Cách tinh năm âm lịch của thầy Kiên

[ Theo Đia ốc online ]

Muốn tính, bạn cần nhớ nhẩm thuộc lòng thứ tự Địa chi cùng Thiên can theo thứ tự như sau:Địa chi tức Thập nhị chi [gọi là 12 con giáp trong dân gian]: 1- Tý [Chuột], 2- Sửu [Trâu], 3-Dần [Hổ], 4-Mão [Mèo], 5-Thìn [Rồng], 6-Tỵ [Rắn], 7-Ngọ [Ngựa], 8-Mùi [Dê], 9- Thân [Khỉ], 10-Dậu [Gà], 11-Tuất [Chó], 12-Hợi [Lợn].


Thiên can tức Thập can [10 can] gồm: 1-Giáp, 2-Ất, 3-Bính, 4- Đinh, 5-Mậu, 6-Kỷ, 7-Canh, 8-Tân, 9-Nhâm, 10-Quý. Khi đã nhớ và thuộc thứ tự 12 chi và 10 can theo thứ tự trên, bạn có thể tính nhanh ra ngay bất cứ năm sinh của ai từ năm dương lịch sang “can” của năm sinh âm lịch bằng cách tính nhẩm sau: Nếu năm sinh dương lịch của người đó có số tận cùng là 0, thì “can” âm lịch của người đó là chữ Canh. Ví dụ năm 1960 là Canh Tý, năm 1980 là Canh Thân; năm 2010 là Canh Dần... Nếu bạn sinh năm dương lịch có số tận cùng là 1 thì “can” năm sinh âm lịch của bạn sẽ là chữ Tân, ví dụ: 1941 [Tân Tỵ], 1961 [Tân Sửu], 1991 [Tân Mùi] hay 2011 [Tân Mão]. Nếu bạn sinh năm dương lịch có số tận cùng là 2, thì “can” năm sinh âm lịch của bạn sẽ là chữ Nhâm, đơn cử như Nhâm Tý [1972], Nhâm Tuất [1982]. Bạn sinh năm dương lịch có số tận cùng là 3, thì “can” năm sinh âm lịch của bạn sẽ là chữ Quý, ví dụ như: năm 1963 [Quý Mão], năm 1983 [Quý Hợi], năm 2003 [Quý Mùi]. Bạn sinh năm dương lịch có số tận cùng là 4, thì “can” năm sinh âm lịch của bạn là chữ Giáp, ví dụ như: năm 1954 [Giáp Ngọ], 1974 [Giáp Dần], 1984 [Giáp Tý]. Nếu sinh năm dương lịch có số tận cùng là 5, thì “can” âm lịch là chữ Ất: năm 1955 [Ất Mùi], 1965 [Ất Tỵ], 2005 [Ất Dậu]... Nếu năm sinh dương lịch của bạn tận cùng là số 6 thì “can” năm sinh âm lịch của bạn sẽ là chữ Bính: ví dụ năm 1976 [Bính Thìn], năm 2006 [Bính Tuất]. Người nào sinh năm dương lịch có số tận cùng là 7, thì “can” năm sinh âm lịch của người đó sẽ là chữ Đinh: ví dụ năm 1987 [Đinh Mão], năm 2007 [Đinh Hợi]. Ai sinh vào năm dương lịch có số tận cùng là 8 thì “can” năm sinh âm lịch của người đó có “can” là chữ Mậu: ví dụ năm 1958 [Mậu Tuất], 1978 [Mậu Ngọ], 1988 [Mậu Thìn]... Bạn sinh vào năm dương lịch có số tận cùng là 9 thì “can” năm sinh âm lịch của bạn sẽ là chữ Kỷ: ví dụ năm 1979 [Kỷ Mùi], năm 1989 [Kỷ Tỵ], năm 2009 [Kỷ Sửu] v.v... Tóm lại, để dễ nhớ bạn cứ nhẩm tính 10 số thứ tự cuối cùng của năm dương lịch bất cứ ai để suy ra ngay với 10 “can” năm sinh âm lịch tương ứng của người đó theo cách tính trên là: số 0 là Canh, số 1 là Tân, số 2 là Nhâm, số 3 là Quý, số 4 là Giáp, số 5 là Ất, số 6 là Bính, số 7 là Đinh, số 8 là Mậu, số 9 là Kỷ.Còn cách tính ra 12 chi [con giáp] năm sinh âm lịch thì thế nào? Lấy ví dụ: bạn sinh năm 1981 [dương lịch] ta tính ra năm âm lịch bằng cách lấy 1981 trừ đi 3 rồi chia cho 12 [1981-3/12] = 164 dư 10. Đối chiếu với số thứ tự của 12 chi, số thứ tự dư của 10 là “chi” chữ Dậu; số 1 tận cùng của năm sinh ứng với “can” chữ Tân. Vậy bạn có năm sinh âm lịch là năm Tân Dậu [1981]. Ví dụ khác: bạn sinh năm 1983, bằng cách tính trên ta được [1983-3/12= 165 không có số dư hay dư bằng 0]. Đối chiếu với số thứ tự của 12 chi, nếu số dư phép tính trên bằng 0 thì “chi” của năm sinh âm lịch của bạn sẽ là chữ Hợi, cùng số thứ tự của “can” là 3, ứng với chữ Quý. Vậy năm sinh âm lịch của bạn có năm dương lịch [1983] là năm Quý Hợi. Ví dụ khác: cụ nội tôi mất năm 1923, không nhớ năm âm lịch cụ tôi mất là năm nào? Bằng phép tính trên [1923-3/12=160 dư bằng 0], ứng với số dư bằng 0 là “chi” của chữ Hợi cùng với số thứ tự 3 tận cùng của năm sinh 1923 là “can” của chữ Quý. Vậy năm sinh âm lịch của năm dương lịch 1923 mà cụ nội tôi mất là năm Quý Hợi. Vậy để nhớ, khi bất kỳ tuổi dương lịch nào bằng cách tính trên, với số dư là 1, là 2, là 3... đến số 12 thì đối chiếu với bảng thứ tự Thập Nhị Chi [12 con giáp], người đó sẽ có tuổi âm lịch là Tý, Sửu, Dần... đến Hợi bằng cách tính nêu trên.

