Cách vẽ Phật đơn giản

Một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, nhất định tôi sẽ sơn vẽ lại hình tượng Quán Âm như tôi mong muốn: đơn sơ, thanh thoát, và thánh thiện, với một khuôn mặt ngời sáng tràn đầy từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi!

 > Mười công đức họa vẽ hình chư Phật - Bồ tát

Vốn không có khiếu về hội họa, nhưng từ khi biết đi chùa và quy y Tam bảo, tôi bỗng thích vẽ hình tượng Phật. Nói vẽ Phật, thực ra tôi chỉ vẽ được hình tượng Đức Quan Âm, mà cũng chỉ mỗi Đức Quán Âm Nam Hải, tức là hình tượng Quán Âm mặc áo trắng đứng trên tòa sen, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải bắt ấn kiết tường như trong kinh diễn tả là Thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện.

Cũng có thể đây là hình tượng dễ vẽ nhất trong các hình tượng hóa thân của Bồ tát Quán Âm, nhưng tôi cũng chỉ có thể vẽ trên giấy bằng bút chì tô bóng, chưa thể cầm cọ để vẽ thành một bức tranh Phật, vì tôi vốn không biết cách pha màu.

Vốn không có khiếu về hội họa, nhưng từ khi biết đi chùa và quy y Tam bảo, tôi bỗng thích vẽ hình tượng Phật.

Đức Phật với tuổi thơ nhìn từ tranh vẽ

Sau khi xuất gia, trên bước đường tu đạo của tôi đi, có thể nói quá nhiều gập ghềnh, không thuận lợi như trong trí tưởng tượng của tôi trước đó. Mỗi khi gặp khó khăn trắc trở, niềm tin và hy vọng trong tôi bị lung lay, tôi thường lấy giấy bút ra vẽ hình tượng Quán Âm. Tuy tay tôi vẽ hình tượng Quán Âm nhưng dường như tôi vẽ tâm mình, như muốn trút nỗi ưu tư trăn trở trong tôi lên hình tượng Ngài; đó là nguyên nhân vì sao tôi không thể vẽ được một hình tượng Quán Âm với khuôn mặt ngời sáng. Lúc đó, tôi tự nhủ: Nhất định một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, tôi sẽ vẽ thành công một hình tượng Quán Âm với khuôn mặt ngời sáng tràn đầy từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi, như trong kinh Phổ Môn diễn tả:

"Quán Thế Âm tịnh thánh,

Ư khổ não tử ách,

Năng vị tác y hỗ,

Cụ nhất thiết công đức,

Từ nhãn thị chúng sinh,

Phước tụ hải vô lượng,

Thị cố ưng đảnh lễ". 

[Quán Âm bậc tịnh thánh,

Trong khổ não nạn chết,

Hay làm chỗ nương cậy,

Đủ tất cả công đức,

Mắt từ nhìn chúng sinh,

Biển phước tụ vô lượng,

Cho nên thường đảnh lễ].

Sau khi tôi về trụ trì chùa Phổ Minh, có một Phật tử tên Diệu Duyên, vốn là bổn đạo của thầy trụ trì quá cố; năm đó, thấy mấy tượng Phật, Bồ tát trong chùa đã cũ nên bà phát tâm dẫn một nhóm thợ đến chùa sơn vẽ lại, tất cả chi phí bà đều lo hết. Tâm hộ pháp của bà tôi hiểu, nhưng nét vẽ của những người thợ này, tôi không thích lắm; nhất là tượng Bồ tát Quán Âm, vì sao lại vẽ thêm nhiều chuỗi anh lạc trên cổ, vòng xuyến trên tay, lại còn tô má hồng với chân mày mỏng giống như mấy bà nữ thần trong miếu Ngũ hành. Hình tượng Quán Âm trong tôi mãi mãi là một hình tượng đơn sơ, thanh thoát và thánh thiện, đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi đi mua một hộp sơn trắng và lần đầu tiên trong đời, tôi cầm cọ sơn trắng hình tượng Quán Âm. Lúc đó, tự nhủ: Nhất định một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, tôi sẽ cầm cọ sơn vẽ lại hình tượng Quán Âm như tôi mong muốn.

