Cách về giản đồ pha hệ 2 cấu tử

Share the publication

Save the publication to a stack

Like to get better recommendations

The publisher does not have the license to enable download

Từ một trong các giản đồ pha loại I, II, III, trình bày quá trình kết tinh của hợpkim điển hình khi làm nguội đủ chậm từ trạng thái lỏng, nêu rõ: đồ thị quátrình kết tinh, các pha của hợp kim ở nhiệt độ thường, và tính chất của hợp kimở trạng thái cân bằng.I. Khái niệm về giản đồ trạng thái1.Các khái niệm cơ bản.a – Pha: là những tổ phần đồng nhất của hợp kim [hệ]. Chúng có thành phần đồng nhất ở điều kiệncân bằng, ở cùng một trạng thái [lỏng, rắn hay khí], nếu ở trạng thái rắn phải cùng kiểu và thôngsố mạng và ngăn cách với các phần còn lại [với các pha khác] bằng bề mặt phân chia.b – Hệ: là tập hợp các pha ở trạng thái cân bằng. Hệ được coi là cân bằng nếu quá trình chuyểnbiến xảy ra trong nó có tính chất thuận nghịch. Rất khó đạt được cân bằng tuyệt đối khi nungnóng, làm nguội và chỉ đạt được cân bằng tuyệt đối khi nung nóng, làm nguội và chỉ đạt đượckhi nung nóng và làm nguội vô cùng chậm.c – Cấu tử [nguyên]: là những chất độc lập, có thành phần không đổi, chúng tạo nên các phacủa hệ.Ví dụ: Nước [H2O] ở 0oC gồm có nước [lỏng] và nước đá [rắn] là hệ một cấu tử, có haipha khác nhau về trạng thái tồn tại [lỏng và rắn].d – Qui tắc pha: là qui tắc cho phép xác định quan hệ giữa số bậc tự do T với số cấu tử N và sốpha F.Số bậc tự do là số yếu tố bên trong [thành phần] và yếu tố bên ngoài [nhiệt độ, áp suất] có thểthay đổi được trong phạm vi nào đó mà không làm thay đổi trạng thái pha của hợp kim đó.T=N–F+2trong đó: T – Số bậc tự do; N – số cấu tử; F – số pha có thể tồn tại trong hệ; 2 – các yếu tố bênngoài, nhiệt độ và áp suất.Thông thường khi khảo sát hợp kim thì nó được tiến hành ở áp suất không đổi, nên số yếu tố bênngoài chỉ còn 1 [nhiệt độ], vì thế:T = N – F + 1; 1 – chỉ nhiệt độ.Khi T = 0 tức là hợp kim không có sự thay đổi của nhiệt độ và thành phần.Ví dụ: Nếu kim loại lỏng kết tinh sẽ có hai pha rắn và lỏng nếu T = 1 – 2 + 1 = 0, lúc đó nhiệt độkhông thay đổi. Trên đường nguội sẽ có đoạn nằm ngang.Khi T = 1, hợp kim không thay đổi số pha khi thay đổi nhiệt độ hoặc một thành phần.Khi T = 2 tức là hợp kim sẽ không thay đổi số pha ngay cả khi thay đổi đồng thời và một thànhphần.e – Quy tắc đòn bẩy: Quy tắc đòn bẩy cho phép xác định tỉ lệ thành phần cấu tạo của hợpkim, thành phần hóa học, tỉ lệ giữa các pha, tỉ lệ giữa các tổ chức.Xác định trạng thái pha của hợp kim: Muốn biết hợp kim đã cho với thành phần %x và nhiệt độtoC có tổ chức pha như thế nào, người ta xác định tọa độ trạng thái của hợp kim ứng với thànhphần % và nhiệt độ toC đó trong hệ tọa độ thành phần – nhiệt độ.Nếu giao điểm rơi vào cùng một pha, thì hợp kim chỉ có tổ chức một pha và thành phần hóahọc của pha chính là tỉ lệ giữa các nguyên của hợp kim đã cho [tức điểm %x].Nếu điểm giao rơi vào vùng hai pha thì hợp kim có tổ chức hai pha đó là khác nhau. Ví dụ trên H2.1, hai pha M và N sẽ có thành phần hóa học tương ứng là x1 và x2. Để xác định tỉ lệ giữa haipha này, ta dùng quy tắc đòn bẩy.Quy tắc đòn bẩy: Điểm 0 là điểm giao của đường gióng thành phần x%B và ở nhiệt độ toC.Điểm 0 rơi vào vùng có hai pha. Gọi hai pha đó là M và N. Gọi x1 là % nguyên tố B trongpha M.Hình 2.1. Xác định tỉ lệ giữa hai pha theo quy tắc đòn bẩy.Gọi x2 là % nguyên tố B trong pha N. Bài toán cần giải là tìm lượng tương đối của hai pha đólà m và n.Ta có: mx1 là lượng nguyên tố B trong pha M; nx2 là lượng nguyên tố B trong pha N; mx1 +nx2 = x và m + n = 100% = 1Ta có hệ:Giải hệ phương trình với hai ẩn m và n, ta có:hay:Quan hệ này giống như quy tắc tổng hợp lực song song, giống như quy tắc đòn bẩy. Quy tắc nàygiúp tỉ lệ pha của hợp kim có cấu tạo hai pha.2. Công dụng của giản đồ trạng tháiGiản đồ pha [còn gọi là giản đồ trạng thái hay giản đồ cân bằng] của một hệ là công cụ để biểuthị mối quan hệ giữa nhiệt độ, thành phần và số lượng [tỷ lệ] các pha [hoặc tổ chức] của hệ đó ởtrạng thái cân bằng. Các hệ có giản đồ pha khác nhau và chúng được xây dựng chỉ bằng thựcnghiệm. Trong thực tế không có hai giản đồ pha nào giống nhau hoàn toàn vì tương tác giữa cáccấu tử xảy ra rất phức tạp từ kiểu pha, các phản ứng cho đến nhiệt độ tạo thành. Hiện nay ngườita đã xây dựng được hầu hết các hệ hai cấu tử giữa các kim loại, kim loại với á kim và các hệ bacấu tử thường gặp rất thuận tiện cho việc tra cứu.Hệ một cấu tử không có sự biến đổi thành phần nên giản đồ pha của nó chỉ có một trục, trên đóđánh dấu nhiệt độ chảy [kết tinh] và các nhiệt độ chuyển biến thù hình [nếu có] như ở hình 3.6cho trường hợp của sắt.Giản đồ pha hệ hai cấu tử có hai trục: trục tung biểu thị nhiệt độ, trục hoành biểu thị thành phần[thường theo % khối lượng] với những đường phân chia các khu vực pha theo các nguyên tắcsau:- Xen giữa hai khu vực một pha là khu vực hai pha tương ứng.- Mỗi điểm trên trục hoành biểu thị một thành phần xác định của hệ.Theo chiều từ trái sang phải tỷ lệ cấu tử B tăng lên, còn từ phải sang trái tỷ lệ của cấu tử A tănglên, hai đầu mút tương ứng với hai cấu tử nguyên chất: A [trái], B [phải]. Ví dụ trên hình 3.7điểm C ứng với thành phần có 30%B [tỷ lệ của cấu tử thứ hai là phần còn lại, tức 70%A], điểmD: 80%B + 20%A.Hình 3.6. Giản đồ pha của sắt.Hình 3.7. Các trục của giản đồ pha hệ hai cấu tử.- Đường thẳng đứng bất kỳ biểu thị một thành phần xác định nhưng ở các nhiệt độ khác nhau. Ví dụđường thẳng đứng qua D biểu thị sự thay đổi nhiệt độ của thành phần này [80%B +20%A].- Hai trục tung chính là giản đồ pha của từng cấu tử tương ứng [trái cho A, phải cho B].Do được biểu thị trên mặt phẳng một cách chính xác nên từ giản đồ pha của hệ hai cấu tử dễdàng xác định được các thông số sau đây cho một thành phần xác định ở nhiệt độ nào đó.• Các pha tồn tại. Căn cứ vào điểm nhiệt độ - thành phần đã cho [tạm gọi là tọa độ] nằm trongvùng nào của giản đồ pha sẽ có tổ chức pha tương ứng với vùng đó: nằm ở vùng một pha,hợp kim có tổ chức một pha; nằm trong vùng hai pha - có tổ chức hai pha.• Thành phần pha. Nếu tọa độ nằm trong vùng một pha thì thành phần của pha cấu tạo nên hợpkim bằng chính thành phần của hợp kim đã chọn. Khi tọa độ nằm trong vùng hai pha việc xácđịnh có phức tạp hơn: kẻ đường nằm ngang [đẳng nhiệt] qua tọa độ này, hai giao điểm của nóvới hai đường biên giới với hai vùng một pha gần nhất sẽ chỉ rõ thành phần của từng pha tươngứng.• Tỷ lệ [về số lượng] giữa các pha hoặc tổ chức. Tiếp theo có thể xác định được tỷ lệ giữa chúngnhờ quy tắc đòn bẩy hay cánh tay đòn theo nguyên tắc sau: ba điểm trên [tọa độ và hai pha] tạonên hai đoạn thẳng mà độ dài của mỗi đoạn biểu thị tỷ lệ tương đối của pha đối diện trong hợpkim, hay một cách đơn giản:lượng pha trái độ dài đoạn thẳng phải [đòn bên phải]------------------ =-------------------------------------------------- lượng pha phảiđộ dài đoạn thẳng trái [đòn bên trái]giống như sự cân bằng của đòn bẩylượng pha trái x đòn trái = lượng pha phải x đòn phải [hình 3.8].Hình 3.8. Sự cân bằng của đòn bẩy.• Suy đoán tính chất của hợp kim.Theo quy tắc kết hợp thì tính chất của hợp kim Phk là tổng hợp tính chất của từng pha Ppha theotỷ lệ bậc nhấtNgoài ra từ giản đồ pha của hệ hai cấu tử cũng biết được:• Nhiệt độ chảy [kết tinh]: thường hợp kim nóng chảy [kết tinh] trong một khoảng nhiệt độ [bắtđầu và kết thúc] tương ứng với hai đường chạy ngang suốt giản đồ, đường chạy ngang trênđược gọi là đường lỏng- liquidus [ở cao hơn đường này hợp kim hoàn toàn ở trạng thái lỏng],đường ngang sát ở dưới được gọi là đường rắn [hay đường đặc] - solidus [ở thấp hơn đường nàyhợp kim hoàn toàn ở trạng thái rắn].• Các chuyển biến pha. Sự xuất hiện hoặc biến mất của các pha [khi nung và khi nguộichậm] cũng như nhiệt độ xảy ra, tương ứng với các đường ở dưới đường đặc.• Dự đoán các tổ chức tạo thành ở trạng thái không cân bằng [khi nguội nhanh].Vì vậy giản đồ pha là căn cứ không thể thiếu khi nghiên cứu các hệ hợp kim. Giản đồ pha haicấu tử của các hệ thực tế có loại rất phức tạp, song dù phức tạp đến bao nhiêu cũng có thể coinhư gồm nhiều giản đồ cơ bản gộp lại. Dưới đây khảo sát một số dạng thường gặp trong cácgiản đồ đó mà các cấu tử đều hòa tan vô hạn vào nhau ở trạng thái lỏng, song khác nhau vềtương tác ở trạng thái rắn với vận dụng xác định các thông tin trên cho các trường hợp cụ thể.II. Cấu tạo của giản đồ trạng thái hai cấu tử1. Giản đồ loại IHình 3.9. Dạng tổng quát của giản đồ pha loại I [a] và giản đồ pha Pb - Sb [b].Là giản đồ pha của hệ hai cấu tử không có bất kỳ tương tác nào, chúng tạo nên hỗn hợp riêng rẽcủa hai cấu tử, có dạng tổng quát trình bày ở hình 3.9a và hệ điển hình có kiểu này là hệ chì antimoan [Pb - Sb] ở hình 3.9b. Giản đồ chỉ gồm cặp đường lỏng – rắn, trong đó đường trênAEB là đường lỏng, đường nằm ngang dưới CED [245oC] là đường rắn, A là nhiệt độ chảy [kếttinh] của cấu tử A [Pb với 327oC], B - nhiệt độ chảy [kết tinh] của cấu tử B [Sb - 631oC]. Hợpkim sẽ nóng chảy hay kết tinh trong khoảng giữa hai đường này với sự tồn tại của hai hay bapha [pha lỏng với một hoặc cả hai pha rắn A, B].Hãy xét sự kết tinh của một hợp kim cụ thể gồm 60%B [Sb] + 40%A [Pb]. Đường thẳng đứngbiểu thị hợp kim này cắt các đường lỏng, rắn tương ứng ở 1 [500oC], 2 [245oC], đó là haimốc nhiệt độ đáng chú ý:+ Ở cao hơn 1 [500oC] hợp kim ở trạng thái lỏng hoàn toàn L.+ Ở thấp hơn 2 [245oC] hợp kim ở trạng thái rắn A +B [Pb + Sb].+ Ở trong khoảng 1 - 2 [500 - 245oC] hợp kim ở trạng thái lỏng + rắn: L + B [L + Sb] ứng vớiquá trình kết tinh hay nóng chảy.Vậy 1 [500oC] là nhiệt độ bắt đầu kết tinh hay kết thúc nóng chảy và 2 [245oC] là nhiệt độ bắtđầu nóng chảy hay kết thúc kết tinh.Sự kết tinh của hợp kim từ trạng thái lỏng xảy ra như sau.- Làm nguội đến 1 [500oC] hợp kim lỏng bắt đầu kết tinh ra tinh thể B [Sb] cũng ở nhiệt độ nàyứng với 1’.- Làm nguội tiếp tục, tinh thể B [Sb] tạo thành càng nhiều làm tỷ lệ B [Sb] trong hợp kim lỏngcòn lại giảm đi nên điểm biểu diễn [tọa độ] dịch sang trái theo đường lỏng từ 1 đến E. Ví dụ ởtoα [400oC] hợp kim lỏng [còn lại] với tọa độ ở điểm a’’ [37%Sb] và tinh thể B với tọa độ ởđiểm a’ tức 100%B [100%Sb]. Áp dụng quy tắc cánh tay đòn, tỷ lệ của hai pha này là La’’ /Ba’ = aa' / aa'' hay L40 / Sb100 = [100 - 60] / [60 - 37] = 40 / 23 tức pha lỏng 40 / 63 [63,5%],rắn 23 / 63 [36,5%].- Khi làm nguội đến đường rắn CED [245oC] hợp kim lỏng [còn lại] nghèo B [Sb] đi nữa vàcó tọa độ ở điểm E [13%Sb], còn pha rắn B [Sb] ứng với điểm D. Tỷ lệ của hai pha này làLE / BD = 2D / 2E hay L13 / Sb100 = [100 - 60] / [60 - 13] = 40 / 47. Tức pha lỏng chỉcòn khoảng 46%, pha rắn [Sb] đã kết tinh là 54%.Có nhận xét là tuy có hai cấu tử A và B [Pb và Sb] nhưng cho đến đây hợp kim mới chỉ kết tinhra B [Sb] và mới chỉ có một phần B [Sb] trong hợp kim [54 trong 60%] kết tinh, cấu tử kia [A,Pb] chưa kết tinh.- Tại nhiệt độ của đường rắn CED [245oC], LE [L13] kết tinh ra cả hai cấu tử A+B [Pb + Sb] cùngmột lúc, hỗn hợp của hai pha rắn được tạo thành cùng một lúc [đồng thời] từ pha lỏng như vậyđược gọi là cùng tinh [cùng kết tinh] hay eutectic LE → [A + B] hay L13 → [Pb + Sb].Đó là phản ứng cùng tinh. Quy ước biểu thị tổ chức cùng tinh trong ngoặc đơn - [ ].Sự kết tinh kết thúc ở đây và khi làm nguội đến nhiệt độ thường không có chuyển biến gì khác.Cuối cùng hợp kim này có tổ chức B + [A + B] hay Sb + [Pb + Sb], trong đó B [Sb] được tạo thànhtrước ở nhiệt độ cao hơn nên có kích thước hạt lớn [độ quá nguội nhỏ] còn cùng tinh [A +B] hay [Pb + Sb] được tạo thành sau ở nhiệt độ thấp hơn nên có cấu tạo [kích thước hạt] cácpha nhỏ mịn hơn [do độ quá nguội lớn].Có thể tính dễ dàng tỷ lệ các pha và tổ chức của hợp kim 60%Sb + 40%Pb như sau:- Tỷ lệ về pha Pb / Sb = [100 - 60] / [60 - 0] = 40 / 60 hay 40%Pb, 60%Sb.- Tỷ lệ về tổ chức Sb / [Pb+Sb] = [60 - 13] / [100 - 60] = 47 / 40 hay 54% là Sb [độc lập] còn lại46% là cùng tinh [Pb + Sb].Tương tự bằng các nguyên tắc đã nêu ở mục 3.2.2 có thể biết được diễn biến kết tinh [sự tạothành các tổ chức] của mọi hợp kim của hệ. Ví dụ, loại 90%Pb + 10%Sb sẽ kết tinh ra chì [Pb]trước cho đến 245oC cũng kết tinh ra cùng tinh [Pb + Sb]. Như vậy các hợp kim của giản đồloại I kết tinh theo thứ tự sau: “thoạt tiên pha lỏng kết tinh ra một trong hai cấu tử nguyên chấttrước và làm cho pha lỏng nghèo cấu tử này và biến đổi thành phần đến điểm cùng tinh E, đếnđây pha lỏng còn lại mới kết tinh ra cấu tử thứ hai tức ra hai cấu tử cùng một lúc".Ngoài ra có nhận xét là thoạt tiên khi đưa thêm cấu tử khác vào cấu tử bất kỳ đều làm chonhiệt độ kết tinh giảm đi, đạt đến giá trị thấp nhất sau đó mới tăng lên.Quy ước:• Hợp kim có thành phần ở chính điểm E hay lân cận được gọi là hợp kim cùng tinh hay eutectic[có nhiệt độ chảy thấp nhất, thấp hơn cả cấu tử dễ chảy nhất], nó kết tinh ngay ra hai cấu tửcùng một lúc và ở nhiệt độ không đổi.