Đó là những cách tính phổ thông, ngoài ra còn cách tính nhẩm sau: năm nay là năm Tân Mão [2011], trừ đi 60 năm [thêm 1 niên] thì năm 2011-60=1951. Năm 1951 là năm Tân Mão, hay cộng thêm 60 năm [1 niên] tiếp theo thì là năm 2011 +60=2071 cũng là năm Tân Mão. Hay có thể tính theo cách trừ hoặc cộng thêm số 12 [thêm 1 giáp] để tìm ra năm âm lịch. Ví dụ, năm nay là năm Tân Mão [2011], ta trừ đi 12 [2011-12=1999]. Vậy năm 1999 cũng là năm Mão, có số tận cùng là 9 theo bảng thứ tự ở phần đầu số 9 ứng với “can” Kỷ. Vậy, năm 1999 là năm Kỷ Mão. Nếu trừ tiếp đi 12 [1999-12=1987], năm 1987 cũng là năm Mão số đuôi tận cùng bằng số 7 là “can” Đinh. Vậy 1987 là năm Đinh Mão. Nếu cộng tiếp thêm 12, ta tính 2011+12=2023 cũng là năm Mão, số thứ tự cuối cùng của năm 2023 là 3 ứng với “can” Quý. Vậy năm 2023 sẽ là năm âm lịch Quý Mão. Cộng tiếp 12 năm [2023+12=2035] thì năm 2035 cũng là năm Mão, số tận cùng của năm 2035 là 5. Vậy năm 2035 sẽ là năm Ất Mão. Bất kỳ năm dương lịch nào ta cũng tính ra ngay được năm âm lịch của năm đó.

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can [đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý] nên gọi là lục thập hoa giáp. Xem ngay bài viết sau của Phong thủy Tam Nguyên để hiểu rõ hơn về cách tính can chi của 12 con giáp theo năm, tháng, ngày, giờ sinh.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Xem lá số tứ trụ, tử vi tứ trụ hay nhất

1. Cách tính can chi của giờ

Giờ một ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ Tý [chính Tý lúc 0 giờ]. Giờ Ngọ [chính Ngọ lúc 12 giờ trưa]. Ban ngày tính từ giờ Dần [tức 4 giờ sáng] đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau. Sau đây, Phong Thủy Tam Nguyên xin gửi đến bạn cách tính giờ theo 12 con giáp trong can chi

1. Tý – Chuột: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Đây là thời điểm chuột hoạt động mạnh nhất.

2. Sửu – Trâu: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng - Thời điểm trâu chuẩn bị đi cày.

3. Dần – Hổ: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng. Đây là lúc hổ hung hãn, nguy hiểm nhất.

4. Mão – Mèo [Ở Trung Quốc mèo được thay bằng thỏ]: Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian mèo đi ngủ.

5. Thìn – Rồng: Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng - Lúc rồng bay lượn tạo mưa [theo truyền thuyết]

6. Tỵ – Rắn: Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng - Khi rắn lành nhất, không gây hại cho người.

7. Ngọ – Ngựa: Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa - Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao.

