Cách tính lương hưu từ tháng 1 năm 2022

[PLO]- Năm 2022, người lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu mới là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%, mức hưởng tối đa là 75%.

 Video: Cách tính mức hưởng lương hưu năm 2022 khác năm 2021 ra sao?

Vợ tôi nghỉ hưu từ năm 2021 và đang nhận lương hưu hàng tháng. Riêng tôi, đến tháng 2-2022 mới đến tuổi nghỉ hưu.

Cho tôi hỏi tuổi nghỉ hưu và cách tính lương hưu của năm 2021 có khác gì so với năm 2022?

Bạn đọc Mạnh Hùng, TP.HCM

Bảo hiểm Xã hội TP.HCM trả lời: Tại điều 169 Bộ luật Lao động thì tuổi nghỉ hưu của người lao động [NLĐ] của năm 2021 và năm 2022 sẽ được quy định như sau:

Năm 2022, NLĐ trong điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 6 tháng đối và đủ 55 tuổi 8 tháng đối với lao động nữ.

Năm 2021, NLĐ trong điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng đối và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Mức hưởng lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [BHXH].

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Căn cứ Luật BHXH năm 2014 thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2021 và năm 2022 có sự thay đổi đối với lao động nam như sau:

Năm 2021, NLĐ đóng 19 năm BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%, mức hưởng tối đa là 75%.

Năm 2022, NLĐ đóng đủ 20 năm BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu mới là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%, mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp đối với lao động nữ thì tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2022 không thay đổi so với năm 2021. Cụ thể lao động nữ đóng đủ 15 năm BHXH sẽ được tính 45%. Sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2% và tỷ lệ hưởng tối đa là 75%.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của lao động nam của năm 2022 sẽ tăng lên 3 tháng so với năm 2021. Đối với lao động nữ tuổi nghỉ hưu tăng 4 năm so với năm 2021.

Về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng đối với lao động nam của năm 2022 sẽ tăng thêm một năm so với năm 2021. 

TP.HCM: Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tại nhà

[PLO]- Người chưa nhận được lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7, 8 sẽ được chi trả tại nhà.

VÕ HÀ

Mức lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

**Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

- Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% [NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%]

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ:

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Lưu ý: Trường hợp NLĐ hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

**Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:

-  Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014.

- Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015.

- Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH .

- Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

1.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chi tiết mức hưởng lương hưu năm 2022 với NLĐ [Ảnh minh hoạ]

2. Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện

2.1. Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2022 được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

** Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

- Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% [NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%]

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

- Đối với lao động nữ

+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

** Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ [xem chi tiết tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP].

2.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Giống như trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

>>> Xem thêm: Vừa hưởng tai nạn lao động vừa hưởng lương hưu được không? Thủ tục hưởng lương hưu quy định thế nào?

Có được nghỉ hưu sớm khi bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn chấn thương sọ não hay không? Mức hưởng lương hưu là bao nhiêu khi được nghỉ hưu sớm?

Người mở kinh doanh bán hàng tại gia đình có được hưởng lương hưu khi về già không? Làm thế nào để được hưởng khoản lương hưu này?

Cần đóng bảo hiểm thêm bao nhiêu năm nữa thì được hưởng mức lương hưu tối đa của nữ là 75% theo quy định pháp luật?

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý tính tiền lương hưu:
  • 2. Điều kiện hưởng lương hưu
  • 3. Quy định về mức lương hưu hằng tháng

Vậy tôi xin hỏi: khi tôi chờ đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu thì chế độ được tính theo thời điểm chốt bảo hiểm hay luật hưu trí hiện hành ?Tôi sinh năm XX/10/1972.

Xin trân trọng cám ơn! [Người hỏi: Nguyễn Thị H, tỉnh Ninh Bình].

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý tính tiền lương hưu:

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

- Bộ luật lao động năm 2019;

- Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu;

- Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Văn bản pháp luật khác;

2. Điều kiện hưởng lương hưu

Qúy khách sinh năm 1972, hiện tại Qúy khách 49 tuổi. Trong thư tư vấn này, Luật Minh Khuê áp dụng pháp luật đang có hiệu lực vào thời điểm hiện tại để giải đáp vướng mắc của Qúy khách.

Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b] Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c] Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d] Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác

b] Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c] Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”;

Theo quy định này, Quýkhách được hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Điều kiện này Qúy khách hoàn toàn đáp ứng vì như thông tin Qúy khách cung cấp thì thời gian Qúy khách đã đóng bảo hiểm xã hội là 24 năm 7 tháng.

Thứ hai, Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Từ năm 2028 trở đi, đối với nam tuổi nghỉ hưu là 62 tuổi [Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu].

Như vậy, khi Qúy khách đủ 62 tuổi Qúy khách sẽ được hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

3. Quy định về mức lương hưu hằng tháng

Do đó, lương hưu của Qúy khách vẫn được tính theo công thức tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

"Điều 7. Mức lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a] Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

b] Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c] Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%."

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

"Điều 17. Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;

- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%

- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% [chỉ tính tối đa bằng 75%];

- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% [cao hơn 25 năm] nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

a] Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

Ví dụ 25: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 01/2019 khi đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

- Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng [nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

b] Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Ví dụ 26: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2017 khi đủ 49 tuổi. Ông Q có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 24% = 69%;

- Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 50 theo quy định là 01 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 2% = 67%.

Ví dụ 27: Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10 x 3% = 30%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

- Hồ sơ chỉ thể hiện bà M sinh năm 1962 nên lấy ngày 01/01/1962 để tính tuổi làm cơ sở tính năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu bà M đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà M là 75% -1% = 74%.

2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ 28: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.

- 16 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.

- Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng [nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%.

Ví dụ 29: Ông S nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2016 khi đủ 51 tuổi. Ông S có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông S được tính như sau:

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông S là 27 năm 03 tháng, số tháng lẻ là 03 tháng được tính là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông S là 27,5 năm.

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27,5 là 12,5 năm, tính thêm: 12,5 x 2% = 25%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 25% = 70%.

- Ông S nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 8%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông S là 70% - 8% = 62%.

Như vậy:

Lương hưu hàng tháng =

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x

Bình quân tiền lương đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng như sau [Điều 56 Luật BHXH]:

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2021 là 15 năm đóng BHXH.

- Lao động nam nghỉ hưu năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

* Thời điểm hưởng lương hưu: Là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định [khoản 3 Điều 59 Luật BHXH].

Như vậy, khi Qúy khách đủ tuổi hưởng lương hưu thì chế độ hưu trí sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội - Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề