giấy sẽ đóng vai trò như các chân cắm vào bộ nguồn và cung cấp tín hiệu bật.

  4. 4

    Tìm đầu nối chân 20/24 thường cắm vào bo mạch chủ của máy tính. Đây thường là đầu nối lớn nhất trên bộ nguồn.

  5. 5

    Tìm chân xanh lá và đen [chân số 15 & 16]. Tiến hành cắm một đầu đầu kẹp giấy vào chân xanh lá, đầu còn lại cắm vào chân đen. Trước khi tiến hành, bạn cần kiểm tra xem công tắc bộ nguồn đã được tắt chưa, đồng thời bộ nguồn có hoàn toàn ngắt kết nối với nguồn điện cũng như các bộ phận khác trong máy tính hay chưa.

    • Chân xanh lá thường nằm ở vị trí thứ 15 trong biểu đồ chân cắm.

  6. 6

    Cắm kẹp giấy vào. Sau khi cắm kẹp giấy vào hai chân 15 & 16, hãy đặt cáp này sang một bên. Cắm điện bộ nguồn và bật công tắt đằng sau.

  7. 7

    Kiểm tra quạt gió. Sau khi bộ nguồn được cấp điện, bạn sẽ nghe hoặc thấy quạt gió quay. Điều này cho thấy ít nhất rằng bộ nguồn vẫn hoạt động. Nếu bộ nguồn không bật, hãy kiểm tra lại các chân cắm [sau khi rút điện] và thử lại. Nếu vẫn không có gì xảy ra, rất có thể bộ nguồn đã hỏng.[3]

    • Phương pháp này không thể kiểm tra khả năng vận hành bình thường của bộ nguồn mà chỉ cho thấy rằng nó có hoạt động. Để biết được bộ nguồn có đầu ra ổn định hay không, bạn sẽ cần tiến hành phương pháp tiếp theo.

  1. 1

    Kiểm tra đầu ra thông qua phần mềm. Nếu máy tính vận hành bình thường và hệ điều hành khởi động được, hãy thử kiểm tra đầu ra của bộ nguồn bằng phần mềm. SpeedFan là một chương trình miễn phí có thể đọc các chẩn đoán và báo cáo lại nhiệt độ cũng như điện áp của máy tính. Hãy kiểm tra các thông tin để chắc chắn rằng mọi thứ nằm trong mức có thể chấp nhận.

    • Nếu máy tính không hoạt động, hãy tiến hành bước tiếp theo.

  2. 2

    Tắt máy. Rút điện rồi tắt công tắc nằm phía sau bộ nguồn. Sau đó, mở thùng máy và ngắt kết nối giữa bộ nguồn với toàn bộ các thành phần bên trong. Lần theo từng cáp của bộ nguồn để chắc chắn rằng mọi thứ đã được ngắt kết nối đúng cách.[4]

  3. 3

    Kiểm tra bộ nguồn bằng thiết bị chuyên dụng. Bạn có thể mua thiết bị kiểm tra bộ nguồn ở các cửa hàng máy tính hoặc trên mạng với giá không quá đắt. Trước tiên, hãy tìm đầu nối 20/24 chân trên bộ nguồn. Đây thường là cáp có kích thước lớn nhất.[5]

    • Kết nối thiết bị kiểm tra bộ nguồn với đầu nối 20/24 chân.
    • Cắm điện bộ nguồn và bật công tắc. Bộ nguồn sẽ tự động bật và đèn trên thiết bị kiểm tra sẽ sáng lên.
      • Một số thiết bị kiểm tra bộ nguồn cần được bật thông qua công tắc hoặc nút bấm. Những loại còn lại sẽ tự động bật.
    • Kiểm tra điện áp. Đầu nối 20/24 chân có nhiều đầu ra, nhưng sau đây là 4 chỉ số quan trọng mà bạn cần xem:
      • +3.3 VDC
      • +5 VDC
      • +12 VDC
      • -12 VDC
    • Kiểm tra xem các chỉ số điện áp có nằm trong dung sai chấp nhận được hay không. +3.3, +5, +12 có dung sai +/- 5%. Chỉ số -12 có thể dao động trong mức +/- 10%. Nếu có bất kỳ chỉ số nào nằm ngoài phạm vi này nghĩa là bộ nguồn hoạt động không ổn định và cần được thay mới.
    • Kiểm tra các đầu nối khác. Sau khi xác định đầu nối chính cấp nguồn ổn định, tiến hành kiểm tra từng đầu nối còn lại. Nhớ rút điện và tắt bộ nguồn giữa mỗi lần kiểm tra.

  4. 4

    Kiểm tra bộ nguồn bằng đồng hồ vạn năng [dụng cụ đo điện]. Bẻ thẳng kẹp giấy thành hình chữ “U”. Tìm chân cắm xanh lá trên đầu nối 20/24 chân. Cắm một đầu kẹp giấy vào chân cắm xanh lá [số 15], đầu còn lại vào chân màu đen bên cạnh. Như vậy, đầu cắm sẽ nhận tín hiệu giả rằng cáp đã kết nối với bo mạch chủ.

    • Cắm điện bộ nguồn và bật công tắc.
    • Tìm sơ đồ chân cắm của bộ nguồn để xác định những chân cung cấp điện áp.
    • Đặt đồng hồ vạn năng về chế độ VBDC. Nếu đồng hồ vạn năng không tự động điều chỉnh phạm vi, bạn cần đặt về mức 10V.
    • Kết nối đầu dò cực âm của đồng hồ vạn năng với chân nối đất [màu đen] trên đầu nối .
    • Kết nối đầu dò cực dương với chân cắm đầu tiên cần kiểm tra. Nhớ ghi chú lại điện áp hiển thị.
    • Kiểm tra để đảm bảo rằng điện áp của các chân cắm nằm trong phạm vi dung sai. Nếu có bất kỳ chỉ số nào nằm ngoài phạm vi dung sai nghĩa là bộ nguồn bị lỗi.
    • Lặp lại quá trình này với các đầu nối khác của bộ nguồn. Bạn nên tham khảo sơ đồ chân cụ thể của từng đầu cắm để biết vị trí chân cần kiểm tra.

  5. 5

    Ráp lại máy tính. Sau khi kiểm tra tất cả đầu nối nguồn, bạn có thể ráp lại máy tính. Xem trong ghi chú để chắc chắn rằng các thiết bị đã được kết nối đúng cách, đồng thời tất cả đầu nối bo mạch chủ đều nằm đúng vị trí. Sau khi ráp xong, hãy mở máy lên.[6]

    • Nếu lỗi vẫn tiếp tục lặp lại hay máy tính không khởi động, hãy chuyển sang các bước khắc phục sự cố. Lúc này, bộ phận đầu tiên mà bạn cần kiểm tra là bo mạch chủ.

  1. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  2. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  3. //www.tomshardware.com/forum/265607-28-dead-paper-clip-test
  4. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  5. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  6. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.

Cùng viết bởi:

Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 3.011 lần.

Chuyên mục: Bảo trì và Sửa chữa

Trang này đã được đọc 3.011 lần.

Video liên quan

Chủ Đề