Nói vẽ Phật, thực ra tôi chỉ vẽ được hình tượng Đức Quan Âm, mà cũng chỉ mỗi Đức Quán Âm Nam Hải, tức là hình tượng Quán Âm mặc áo trắng đứng trên tòa sen, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải bắt ấn kiết tường như trong kinh diễn tả là Thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện. Ảnh minh họa.

Họa sĩ vẽ tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam

Một thời gian, sau khi trùng tu chùa xong, tuy trong ngoài chưa được hoàn thiện, nhưng tôi vẫn mời nhóm thợ vẽ Phật từ lò vẽ của ông Minh Dung đến để sơn vẽ lại tất cả tượng Phật, Bồ tát trong chùa. Nhân dịp này, tôi nhìn cách họ sơn vẽ và cách pha màu da mặt Phật. Chú Minh Huyền là thợ vẽ chính và cũng là con của ông Minh Dung, thấy tôi tò mò muốn học cho biết cách pha màu da mặt Phật, đã không ngần ngại chỉ cho tôi. Tuy màu sắc trên các tượng Phật, Bồ tát trong chánh điện có thể đến mười năm không phai; nhưng tượng Quán Âm lộ thiên thì mới một năm đã phai vì nắng gió mưa, lúc đó tôi bỗng có ý nghĩ cầm thử cọ sơn vẽ lại tượng Quán Âm. Khi sơn vẽ tòa sen và áo trắng của tượng, tôi không run tay, nhưng không hiểu sao khi pha màu da mặt Ngài thì tay tôi lại run, sợ pha màu không giống sẽ làm hư khuôn mặt tượng.

Sau khi sơn vẽ màu da mặt tạm ổn, đến lúc vẽ cặp chân mày, tôi không những run tay mà trán còn đổ mồ hôi hột; bởi tôi chỉ có thể vẽ được chân mày bên phải, còn chân mày bên trái thì không thể nào vẽ được. Chỉ có cặp chân mày mà tôi phải mất hết một buổi mới tạm vẽ xong, hôm sau vẽ đôi mắt cũng giống như khi vẽ chân mày, chỉ có thể vẽ được mắt bên phải mà không thể vẽ được mắt bên trái, trên trán tôi cũng đổ mồ hôi hột và cũng phải mất hết một buổi mới tạm vẽ được. Nói chung là lần đầu tiên cầm cọ sơn vẽ tượng Quán Âm lộ thiên, tôi đã sơn vẽ với tâm hoàn toàn thanh tịnh; tuy không tệ đến nỗi phải sơn trắng lại hết, nhưng tôi vẫn chưa vẽ được một khuôn mặt ngời sáng, với ánh mắt từ bi và trí tuệ.

Sau khi sơn vẽ màu da mặt tạm ổn, đến lúc vẽ cặp chân mày, tôi không những run tay mà trán còn đổ mồ hôi hột; bởi tôi chỉ có thể vẽ được chân mày bên phải, còn chân mày bên trái thì không thể nào vẽ được. Ảnh minh họa.

Qua năm thứ hai, năm thứ ba…, dần dần tôi không còn run tay khi cầm cọ sơn vẽ tượng Quán Âm nữa; khi vẽ chân mày, đôi mắt của Bồ tát Quán Âm, trên trán tôi cũng không còn đổ mồ hôi hột và cũng không phải mất tới mấy ngày mới vẽ xong khuôn mặt Ngài. Cuối cùng, tôi cũng sơn vẽ được hình tượng Bồ tát Quán Âm với khuôn mặt ngời sáng, với ánh mắt từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi. So với một thợ vẽ chuyên nghiệp như chú Minh Huyền thì nét vẽ của tôi vẫn chưa được hoàn thiện; nhưng đối với riêng tôi thì lại là một thành công lớn, vì cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được lời nguyện của mình trước Bồ tát Quán Âm là: Một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, nhất định tôi sẽ sơn vẽ lại hình tượng Quán Âm như tôi mong muốn: đơn sơ, thanh thoát, và thánh thiện, với một khuôn mặt ngời sáng tràn đầy từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi!

