Cách xác định hình chiếu đứng bằng cạnh

Câu hỏi: Cách vẽ hình chiếu cạnh của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Lời giải:

Các bước tiến hành:

Bướᴄ 1: Quan ѕát ᴠật thể, phân tíᴄh hình dạng ᴠà ᴄhọn hướng ᴄhiếu ᴠuông góᴄ ᴠới ᴄáᴄ bề mặt ᴄủa ᴠật thể để biểu diễn hình dạng ᴠật thể

Bướᴄ 2: Chọn tỉ lệ thíᴄh hợp ᴠới khổ giấу A4 ᴠà kíᴄh thướᴄ ᴄủa ᴠật thể. Bố trí ba hình ᴄhiếu ᴄân đối trên bản ᴠẽ theo ᴄáᴄ hình ᴄhữ nhật bao ngoài hình ᴄhiếu bằng nét liền mảnh

Bướᴄ 3: Lần lượt ᴠẽ bằng nét liền mảnh từng phần ᴄủa ᴠật thể ᴠới ᴄáᴄ đường gióng giữa ᴄáᴄ hình ᴄhiếu ᴄủa từng phần

Bướᴄ 4: Tô đậm ᴄáᴄ nét thấу, đường bao thấу ᴄủa ᴠật thể trên hình ᴄhiếu, dùng nét đứt biểu diễn ᴄáᴄ ᴄạnh khuất, đường bao khuất

Bướᴄ 5: Kẻ ᴄáᴄ đường gióng, đường ghi kíᴄh thướᴄ ᴠà ᴄon ѕố kíᴄh thướᴄ trên ᴄáᴄ hình ᴄhiếu

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các hình chiếu nhé!

I. Khái niệm về hình chiếu

- Mặt phẳng chiếulà mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể

- Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’

- Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’, gọi làtia chiếuSAA’

=>Khái niệm:Hình chiếucủa vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu

- Có 3 phép chiếu là:

+ Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát tại một điểm [Tâm chiếu].

+ Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.

+ Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

*Lưu ý:Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc

II. Các hình chiếu vuông góc

1. Các mặt phẳng chiếu:

- Để diễn tả vật thể được chính xác ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên các mặt phẳng chiếu. Vật thể được đặt giữa mắt người quan sát và mặt phẳng hình chiếu tương ứng. Hình chiếu của vật thể là hình nhận được băng cách chiếu vuông góc các đường bao, các cạnh [nếu có] thuộc bộmặt của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng.

- Theo TCVN 5-7 qui định dùng 6 mặt phẳng của một hình hộp chữ nhật làm 6 mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

- Các đường bao, cạnh thấy được thể hiện bằng nét đậm. Các đường bao khuất, cạnh khuất thể hiện bằng nét đứt. Trên hình 10 thể hiện các hình chiếu trên các mặt phẳng chiếu:

+ 1. Hình chiếu có hướng từ trước tới [hình chiếu đứng, hình chiếu chính], mặt phẳng 1 là mặt chính diện hay mặt phẳng chiếu đứng.

+ 2. Hình chiếu từ trên xuống [hình chiếu bằng], mặt phẳng 2 gọi là mặt nằm ngang hay mặt phẳng chiếu bằng.

+ 3. Hình chiếu có hướng từ trái [hình chiếu cạnh], mặt phẳng 3 gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

+ 4. Hình chiếu có hướng từ phải.

+ 5. Hình chiếu có hướng từ dưới lên.

+ 6. Hình chiếu từ sau ra phía trước.

- Trong chương trình lớp 8 ta chỉ nói đến 3 hình chiếu trong 3 mặt phẳng chiếu:

+ Hình chiếu đứng trong mặt phẳng chiếu đứng [1].

+ Hình chiếu bằng trong mặt phẳng chiếu bằng [2].

+ Hình chiếu cạnh trong mặt phẳng chiếu cạnh [3].

- Cách bố trí các hình chiếu như trên gọi là cách bố trí hình chiếu ở góc tư thứ nhất.