• Hợp kim có thành phần ở bên trái, bên phải điểm E được gọi lần lượt là hợp kim trước cùngtinh [hay hypoeutectic], sau cùng tinh [hay hypereutectic], so với loại cùng tinh chúng cónhiệt độ chảy cao hơn, kết tinh ra một cấu tử trước và xảy ra trong một khoảng nhiệt độ.2.Gỉan đồ loại IIHình 3.10. Dạng tổng quát của giản đồ pha loại II [a] và các giản đồ pha hệ Cu- Ni [b], hệ Al2O3 - Cr2O3 [c].Là giản đồ pha của hệ hai cấu tử với tương tác hòa tan vô hạn vào nhau, có dạng tổng quát trìnhbày ở hình 3.10a và các hệ điển hình có kiểu này là hệ đồng - niken [Cu - Ni] ở hình 3.10.b vàhệ Al2O3 - Cr2O3 ở hình 3.10c, có dạng của hai đường cong khép kín, trong đó đường trên làđường lỏng, đường dưới là đường rắn, dưới đường rắn là vùng tồn tại của dung dịch rắn α cóthành phần thay đổi liên tục. Các hợp kim của hệ này có quy luật kết tinh rất giống nhau: “nếulấy đơn vị đo là lượng cấu tử thành phần khó chảy hơn thì thoạt tiên hợp kim lỏng kết tinh radung dịch rắn giàu hơn, vì thế pha lỏng còn lại bị nghèo đi, song khi làm nguội chậm tiếp tụcdung dịch rắn tạo thành biến đổi thành phần theo hướng nghèo đi và cuối cùng đạt đúng nhưthành phần của hợp kim”.Hãy xét sự kết tinh của một hợp kim cụ thể 35%Ni + 65%Cu như ở hình 3.11.- Ở 1300oC ứng với điểm 1 [nằm trong vùng L], hợp kim ở trạng thái lỏng [chưa kết tinh], trạngthái này tồn tại cho đến điểm 2. Ở 1270oC ứng với điểm 2 [chạm vào đường lỏng], hợp kim bắtđầu kết tinh ra dung dịch rắn α2’’ [49%Ni]. Tiếp tục làm nguội chậm, lượng α càng nhiều lên, Lcàng ít đi và thành phần của hai pha này biến đổi tương ứng theo đường rắn và đường lỏng theochiều giảm của Ni [là cấu tử khó chảy hơn].- Có thể tính dễ dàng tỷ lệ giữa hai pha này ở nhiệt độ xác định, ví dụ ở điểm 3, 1250oC. Với batọa độ: hợp kim 3 - 35%Ni và hai pha: lỏng 3’ - 30%Ni, dung dịch rắn α3’’ - 43%NiHình 3.11. Sơ đồ biểu diễn sự hình thành tổ chức khi kết tinh ở trạng thái cânbằng của hợp kim 35%Ni + 65%Cu.L3’ / α3’’ = 33’’ / 33’ = [43 - 35] / [35 - 30] = 8 / 5,L3’ = 33’’ / 3’3’’ = [43 - 35] / [43 - 30] = 8 / 13 = 0,615 hay 61,5%,α3'' = 33’ / 3’3’’ = [35 - 30] / [43 - 30] = 5 / 13 = 0,385 hay 38,5%.- Đến 1220oC ứng với điểm 4 [chạm vào đường rắn], dung dịch rắn α có thành phần ứng vớiđiểm 4 tức đúng bằng thành phần của hợp kim, đoạn 33’’ [bên phải] bằng không tức không cònpha lỏng [lúc đó có thể coi còn một giọt lỏng ứng với điểm 4’ với 23%Ni, khi giọt lỏng này kếttinh xong sự kết tinh coi như đã kết thúc]. Như vậy lúc đầu có khác xa, song trong quá trình kếttinh dung dịch rắn tạo thành biến đổi dần dần về đúng thành phần của hợp kim. Tuy nhiên điềunày chỉ đạt được khi kết tinh cân bằng tức khi làm nguội chậm và rất chậm nhờ kịp xảy rakhuếch tán làm đều thành phần. Nếu làm nguội nhanh, do không kịp khuếch tán làm đều thànhphần, trong mỗi hạt dung dịch rắn tạo thành sẽ có nhiều lớp với các thành phần khác nhau: ởtrung tâm giàu cấu tử khó chảy hơn cả, càng gần biên giới càng nghèo đi. Hiện tượng này đượcgọi là thiên tích trong bản thân hạt. Để tránh nó phải tiến hành nguội chậm khi đúc hay khắcphục bằng cách ủ khuếch tán vật đúc ở nhiệt độ gần đường rắn. Trong giản đồ loại I cũng có thểxảy ra thiên tích với kiểu khác gọi là thiên tích theo khối lượng khi hai cấu tử có khối lượngriêng khác nhau rõ rệt, cấu tử kết tinh trước nếu nhẹ hơn thì nổi lên, nếu nặng hơn thì chìmxuống dưới thỏi. Để tránh nó phải tiến hành nguội nhanh khi đúc và một khi đã bị thiên tích loạinày không có cách gì khắc phục được.3. Giản đồ loại IIILà giản đồ pha của hai cấu tử với tương tác hòa tan có hạn vào nhau, có dạng tổng quát được trìnhbày ở hình 3.12a và hệ điển hình có kiểu này là hệ chì - thiếc [Pb - Sn] ở hình 3.12b. Giản đồ códạng khá giống với giản đồ loại I với sự khác nhau ở đây là các dung dịch rắn có hạn α vàβ thay thế cho các cấu tử A và B. Các dung dịch rắn có hạn trên cơ sở [nền] của các cấu tửnguyên chất nằm về hai phía đầu mút của giản đồ.Ở đây AEB là đường lỏng, ACEDB - đườngrắn.Sau đây là vài nhận xét đối với kiểu giản đồ này.Hình 3.12. Dạng tổng quát của giản đồ loại III [a] và giản đồ pha hệ Pb – Sn cũng như sơ đồ hìnhthành tổ chức khi kết tinh ở trạng thái cân bằng của hợp kim 40%Sn [b].+ Cũng giống như giản đồ loại I nhiệt độ chảy của cấu tử bất kỳ thoạt tiên đều giảm đi nếu đượcđưa thêm cấu tử thứ hai.+ Điểm E cũng được gọi là điểm cùng tinh [eutectic] và tại đó xảy ra phản ứng cùng tinhLE → [α + β] hay L61,9→ [α19,2 + β97,5].+ Cũng có hợp kim cùng tinh [có thành phần đúng diểm E hay lân cận], trước cùng tinh [tráiE] và sau cùng tinh [phải E].+ Các dung dịch rắn ở đây đều là có hạn với các đường CF và DG chỉ rõ giới hạn hòa tan. Nóichung độ hòa tan đạt được giá trị lớn nhất ở nhiệt độ cùng tinh và giảm mạnh khi hạ thấpnhiệt độ, nên CF và DG có dạng xoãi chân về hai phía.+ Có thể chia các hợp kim của hệ thành ba nhóm sau.• Nhóm chứa rất ít cấu tử thứ hai [bên trái F, bên phải G], sau khi kết tinh xong chỉ có một dungdịch rắn α hoặc β, có đặc tính như giản đồ loại II.• Nhóm chứa một lượng hạn chế cấu tử thứ hai [từ F đến C’ và D’ đến G], ban đầu kết tinh radung dịch rắn, song khi nhiệt độ hạ xuống thấp hơn đường CF và DG chúng trở nên quá bão hòa,tiết ra lượng cấu tử hòa tan thừa dưới dạng dung dịch rắn thứ cấp [α thừa B tiết ra pha βII giàu B,β thừa A tiết ra pha αII giàu A].• Nhóm chứa lượng lớn cấu tử thứ hai [từ C [C’] đến D [D’]], ban đầu kết tinh ra dung dịch rắn[αC hay βD], pha lỏng còn lại biến đổi thành phần theo đường lỏng đến điểm E, tại đây có sựkết tinh của cùng tinh. Các hợp kim trong nhóm này có diễn biến kết tinh khá giống với giản đồloại I. Ví dụ, xét hợp kim trước cùng tinh có 40%Sn của hệ Pb - Sn [hình 3.12b].- Ở cao hơn 245oC hợp kim hoàn toàn ở trạng thái lỏng.- Tại 245oC hợp kim bắt đầu kết tinh ra α2’ với 13,3%Sn, khi làm nguội tiếp tục dung dịch rắnđược tạo thành và pha lỏng còn lại đều biến đổi thành phần theo chiều tăng lên của hàm lượngSn. Ví dụ, ở 200oC pha ỏ chứa 18,5%Sn [a’] và L chứa 57%Sn [a’’], tỷ lệ giữa chúng làαa’ / La’’ = [57 - 40] / [40 - 18,5] = 17 / 21,5vậy pha αa’ chiếm tỷ lệ 44,2% và La’’ - 55,8%.- Đến nhiệt độ cùng tinh 183oC, trước khi kết tinh cùng tinh tỷ lệ giữa hai pha này làαC / LE = [61,9 - 40] / [40 - 19,2] = 21,9 / 20,8.Cũng tại nhiệt độ này sau phản ứng cùng tinh LE → [αC + βD], hợp kim có tổ chức αC + [αC +βD] với tỷ lệ αC / [αC + βD] cũng bằng 21,9 / 20,8.Hình 3.13. Tổ chức tế vi của hợp kim Pb - Sb: a. cùng tinh [α+β], màu tối là α giàu Pb, b.trước cùng tinh với 40%Sn [α độc lập là các hạt lớn màu tối bị bao bọc bởi cùng tinh [α+β]]Như vậy trong tổ chức cuối cùng của hợp kim có hai loại dung dịch rắn α: loại kết tinh độc lập ởtrong vùng α + L [ở cao hơn 183oC] và loại cùng kết tinh với β ở nhiệt độ không đổi [183oC] vàđược gọi là α cùng tinh. Nếu tính tỷ lệ giữa hai pha β [chỉ có trong cùng tinh] và α [gồm cả loạiđộc lập lẫn cả loại cùng tinh] thì ở 183oC cóβ / α = [40 - 19,2] / [97,5 - 40] = 20,8 / 57,5, nên β chiếm tỷ lệ 26,6%, α chiếm tỷ lệ 73,4%.Trên hình 3.13 là tổ chức tế vi của hai hợp kim hệ này. Cùng tinh Pb – Sn bao gồm các phần tử Pbnhỏ mịn tối phân bố đều trên nền Sn sáng [hình a]. Còn hợp kim trước cùng tinh được khảo sát cótổ chức tế vi [hình b]: các hạt Pb kết tinh trước [hạt tối, to] và phần cùng tinh [Pb + Sn] như củahình a. Rõ ràng là pha hoặc tổ chức nào kết tinh ở nhiệt độ càng thấp hạt càng nhỏ mịn.4. Giản đồ loại IVLà giản đồ pha hai cấu tử với tương tác phản ứng hóa học với nhau tạo ra pha trung gian AmBn, códạng tổng quát trình bày ở hình 3.14a và hệ điển hình có kiểu này là hệ magiê - canxi [Mg-Ca] ở hình 3.14b, có dạng ghép của hai giản đồ loại I: A- AmBn [Mg - Mg4Ca3] và AmBn-B[Mg4Ca3- Ca]. ở đây AmBn là pha trung gian ổn định với nhiệt độ chảy cố định, không bị phânhủy trước khi nóng chảy được coi như một cấu tử,. Hợp kim đem xét có thành phần nằm tronggiản đồ nào sẽ được xét trong phạm vi của giản đồ đó.Hình 3.14. Dạng tổng quát của giản đồ loại IV [a] và giản đồ pha hệ Mg - Ca [b].Trên đây là bốn giản đồ pha hai cấu tử cơ bản nhất. Nói như thế cũng có nghĩa còn nhiều kiểugiản đồ pha phức tạp với các phản ứng khácIII. Giản đồ trạng thái Sắc- Cácbon1. Tương tác giữa Fe – CSắt là kim loại khá phổ biến trong vỏ quả đất. Sắt nguyên chất kỹ thuật có cơ tính như sau:HB ≈ 80;δ≈ 50%;σb ≈ 250MPa;σ0,2 ≈ 120MPa;Ψ ≈ 85%;aK ≈ 2500kJ/m2So với các kim loại khác [nhôm, đồng] nó cũng khá dẻo [dễ biến dạng nguội], dai, tuy bền, cứnghơn nhiều song vẫn còn rất thấp so với yêu cầu sử dụng. Khi đưa cacbon vào sắt, giữa hainguyên tố này xảy ra cả hai tương tác [hòa tan thành dung dịch rắn và tạo nên pha trung gian.