Ai là người vẽ 8 bức họa 8 hình tướng của Bồ Tát Quán Âm?

Văn dâng Lễ Mừng thọ Mẹ 86 tuổi

Chư tôn đức Tăng - Ni Giáo đoàn 6 hành đạo miền Tây

Sắp tới Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang

6 điều bạn nên ghi nhớ trong cuộc sống để được tự tin hơn

Tịnh xá Lộc Uyển từ thiện tại Quảng Ngãi

Văn nghệ sĩ sáng tác về ‘Bình Phước đất và người - Tiềm năng và triển vọng’

Giáo Đoàn VI hệ phái Khất sĩ khởi công xây dựng Tịnh xá Trúc Lâm

Tịnh xá Lộc Uyển và chùa Giác Quảng từ thiện tại Lâm Đồng

Bình Long: Lễ giỗ cố Trưởng lão Thích Giác Đính

Giáo đoàn VI tu tập một ngày tưởng niệm 42 năm đức thầy Giác Huệ vắng bóng

Sữa Abbott nhiễm vi khuẩn độc hại nhập về Việt Nam

Tiếng gọi mẹ ơi - sáng tác Lê Đình

Đừng quá hà khắc & thành kiến đối với người tu học Phật

Chùm ảnh Đại đức Thích Nguyên Thắng lúc sanh tiền

Quận 6: Tịnh xá lộc Uyển cúng Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm

HT. Thích Thông Lưu viên tịch ở tuổi 83

Nghi thức cúng đàn Dược Sư nhương tinh giải hạn đầu năm 2022

Phật dạy: Vạn sự tùy duyên

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Bình Phước: Mang Tết đến với người dân và tuyến đầu chặn dịch

Văn cúng giao thừa xuân Nhâm dần 2022 dành cho bạn

Cáo phó: Ni Sư Thích Nữ Ngộ Mai viên tịch vào ngày cuối năm

Thơ xướng họa 'Xuân sang'

40 năm tìm lại một thâm tình

Mua động vật hoang dã để phóng sinh, có sai không?

Hòa thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn ra công văn tổ chức xuân Nhâm Dần

Xuân về tại Âu Lạc Cổ Tự [chùa Da] xứ Nghệ

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về cõi không

Lễ tưởng niệm Sư Ông Làng Mai tại Nhất Sen Phật đường

Cái im lặng của Thiền sư trong Phật giáo

Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán không phải ai cũng biết

Lâm Đồng: Chư Tăng Ni tặng quà Tết 2022 tại lãnh địa 'Khỉ Ho Cò Gáy'

Chuyên gia Nhật giúp người Việt kinh doanh nông nghiệp

Văn khấn Ông Công Ông Táo 2022 bài cúng cổ truyền đầy đủ nhất

Bình Chánh: Báo cáo tổng kết công tác Phật sự 2021

Bình Chánh: CLB Thiện Duyên trao tặng quà tết 2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95

Quận 6: Tịnh xá Lộc Uyển tặng quà từ thiện tết

Krông Nô: Đạo tràng Thiện Pháp tặng 100 phần quà Tết 2022

Phật giáo Krông Nô tặng quà Tết 2022 tại buôn 9 khu cách ly

Thiết kế Phật giáo Xuân Nhâm dần 2022

Phật giáo Krông Nô tặng quà Tết 2022

Tiền Giang: Phật giáo Gò Công Tây tổng kết công tác Phật sự năm 2021

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 4 Giáo đoàn VI

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 3 do Giáo đoàn VI

Quận 7: Công ty TNHH NGK Spark Plugs [Việt Nam] phát quà từ thiện

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 2 giáo đoàn VI hệ phái Khất sĩ

