Cách tính lãi suất gửi ngân hàng agribank 2023

Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt

Chính sách hỗ trợ lãi suất là một trong những nội dung tại Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ được ban hành tại Quyết định số 422/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN].

Mục đích của Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng; kế hoạch hành động bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 11; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu đề ra.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đồng thời, triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Bên cạnh đó, tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam [Agribank]; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng [TCTD] và tiếp tục xử lý nợ xấu: Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank; theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nêu trên, các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức triển khai quyết liệt kế hoạch hành động; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình triển khai của đơn vị; chỉ đạo xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra…/.


Giao dịch tại ngân hàng. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Với việc hàng loạt ngân hàng tư nhân tăng mạnh lãi suất huy động đầu tháng Bẩy, mức lãi suất tại nhiều nơi đã vượt lên trên 7%/năm, cộng thêm hai ngân hàng quốc doanh lớn nhất cũng vừa có động thái tăng lãi suất trở lại, báo hiệu thời kỳ lãi suất thấp sắp đi qua.

Không ai chịu chậm chân

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam [Agribank] là một trong bốn ngân hàng lớn vừa điều chỉnh biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân áp dụng từ tháng 7/2022. Đây là lần thay đổi lãi suất huy động đầu tiên của ngân hàng này kể từ tháng 9/2021 đến nay và cũng là lần tăng đầu tiên sau 4 năm liên tiếp giảm.

Theo biểu lãi suất mới, Agribank giữ nguyên lãi suất huy động với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng; trong đó tiền gửi không kỳ hạn vẫn nhận lãi suất 0,1%/năm, các khoản tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng hưởng lãi suất 3,1%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng hưởng lãi 3,4%/năm và kỳ hạn 6-11 tháng nhận lãi suất 4%/năm.

Tuy nhiên, từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, các khách hàng gửi tiền tại Agribank sẽ được hưởng lãi suất 5,6%/năm, cao hơn 0,1 điểm % so với trước đó.

[Áp lực lạm phát tăng cao, NHNN sẽ linh hoạt trong điều hành]

Lần gần nhất ngân hàng này tăng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên đã diễn ra từ tháng 9/2018, khi đó Agribank nâng mức lãi suất này từ 6,6%/năm lên 6,8%/năm.

Sau giai đoạn này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên của Agribank liên tục giữ xu hướng giảm và duy trì ở vùng thấp nhất 5,5%/năm suốt từ tháng 9/2021 đến nay.

Với động thái tăng lãi suất kể trên, Agribank trở thành ngân hàng quốc doanh thứ hai trong hệ thống tăng lãi suất huy động trong năm 2022. Như vậy, hiện biểu lãi suất huy động các kỳ hạn tại Agribank đều tương đương BIDV.

Trước đó, vào đầu tháng Sáu, BIDV cũng có đợt tăng lãi suất tiền gửi cá nhân lần đầu kể từ tháng 7/2019. Cụ thể, ngân hàng này đã điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, cố định ở mức 5,6%/năm. Bên cạnh đó, BIDV giữ nguyên lãi suất huy động với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng.

Động thái tăng lãi suất huy động của BIDV, Agribank diễn ra sau khi mặt bằng lãi suất của các ngân hàng tư nhân đã tăng liên tục kể từ cuối năm 2021 đến nay.

Cũng theo khảo sát của phóng viên VietnamPlus, ở đợt điều chỉnh lần này, một số ngân hàng cổ phần tư nhân như Techcombank, TPBank, ACB, SCB, ABBANK… quyết định tăng lãi suất tiền gửi với mức thấp nhất là 0,2% và cao nhất là 1,2% cho kỳ hạn 1 năm.

Bên cạnh đó, không có ngân hàng nào ghi nhận giảm lãi suất. Điều này khiến lãi suất tiết kiệm 12 tháng toàn thị trường có sự nhích nhẹ. Một số ngân hàng có mức lãi suất trên 7% là Ngân hàng Xây dựng [CBBank] từ 7,15%-7,25%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Tại Ngân hàng Nam Á [NamABank], mức lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 12-15 tháng là 7,2%/năm, kỳ hạn 16-36 tháng là 7,4%/năm. SHB và Techcombank có mức lãi suất cao nhất là 7,1%, HDBank 7,15%.

Điển hình, Ngân hàng Sài Gòn [SCB] đang trả mức lãi suất cao nhất tối đa lên tới 7,55%/năm với hình thức gửi online từ 12-36 tháng.

Thấp nhất trong kỳ hạn 12 tháng tiền gửi tại quầy vẫn là nhóm ngân hàng "big 4" [gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank] và LienVietPostBank duy trì lãi suất huy động ở mức 5,5%-5,6%/năm.

Lý giải về động thái này, chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết thời gian qua, một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm để tăng nguồn tiền gửi trong bối cảnh năm nay nhu cầu tín dụng đã và đang cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một số kênh đầu tư như bất động sản và chứng khoán đã không còn được "thuận lợi" như hai năm vừa qua nên người dân và doanh nghiệp đã quay trở lại gửi tiền trong ngân hàng nhiều hơn.

"Khi lãi suất tăng, đương nhiên người dân và doanh nghiệp được hưởng mức lợi cao hơn nên nguồn tiền gửi sẽ tăng lên. Điều này góp phần củng cố nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng ở các kỳ hạn, qua đó đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn từ đây đến cuối năm," ông Lực nói.

Áp lực lên lãi suất điều hành

Sau động thái Fed tăng 75 điểm lãi suất cơ bản, một loạt ngân hàng trung ương các nước trên thế giới cũng đã có quyết định tương tự. Do đó, giới chuyên gia cho rằng điều hành lãi suất trong nước cũng đang chịu nhiều áp lực.

Cụ thể, trong năm 2021 có 113 lượt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong khi 5 tháng đầu năm nay đã có 144 lượt.

Theo nhóm nghiên cứu tại HSBC, Ngân hàng Nhà nước có thể phải tăng lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm trong quý 3/2022, trước khi tăng lãi suất ba lần [mỗi lần 0,25 điểm phần trăm] trong năm 2023.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cũng nhận định viễn cảnh này có thể diễn ra vào các tháng cuối năm 2022 nhằm đưa lãi suất tái cấp vốn lên 4,5%.

Trên cơ sở đó, đại diện Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] cho rằng với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động còn có thể tiếp tục tăng. Cụ thể, lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 1%-1,5% trong cả năm 2022.

Theo ông Lực, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng nhất định sau hai năm Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách nới lỏng. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng nhà điều hành sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng ít nhất cho đến hết năm nay nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.

“Thực tế, tuy có chịu nhiều áp lực nhưng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát hiện tại vẫn cách xa mục tiêu đặt ra, do đó Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ chưa cần điều chỉnh trong việc nâng lãi suất điều hành để ứng phó với lạm phát. Ngoài ra, sức đẩy lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao và chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chứ không phải do yếu tố cung tiền,” ông Lực nêu ý kiến.

Do đó, theo ông Lực, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với các kịch bản khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ mạnh hơn của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát.

Định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà Nước vẫn là giữ lãi suất cho vay ở mức thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, với tăng trưởng tín dụng dự báo đạt cao hơn so với cùng kỳ, lãi suất huy động chịu áp lực tăng. Theo đó, lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi những áp lực nhất định, tuy nhiên sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động. Cùng với đó, sẽ có sự phân hóa giữa mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành nghề./.

Chủ Đề