đều có tác dụng hóa bền, nhờ đó hợp kim Fe - C trở nên bền cứng hơn [sắt] và đang đượcsử dụng một cách rộng rãi nhất.Sự hòa tan của cacbon vào sắtNhư đã nói do quan hệ kích thước nguyên tử [cacbon nhỏ hơn sắt, rC = 0,077nm, rFe =0,1241nm] nên cacbon chỉ có thể hòa tan có hạn vào sắt ở dạng dung dịch rắn xen kẽ. Như đãbiết, sắt có hai kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối A2 [tồn tại ở < 911oC - Feα và 1392 1539oC - Feδ] và lập phương tâm mặt A1 [911 - 1392oC - Feγ] với các lỗ hổng có kích thướckhác nhau và do đó khả năng hòa tan cacbon khác nhau.Bằng những tính toán hình học đơn giản [đã khảo sát ở 1.4.1a] có thể thấy rằng Feα và Feδ vớimạng lập phương tâm khối tuy mật độ xếp thấp, có nhiều lỗ hổng, song mỗi lỗ hổng lại có kíchthước quá nhỏ [lỗ tám mặt có r = 0,154rFe, lỗ bốn mặt lớn hơn có r = 0,291rFe], lớn nhất cũngchưa bằng 30% kích thước của nguyên tử sắt hay gần một nửa kích thước nguyên tử cacbon, chỉchứa nổi khối cầu r = 0,0364nm, không thể nào chứa nổi nguyên tử cacbon. Do vậy về nguyênlý Feα và Feδ không có khả năng hòa tan cacbon hay độ hòa tan cacbon trong chúng là khôngđáng kể [có thể coi bằng không].Khác với Feα và Feδ, Feγ với mạng lập phương tâm mặt A1 tuy có mật độ thể tích cao hơn, ít lỗhổng hơn nhưng lại có loại có kích thước lớn hơn [lỗ bốn mặt r = 0,225rFe, lỗ tám mặt r =0,414rFe]. Ở lỗ hổng tám mặt này có thể chứa được khối cầu r = 0,052nm, nên có khả năng thuxếp để nguyên tử cacbon lọt vào bằng cách giãn các nguyên tử sắt ra xa. Do vậy chỉ có Feγ mớihòa tan được cacbon, tuy nhiên như đã nói nguyên tử hòa tan không thể xen kẽ vào mọi lỗ hổngtám mặt đó nên giới hạn hòa tan cacbon trong Feγ chỉ là trên dưới 10% nguyên tử.Tương tác hóa học giữa Fe và CKhi lượng cacbon đưa vào sắt vượt quá giới hạn hòa tan [phụ thuộc vào dạng thù hình và nhiệtđộ], sau khi đi vào các lỗ hổng để tạo nên dung dịch rắn xen kẽ, các nguyên tử cacbon thừa ra sẽkết hợp với sắt thành Fe3C gọi là xêmentit. Như đã biết đó là pha xen kẽ với kiểu mạng phứctạp, có thành phần 6,67%C + 93,33%Fe.Thực ra còn có grafit là pha ổn định hơn xêmentit, tuy nhiên trong hợp kim thuần Fe - C sự tạothành grafit là rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể được, vì vậy xêmentit là pha giảổn định và được coi là ổn định. Trong thực tế sự tạo thành grafit có thể dễ dàng hơn nhiều khi cócác yếu tố thuận lợi về thành phần và tốc độ nguội.2. Giản đồ trạng thái Fe - C và các tổ chứcGiản đồ trạng thái Fe – CGiản đồ pha Fe - C [Fe - Fe3C] được trình bày ở hình 3.18 với các ký hiệu các tọa độ [nhiệtđộ, oC - thành phần cacbon, %] đã được quốc tế hóa như sau:A [1539 - 0];B [1499 - 0,5];C [1147 - 4,3];D [~1250 - 6,67];E [1147 - 2,14]; F [1147 - 6,67]; G [911 - 0];H [1499 - 0,10];J [1499 - 0,16]; K [727 - 6,67];L [0 - 6,67];N [1392 - 0];P [727 - 0,02];S [727 - 0,80].Q [0 - 0,006];- ABCD là đường lỏng để xác định nhiệt độ chảy lỏng hoàn toàn hay bắt đầu kết tinh.- AHJECF là đường rắn để xác định nhiệt độ bắt đầu chảy hay kết thúc kết tinh.- ECF [1147oC] là đường cùng tinh, xảy ra phản ứng cùng tinh [eutectic].- PSK [727oC] là đường cùng tích, xảy ra phản ứng cùng tích [eutectoid].- ES - giới hạn hòa tan cacbon trong Feγ.- PQ - giới hạn hòa tan cacbon trong Feα.Hình 3.18. Giản đồ pha Fe - C [Fe - Fe3C].3. Các chuyển biến khi làm nguội chậmNhư đã nói, trong giản đồ này có khá đầy đủ các chuyển biến đã khảo sát ở trên.- Chuyển biến bao tinh xảy ra ở 1499oC trong các hợp kim có 0,10 - 0,50%C [đường HJB]δH + LB → γH hayδ0,10 + L0,50 →γ0,16 [3.1]song người ta thường không để ý đến phản ứng này vì xảy ra ở nhiệt độ quá cao và không có ảnhhưởng gì đến tổ chức của thép khi gia công và sử dụng.- Chuyển biến cùng tinh xảy ra ở 1147oC trong các hợp kim có > 2,14%C [đường ECF]LC → [γE + Fe3CF] hayL4,3 → [γ2,14 + Fe3C6,67] [3.2]- Chuyển biến cùng tích xảy ra ở 727oC hầu như với mọi hợp kim [đường PSK]γS → [αP + Fe3CK] hayγ0,8 → [α0,02 + Fe3C6,67] [3.3]- Sự tiết pha Fe3C dư ra khỏi dung dịch rắn của cacbon trong các dung dịch rắn: trong Feγ theođường ES và trong Feα theo đường PQ.4. Các tổ chức một phaỞ trạng thái rắn có thể gặp bốn pha sau.Ferit [có thể ký hiệu bằng α hay F hay Feα] là dung dịch rắn xen kẽ của cacbon trong Feα vớimạng lập phương tâm khối [a = 0,286 - 0,291nm] song do lượng hòa tan quá nhỏ [lớn nhất là0,02%C ở 727oC - điểm P, ở nhiệt độ thường thấp nhất chỉ còn 0,006%C - điểm Q] nên có thểcoi nó là Feα [theo tính toán lý thuyết ở mục 3.3.1a, cacbon không thể chui vào lỗ hổng của Feα,lượng cacbon hòa tan không đáng kể này là nằm ở các khuyết tật mạng, chủ yếu là ở vùng biêngiới hạt]. Ferit có tính sắt từ nhưng chỉ đến 768oC. Trên giản đồ nó tồn tại trong vùng GPQ [tiếpgiáp với Feα trên trục sắt]. Do không chứa cacbon nên cơ tính của ferit chính là của sắt nguyênchất: dẻo, dai, mềm và kém bền. Trong thực tế ferit có thể hòa tan Si, Mn, P, Cr... nên sẽ cứng vàbền hơn song cũng kém dẻo dai đi. Ferit là một trong hai pha tồn tại ở nhiệt độ thường và khi sửdụng [< 727oC], song với tỷ lệ cao nhất [trên dưới 90%], nên nó đóng góp một tỷ lệ quan trọngtrong cơ tính của hợp kim Fe - C. Tổ chức tế vi của ferit trình bày ở hình 3.19a có dạng các hạtsáng, đa cạnh.Hình 3.19. Tổ chức tế vi của ferit [a] và austenit [b] [x500].Austenit [ có thể ký hiệu bằng γ, A, Feγ[C] ] là dung dịch rắn xen kẽ của cacbon trong Feγ vớimạng lập phương tâm mặt [a ≈ 0,364nm] với lượng hòa tan đáng kể cacbon [cao nhất tới 2,14%hay khoảng 8,5% về số nguyên tử ở 1147oC - điểm E, tức tối đa tính bình quân cứ ba - bốn ô cơsở mới có thể cho phép một nguyên tử cacbon định vị vào một lỗ hổng tám mặt trong chúng, ở727oC chỉ còn 0,80%C - điểm S]. Khác với ferit, austenit không có tính sắt từ mà có tính thuậntừ, nó chỉ tồn tại ở nhiệt độ cao [> 727oC] trong vùng NJESG [tiếp giáp với Feγ trên trục sắt]nên không có quan hệ trực tiếp nào đến khả năng sử dụng của hợp kim nhưng lại có vai tròquyết định trong biến dạng nóng và nhiệt luyện.Với tính dẻo rất cao [là đặc điểm của mạng A1] và rất mềm ở nhiệt độ cao nên biến dạng nóng[dạng chủ yếu để tạo phôi và bán thành phẩm] thép bao giờ cũng được thực hiện ở trạng tháiaustenit đồng nhất [thường ở trên dưới 1000oC]. Vì thế có thể tiến hành biến dạng nóng mọi hợpkim Fe - C với C < 2,14% dù cho ở nhiệt độ thường thể hiện độ cứng và tính giòn khá cao. Làmnguội austenit với tốc độ khác nhau sẽ nhận được hỗn hợp ferit - xêmentit với độ nhỏ mịn khácnhau hay được mactenxit với cơ tính cao và đa dạng, đáp ứng rộng rãi các yêu cầu sử dụng vàgia công. Tổ chức tế vi của austenit trình bày ở hình 3.19b có các hạt sáng, có thể với màu đậmnhạt khác nhau đôi chút [do định hướng khi tẩm thực] và các đường song tinh [song song] cắtngang hạt [thể hiện tính dẻo cao].Xêmentit [có thể ký hiệu bằng Xe, Fe3C] là pha xen kẽ với kiểu mạng phức tạp có công thứcFe3C và thành phần 6,67%C, ứng với đường thẳng đứng DFKL trên giản đồ. Đặc tính củaxêmentit là cứng và giòn, cùng với ferit nó tạo nên các tổ chức khác nhau của hợp kim Fe C. Người ta phân biệt bốn loại xêmenntit:- Xêmentit thứ nhất [XeI] được tạo thành do giảm nồng độ cacbon trong hợp kim lỏng theođường DC khi hạ nhiệt độ, chỉ có ở hợp kim có > 4,3%C. Do tạo thành ở nhiệt độ cao [>1147oC] nên xêmentit thứ nhất có dạng thẳng, thô to [hình 3.24b] đôi khi có thể thấy được bằngmắt thường.- Xêmentit thứ hai [XeII] được tạo thành do giảm nồng độ cacbon trong austenit theo đường ESkhi hạ nhiệt độ, thường thấy rất rõ ở hợp kim có > 0,80 cho tới 2,14%C. Do tạo thành ở nhiệt độtương đối cao [> 727oC] tạo điều kiện cho sự tập trung ở biên giới hạt, nên khi xêmentit thứ haivới lượng đủ lớn sẽ tạo thành lưới liên tục bao quanh các hạt austenit [[peclit] như biểu thị ở hình3.23, tức tạo ra khung giòn, làm giảm mạnh tính dẻo và dai của hợp kim.- Xêmentit thứ ba [XeIII] được tạo thành đo giảm nồng độ cacbon trong ferit theo đường PQ khihạ nhiệt độ, với số lượng [tỷ lệ] rất nhỏ [nhiều nhất cũng chỉ là 2o/oo] nên rất khó phát hiện trêntổ chức tế vi và thường được bỏ qua.- Xêmentit cùng tích được tạo thành do chuyển biến cùng tích austenit → peclit. Loại xêmentitnày có vai trò rất quan trọng, được trình bày ở mục tiếp theo.Grafit chỉ được tạo thành trong hợp kim Fe - C cao và chứa lượng đáng kể silic, là phaquan trọng trong tổ chức của gang.5. Các tổ chức hai phaPeclit [có thể ký hiệu bằng P, [Feα + Fe3C]].Peclit là hỗn hợp cùng tích của ferit và xêmentit được tạo thành từ austenit với 0,80%C và ở727oC như phản ứng [3.3]. Trong peclit có 88% ferit và 12% xêmentit phân bố đều trong nhau,nhờ kết hợp giữa một lượng lớn pha dẻo với lượng nhất định pha cứng, peclit là tổ chức khá bền,cứng nhưng cũng đủ dẻo, dai đáp ứng rất tốt các yêu cầu của vật liệu kết cấu và công cụ. Peclitvà các biến thể của nó [xoocbit, trôxtit, bainit] có mặt trong hầu hết các hợp kim Fe - C. Ngườita phân biệt hai loại peclit tấm và peclit hạt.Peclit tấm [hình 3.20a] thường gặp hơn cả, có cấu trúc tấm [lớp hoặc phiến], tức là hai pha nàyđều ở dạng tấm nằm đan xen đều nhau, nên trên mặt cắt ngang để lại các vạch theo cùng mộthướng hay đa hướng, trong đó các vạch tối mỏng [với lượng ít hơn] là xêmentit, vạch sáng dày[với lượng nhiều hơn, gọi là nền] là ferit nên tổng thể có dạng vân.Peclit hạt [hình 3.20b] ít gặp hơn, có cấu trúc hạt tức xêmentit ở dạng thu gọn nhất [bề mặt ítnhất] - hạt xêmentit phân bố đều trên nền ferit. Giữa hai loại này có sự khác biệt nhỏ về cơ tính:so với peclit hạt, peclit tấm có độ bền, độ cứng cao hơn, độ dẻo, độ dai thấp hơn đôi chút.Austenit đồng nhất dễ tạo thành peclit tấm, còn austenit kém đồng nhất dễ tạo thành peclit hạt.Peclit hạt ổn định hơn peclit tấm nên khi nung lâu ở nhiệt độ tương đối cao [ví dụ 600 - 700oC]peclit tấm có xu hướng chuyển thành peclit hạt.Hình 3.20. Tổ chức tế vi của peclit tấm [a] và peclit hạt [b] [x500].Lêđêburit [có thể ký hiệu bằng Le, hay [γ + Xe] hay [P + Xe]].Hình 3.21. Tổ chức tế vi của lêđêburit - [P+Xe] [x500].Lêđêburit là hỗn hợp cùng tinh của austenit và xêmentit tạo thành từ pha lỏng với 4,3%C ở1147oC nhờ phản ứng [3.2], tuy nhiên khi làm nguội tiếp tục lại có phản ứng cùng tích [3.3] đểaustenit chuyển biến thành peclit nên tổ chức tế vi cuối cùng quan sát được [hình 3.21] là hỗnhợp của peclit tấm [các hạt tối nhỏ] trên nền xêmentit sáng. Lêđêburit cứng và giòn [vì có quánhiều, tới 2/3, là xêmentit] và chỉ có trong hợp kim Fe - C ở dạng gang trắng, ít gặp.Các tên gọi pha và tổ chức kể trên với các nghĩa và xuất xứ như sau: để kỷ niệm các nhàkhoa học lỗi lạc trong ngành là Robert Austen [người Anh] cho austenit, Ledebur [ngườiĐức] cho lêđêburit; từ bản chất hay đặc trưng tính chất là ferrum [sắt, tiếng latinh] cho ferit,pearl [vân] cho peclit, cement [ximăng, cứng] cho xêmentit.IV. Quá trình kết tinh của hợp kim Fe – C1. Phần trên của giản đồPhần trên của giản đồ trạng thái Fe – C ứng với sự kết tinh từ trạng thái lỏng thấy có ba khuvực rõ rệt ứng với ba khoảng thành phần cacbon khác nhau.Khu vực có thành phần 0,1 – 0,51%C [có phản ứng bao tinh].Tất cả các hợp kim có thành phần cacbon 0,1 – 0,51%C khi kết tinh sẽ xảy ra phản ứng bao tinh:δH + LB → γJ.Lúc đầu, khi làm nguội đến đường lỏng AB, hợp kim lỏng sẽ kết tinh ra dung dịch rắn trước. Khinhiệt độ hạ xuống tới 1499oC [ứng với đường HB], hợp kim có hai pha là dung dịch rắn δ chứa0,10%C và dung dịch rắn ôstenit chứa 0,16%C:Các hợp kim có 0,1 – 0,16%C sau phản ứng bao tinh còn thừa pha δ và khi làm nguội tiếp, phanày tiếp tục chuyển biến thành pha γ.Các hợp kim có 0,16 – 0,51%C sau phản ứng bao tinh còn thừa pha lỏng L, và sau khi làmnguội tiếp theo pha lỏng tiếp tục chuyển biến thành pha γ. Như vậy, cuối cùng hợp kim 0,10 –0,51%C khhi làm nguội xuống dưới đường NJE chỉ có tổ chức một pha ôstenit.Khu vực có thành phần 0,51 – 2,14%C kết thúc kết tinh bằng sự tạo thành dung dịch rắn ôstenit.Hợp kim thành phần 2,14 – 4,3%C: khi làm nguội hợp kim tới đường lỏng BC nó sẽ kết tinh raôstenit. Làm nguội tiếp tục, ôstenit có thành phần thay đổi theo đường JE, hợp kim lỏng cònlại thay đổi theo đường BC.Khu vực có thành phần 0,51 – 2,14%C kết thúc kết tinh bằng sự tạo thành dung dịch rắn ôstenit.Hợp kim có thành phần 2,14 – 4,3%C, kết thúc kết tinh bằng sự kết tinh của dung dịch lỏng cóthành phần ứng với điểm C ra hai pha: ôstenit có thành phần ứng với điểm E và xêmentit ở1147oC.Hỗn hợp cùng tinh lêđêburitSau khi kết tinh xong hợp kim này có tổ chức ôstenit + lêđêburit [γ + Xe].Khu vực có thành phần 4,3 – 6,67%C [kết tinh ra xêmentit thứ nhất].Phần hợp kim 4,3 – 6,67%C: khi hợp kim được làm nguội tới đường lỏng DC nó kết tinh raxêmentit và gọi là xêmentit thứ nhất. Khi làm nguội tiếp tục sẽ phản ứng tạo nên cùng tinhlêđêburit xảy ra ở 1147oC. Sau khi kết tinh xong, hợp kim này có tổ chức xêmentit thứ nhất +lêđêburit [γ + Xe].Tóm lại: khi kết tinh từ pha lỏng, trong hợp kim Fe – C có xảy ra các quá trình sau: kết tinhra δ [< 0,51%C] và phản ứng cùng tinh [2,14 – 6,67%C].2. Phần dưới của giản đồPhần dưới của giản đồ ứng với những chuyển biến ở trạng thái rắn. Có ba pha chuyển biến đángchú ý sau đây xuất phát từ ôstenit.Sự tiết ra xêmentit thứ hai từ ôstenitCác hợp kim có thành phần cacbon lớn hơn 0,8% khi làm nguội từ 1147oC đến 727oC, ôstenitcủa nó bị giảm thành phần cacbon theo đường ES, do vậy, sẽ tiết ra xêmentit mà ta gọi làxêmentit thứ hai. Cuối cùng ở 727oC, ôstenit có thành phần cacbon 0,8% ứng với điểm S.Sự tiết ra ferit từ ôstenitCác hợp kim có thành phần cacbon nhỏ hơn 0,8% khi làm nguội từ 911oC ÷ 727oC, ôstenit củanó sẽ tiết ra ferit là pha ít cacbon, do vậy ôstenit còn lại giàu cacbon theo đường GS. Cuối cùngở 727oC hợp kim gồm hai pha là ferit ứng với điểm P [0,02%C] và ôstenit ứng với điểm S[0,8%C].Như vậy khi làm nguội tới 727oC trong tổ chức của mọi hợp kim Fe – C đều chứa ôstenitvới 0,8%C [ứng với điểm S].Chuyển biến cùng tích: ôstenit thành peclit.

Video liên quan

Chủ Đề