2. Các hình chiếu

- Các dạng hình chiếu gồm:

+ Hình chiếu đứng: Hướng chiếu nhìn từ trước tới

+ Hình chiếu bằng: Hướng chiếu nhìn từ trên xuống

+ Hình chiếu cạnh: Hướng chiếu nhìn từ trái sang

- Các phép chiếu gồm:

+ Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu đồng quy, cùng xuất phát tại một điểm

+ Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song nhau.

+ Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc mặt phẳng chiếu. Đây chính là phép chiếu quan trọng nhất để vẽ hình chiếu vuông góc.

3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hình chiếu đứng của vật thể A là :

A.1

B.2

C.3

D.Cả 3 câu trên đều sai

Câu 2: Hình chiếu dưới đây là hình chiếu đứng của vật thể nào?

Câu 3: Hình chiếu bằng của khối hình cầu là:

A. Hình tròn

B. Hình vuông

C. Hình tam giác cân

D. Hình chữ nhật

Câu hỏi: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

Trả lời:

Gồm 3 hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng

+ Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hình chiếu và cách vẽ hình chiếu nhé!

1. Khái niệm về hình chiếu

Khái niệm:Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.

- Hình chiếu của vật thể bao gồm:hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

+ Hình chiếu chính [ hình chiếu đứng]

+ Hình chiếu cạnh

+ Hình chiếu bằng

Các quy ước vẽ hình chiếu:

+ Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước [ Hình chiếu chính] sao cho thể hiện nhiều nhất và tương đối rõ ràng nhất những phần tử quan trọng của khối vật thể.

+ Căn cứ vào mức độ phức tạp của khối vật thể mà chọn loại hình chiếu và số lượng hình chiếu cho đủ [không thừa, không thiếu]

+ Nếu các vị trí các hình chiếu thay đổi vị trí thì phải ký hiệu bằng chữ.

2. Các loại hình chiếu cơ bản

Theo TCVN 5-78 qui định sáu mặt của một hình hộp được dùng làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu tương ứng. Sau khi chiếu vật thể lên các mặt của hình hộp, các mặt đó sẽ được trải ra trùng với mặt phẳng bản vẽ. Mặt 06 có thể được đặt cạnh mặt 04. Như vậy hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản được gọi là hình chiếu cơ bản. Sáu hình chiếu cơ bản có tên gọi và bố trí như sau:

1. Hình chiếu từ trước [ hình chiếu đứng, hình chiếu chính]

2. Hình chiếu từ trên [ hình chiếu bằng]

3. Hình chiếu từ trái

4. Hình chiếu từ phải

5. Hình chiếu từ dưới

6. Hình chiếu từ sau

Nếu hình chiếu từ trên, từ trái, từ dưới, từ phải và từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính như đã qui định ở hình trên thì chúng phải ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi, và trên hình chiếu liên quan phải vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn và kèm theo chữ ký hiệu.

Nếu các hình chiếu cơ bản đặt phân cách với hình biểu diễn chính bởi các hình biểu diễn khác, hoặc không cùng trên một bản vẽ với hình chiếu chính thì các hình chiếu này cũng phải có ký hiệu như trên.

Các phương pháp chiếu và cách bố trí các hình chiếu như hình trên gọi là phương pháp góc phần tư thứ nhất. Đây là phương pháp được sử dụng theo tiêu chuẩn của các nước châu âu và thế giới.

3. Các quy ước vẽ hình chiếu

a. Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước

– Khi muốn biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta phải thực hiện việc đặt vật thể hoặc là hình dung đặt vật thể theo nguyên tắc sau:

– Đặt vật thể sau cho khi biểu diễn lên hình chiếu đứng thì nó phải thể hiện được cơ bản về kết cấu và hình dạng của vật thể.

– Trên hình chiếu cạnh và chiếu bằng phải bổ xung được toàn bộ các kết cấu và hình dạng chưa thể hiện rõ ở hình chiếu đứng.

– Các kích thước được thể hiện trên các hình chiếu phải là kích thước thật.

– Hình dạng vật thể trên các hình chiếu không bị biến dạng sau phép chiếu.

b. Chọn số hình chiếu và loại hình chiếu thích hợp

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

+ Hình chiếu chính [ hình chiếu đứng]

+ Hình chiếu cạnh

+ Hình chiếu bằng

Trong trường hợp ba hình chiếu trên không thể hiện được hết về kết cấu và hình dạng của vât thể ta có thể sử dụng thêm một số mặt cắt, một số hình cắt riêng phần, hình trích hoặc phóng to hay thu nhỏ để biểu diễn thêm cho hoàn thiện.

c. Cách ký hiệu hình chiếu cơ bản khi đặt sai vị trí quy định

Theo TCVN 5-78 quy định vị trí các hình chiếu thể hiện trên bản vẽ, nhưng khi bố trí các hình chiếu trên bản vẽ đôi khi ta không để theo quy định mà ta bố trí sao cho bản vẽ hợp lý. Trong trường hợp này ta phải ghi rõ trong bản vẽ hoặc trong khung tên bản vẽ. Ví dụ hình 5.3

d. Cách ghi kích thước hình chiếu vật thể

a/ Phân tích kích thước

Việc ghi kích thước trên bản vẽ thể hiện chính xác độ lớn của vật thể, do đó kích thước này phải được chính xác, đầy đủ và rõ ràng nhất. Gồm các loại kích thước sau:

+ Kích thước định hình:là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cơ bản tạo thành vật thể.

+ Kích thước định vị:là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học cơ bản. Chúng được xác định theo không gian ba chiều, mỗi chiều thông thường có một mặt hoặc một đường để làm chuẩn.

+ Kích thước định khối:[ kích thước bao hay kích thước choán chỗ] là kích thước xác định ba chiều chung cho vật thể.

b/ Phân bố kích thước

Để kích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng và đầy đủ ta phải bố trí kích thước hợp lý và theo nguyên tắc sau đây:

+ Mỗi kích thước trên bản vẽ chỉ ghi một lần, không được ghi thừa.

+ Các kích thước được ghi cho bộ phận nào thì nên ghi ở hình chiếu thể hiện bộ phận đó rõ nhất và không bị biến dạng về mặt hình học và đặc trưng cho bộ phận đó.

+ Các kích thước ghi cho một bộ phận và co liên quan thì nên ghi gần nhau.

+ Mỗi kích thước được ghio rõ ràng trên bản vẽ và lên ghi ở ngoài hình biểu diễn.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1. Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:

A. Bên trái hình chiếu đứng.

B. Bên phải hình chiếu đứng.

C. Trên hình chiếu đứng.

D. Dưới hình chiếu đứng.

Câu 2. Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ gì?

A. Bản vẽ cơ khí

B. Bản vẽ xây dựng

C. Bản vẽ chi tiết

D. Bản vẽ lắp

Câu 3. Khi ta quay một hình chữ nhật quanh một cạnh góc vuông cố định, hình thu được là hình gì?

A. Hình vuông

B. Hình trụ

C. Hình cầu

D. Hình thang

Câu 4. Đối với ren trục, đường đỉnh ren được vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền mảnh

B. Nét đứt

C. Nét liền đậm

D. Nét chấm gạch mảnh

Câu 5. Hình chiếu đứng có các hướng chiếu như thế nào?

A. Từ trước tới

B. Từ trên xuống

C. Từ trái sang

D. Từ phải sang

Câu 6. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có:

A. Các tia chiếu song song với nhau

B. Các tia chiếu đồng quy

C. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu

D. Các tia chiếu vuông góc với nhau

Câu 7. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết theo các bước:

A. Khung tên→ Kích thước→ Yêu cầu kĩ thuật→ Hình biểu diễn→ Tổng hợp.

B. Khung tên→ Yêu cầu kĩ thuật→ Hình biểu diễn→ Kích thước→ Tổng hợp.

C. Khung tên→ Kích thước→ Yêu cầu kĩ thuật→ Tổng hợp→ Hình biểu diễn.

D. Khung tên→ Hình biểu diễn→ Kích thước→ Yêu cầu kĩ thuật→ Tổng hợp.

Đáp án

1 a

2 d

3 b

4b

5a

6d

7c

Video liên quan

Chủ Đề