8. Mùi – Dê: Từ 13 giờ đến 15 giờ chiều - Thời điểm dê ăn cỏ trong ngày mà không ảnh hưởng xấu tới cây cỏ.

9. Thân – Khỉ: Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều - Lúc khỉ thích hú bầy đàn.

10. Dậu – Gà: Từ 17 giờ đến 19 giờ tối - Lúc gà lên chuồng đi ngủ.

11. Tuất – Chó: Từ 19 giờ đến 21 giờ tối - Khi chó phải trông nhà.

12. Hợi – Lợn: Từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya - Lúc lợn ngủ say giấc nhất.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Xem bát tự hôn nhân hòa hợp, vợ chồng hạnh phúc

Xem giờ theo 12 con giáp

>>>> ĐỌC THÊM: Cách sắp xếp trụ giờ trong tứ trụ can chi 12 con giáp

Ngày can chi theo chu kỳ 60, độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm tháng can chi - [Kể cả tháng nhuận].

Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. Tính ngày can chi chuyển đổi sang âm lịch rất phức tạp vì tháng âm lịch thiếu đủ từng năm khác nhau [âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định] nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: Tìm hiểu Thiên Can, Địa Chi trong xem bát tự ngày sinh

2.2 Cách tính ngày dương lịch ra ngày can chi

Mỗi năm Dương lịch có 365 ngày, nghĩa là 6 chu kỳ Lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày lẻ. Năm nhuận có thêm 1 ngày 29/02 tức 366 ngày, thì cộng thêm 6 ngày lẻ. Nếu lấy ngày 1/3 là ngày khởi đầu thì các ngày sau đây trong mọi năm cùng can chi giống 1/3 là [30/4], [29/6], [28/8], [27/10], [26/12], [24/2 năm sau] đó. Nếu biết ngày 1/3 [hay một trong bảy ngày nói trên] là ngày gì, ta dễ dàng tính nhẩm những ngày bất kỳ trong năm [gần với một trong bảy ngày nói trên].

Nếu muốn tính những ngày 1/3 năm sau hay năm sau nữa chỉ cần cộng thêm số dư là 5 đối với năm thường [tức là từ 24/2 - 28/2] hoặc là 6 đối với năm nhuận [có thêm ngày 29/2].

Thí dụ ngày 1/3/1995 là ngày Tân Mão, thì ngày 30/4/1995, 29/6/1995, 28/8/1995, 27/10/1995, 25/12/1995 và 24/2/1996 lả ngày Tân Mão

Từ đó tính nhẩm 28/2/1996 là ngày Ất Mùi, 29/2/1996 là ngày Bính Thân. [1996 có hàng chục đơn vị chia hết cho 4 tức là năm nhuận có ngày 29/2].

Ta biết 1/3/1999 là ngày Nhâm Tý vậy 24/2/2000 cũng là Nhâm Tý. Chỉ cần cộng thêm 5 ngày. Ta dễ dàng tính ra 1/3/2000 là ngày Mậu Ngọ, theo tính nhẩm thì Nhâm đến Mậu hay Tý đến Ngọ là 5 ngày.

Ta biết 1/3/1995 là ngày Tân Mão vậy 24/2/1996 cũng là Tân Mão. Chỉ cần cộng thêm 6 ngày [Vì năm 1996 là năm nhuận]. Ta dễ dàng tính ra 1/3/1996 là ngày Đinh Dậu, theo tính nhẩm thì Tân đến Đinh hay Mão đến Dậu là 6 ngày.

Thí dụ: Theo cách tính trên ngày 1/3/199

7 là ngày Nhâm Dần, ngày 26/12/1997 cũng là ngày Nhâm Dần, vậy ngày 1/1/1998 sẽ là ngày Mậu Thân [sau đó 6 ngày]...

Cách tính ngày theo 12 con giáp

 >>>> ĐỌC NGAY: Cách sắp xếp trụ ngày trong tứ trụ can chi 12 con giáp

Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng Dần, tháng hai là Mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là Tý, tháng chạp là Sửu [12 tháng ứng với 12 chi]. Ví dụ như:

  • Tháng 1 [Tháng Giêng] là Dần
  • Tháng 2 là Mão
  • Tháng 3 là Thìn
  • Tháng 4 là Tỵ
  • Tháng 5 là Ngọ
  • Tháng 6 là Mùi
  • Tháng 7 là Thân
  • Tháng 8 là Dậu
  • Tháng 9 là Tuất
  • Tháng 10 là Hợi
  • Tháng 11 là Tý
  • Tháp 12 [Tháng Chạp] là Sửu

Bạn có thể kết hợp với các can trong năm để chi tiết hơn về can chi:

  • Tháng giêng của năm có hàng can Giáp, Kỷ [ví dụ năm giáp tý, kỷ tỵ] là tháng Bính Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Ất, Canh là tháng Mậu Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Bính, Tân là tháng Canh Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Đinh, Nhâm là tháng Nhâm Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Mậu, Quý là tháng Giáp Dần

Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính [không đổi].

Cách tính can chi Tháng theo 12 con giáp

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Cách sắp xếp trụ tháng trong tứ trụ can chi 12 con giáp

Hết một vòng 60 năm từ Giáp Tý đến Quý Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại Giáp Tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi triều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tính thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60. Việc tính can chi năm theo 12 con giáp sẽ giúp các bạn chọn được năm tốt để tiến hành lễ dặm hỏi, lễ cưới, lễ đính hôn,...

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:

0: canh [ví dụ Canh Thân 1980]

1: tân [ví dụ Tân Dậu 1981]

2: nhâm [ví dụ Nhâm Tuất 1982]

3: quý [ví dụ Quý Hợi 1983]

4: giáp [ví dụ Giáp Tý 1984]

5: ất [ví dụ Ất Sửu 1985]

6: bính [ví dụ Bính Dần 1986]

7: đinh [ví dụ Đinh Mão 1987]

8: mậu [ví dụ Mậu Thìn 1988]

9: Kỷ [ví dụ Kỷ Tỵ 1989]

Cách tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can - Chi

>>>> XEM NGAY: Địa Chi là gì? Ý nghĩa của 12 Địa Chi và mối quan hệ xung hợp

Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

Ví dụ:

Năm 1924. Ta lấy 1924 : 60 = 32 dư 4. Vậy tra bảng sẽ là năm Giáp Tý

Năm 1890. Ta lấy 1890 : 60 = 31 dư 30. Vậy tra bảng sẽ là năm Canh Dần

Năm 843. Ta lấy 843 : 60 = 14 dư 3. Vậy tra bảng sẽ là năm Quý Hợi

5. Cách tính mệnh ngũ hành trong can chi

Can chi là một hệ thống đánh số thành chu kỳ, được dùng rộng rãi trong nền văn minh của người Á Đông. Mỗi người sinh ra đều mang một can chi theo tuổi và năm sinh của mình, hay còn gọi là tuổi âm. Can chi là sự kết hợp giữa Thiên can và Địa chi bao gồm:

– 10 Thiên can: Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân.

– 12 Địa chi: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.

5.1 Cách tính Can Chi dựa vào năm sinh

Bạn lấy số cuối của năm sinh và đối chiếu với bảng quy ước dưới đây:

Thiên can

Tân

Nhâm

Quý 

Giáp 

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Số quy ước

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

Bạn dùng 2 số cuối của năm sinh chia cho 12. Sau đó, bạn lấy số dư và đối chiếu với quy ước bên dưới:

Địa chi

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Số quy ước

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Ví dụ: Tính can chi cho năm 1999.

– Can: Số cuối là số 9, tương ứng với Thiên can Kỷ.

– Chi: Hai số cuối là 99 chia cho 12, như sau: 99 / 12 = 8, dư 3, tương ứng với Địa chi Mão.

Vậy người sinh năm 1999 sẽ có can chi là Kỷ Mão.

5.2 Cách tính cung mệnh ngũ hành theo can chi

Ngũ hành gồm 5 mệnh là Thủy, Hỏa, Thổ, Kim, Mộc. Tùy thuộc vào mỗi năm sinh khác nhau, bạn sẽ sở hữu một hành phù hợp riêng. Đồng thời, bạn có thể dựa vào Can Chi để tính mệnh ngũ hành.

Cách thực hiện là lấy Can + Chi = Mệnh. Sau đó, bạn đối chiếu với bảng quy ước đã thống kê bên dưới. Lưu ý, nếu kết quả lớn hơn 5 thì bạn trừ thêm 5.

– Thiên can: 

Thiên can

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm 

Quý

Số quy ước

1

2

3

4

5

– Địa chi:

Địa chi

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Số quy ước

0

1

2

– Ngũ hành:.

Ngũ hành

Kim

Thủy

Hỏa

Thổ

Mộc

Số quy ước

1

2

3

4

5

Ví dụ: Năm 1999 có can chi là Kỷ Mão, vậy:

– Thiên Can: Kỷ = 3.

– Địa chi: Mão = 0.

– Mệnh ngũ hành: 3 + 0 = 3, vậy là mệnh Hỏa.

6. Cách tính tuổi con giáp theo bát tự tứ trụ năm 2021

Sau đây, Phong Thủy Tam Nguyên xin gửi đến bạn bảng tính tuổi âm dương theo các năm:

>>>> XEM THÊM: 

Trên đây là những thông tin cũng như cách tính can chi của 12 con giáp theo năm, tháng, ngày, giờ. Nếu các bạn còn gì thắc mắc hoặc muốn được xem rõ hơn về ý nghĩa của ngày can chi của mình thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Phong thủy Tam Nguyên qua website phongthuyvuong.com.

Video liên quan

Chủ Đề