Người Huế: Thầy Minh Giải

Trường TC Phật học Đà Nẵng tuyển sinh khóa IX [2022-2025]

Ý nghĩa Đức Phật thành đạo

Băng rôn Hội nghị Phật giáo huyện Krông Nô 2021-2026

Trao giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2021

Múa rối ứng dụng trong phát triển cộng đồng

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Chư tăng giáo đoàn 6 - HPKS thực hiện khóa tu 'một ngày sống chung an lạc'

Tài sản giá trị nhất của người đệ tử Phật

Sinh lên cõi trời là khó phước báo làm thiên chủ càng khó hơn

Phật tử Hoàng Như Thuận từ trần ở tuổi 65

Thuận dòng, ngược dòng, tự đứng lại, qua bờ kia

Lễ nhập kim quan HT.Thích Thiện Phúc

Gò Vấp: Hòa thượng Thích Nhựt Thọ viên tịch thọ 77 tuổi

Nói chút về văn hoá Huế qua chương trình 'Hành lý tình yêu'

Long An: Hòa thượng Thích Thiện Phúc viên tịch ở tuổi 76

Tang lễ cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Hà ngày thứ nhất

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Hà

Lễ nhập kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Hà

Văn hóa và lương tâm của người làm văn hóa

Bái biệt Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Hà [1940-2021]

Có thực hành mới thấy hết giá trị lời Phật dạy

Anh Nguyễn Sỹ Hiền làm bánh tặng tuyến đầu chống dịch

Đạo Phật qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

Phật giáo quận 6 tổ chức phiên trù bị đại hội khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Đại lễ cầu siêu người mất vì Covid-19 tại Tổ đình Phụng Sơn

Đường về quê Cu Hoan - Hải Thiện

Tiểu sử Trưởng ban trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Cửu ĐĐ.Thích Thiện Thuận

Phật giáo quận 6 đã sẵn sàng cho đại hội lần thứ X

Phú Thọ: Lễ Bổ nhiệm Đại đức Thích Đạo Hỷ trụ trì chùa Thanh Vinh

Nét đẹp người xuất gia

Họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh chế tác hàng nghìn trang phục dân tộc cho búp bê

WHO họp khẩn vì biến chủng mới

Ý nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Phật giáo

Thông điệp của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hội nghị COP26

Làm ra mười ngàn đâu có dễ

Phật dạy: ăn nhiều, tăng cân, giảm thọ

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Tuổi trẻ 3 nước Đông Dương Cùng nhau chặn dịch covid-19



Thái tử Tất-đạt-đa cạo bỏ râu tóc, sống đời phạm hạnh. Tranh vẽ bút chì

Những nét vẽ bằng bút chì được thiết kế đường nét sắc sảo, đồ họa lại trên máy vi tính. Phòng thiết kế Phật học đời sống sẽ giúp quý vị giáo thọ đỡ đi phần nào trong việc hướng dẫn các em trẻ tô tranh Đức Phật.

Đức Phật và tôn giả A-nan-đà. Tranh vẽ bút chì

Niêm hoa vi tiếu. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật khất thực. Tranh vẽ bút chì

Đức Phật nhập niết bàn. Tranh vẽ bút chì

Duyên Hà

  • Đời cho ta thế - ĐĐ Thích Minh Niệm

  • Phim tài liệu: Sự hình thành và phát triển Học Viện PG Việt Nam
  • Phim Đức Phật [Buddha] Ấn Độ sản xuất tập 36
  • Lễ chùa: không phải ai cũng hiểu? ĐĐ.Thích Chánh Thuần
  • Dự án Di Lặc tại Mông Cổ do Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo
  • Chùa Liên Hoa sẵn sàng đón Tết
  • Hướng đến ánh sáng - ĐĐ Thích Quảng Tánh
  • Hạnh phúc của thầy tu
  • Chủ nhật các em nhỏ về Tịnh thất Không Tên học vẻ, nặn tượng Phật
  • Mừng ngày Phật đản karaoke

Video liên quan

Chủ Đề