Cách xử lý bùn dạng sợi

Sự cố bùn không lắng hoặc khó lắng trong bể sinh học hiếu khí [Aerotank] là tình trạng mà nhiều kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải thường gặp phải. Nguyên nhân và cách xử lý bùn không lắng như thế nào? Cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Xử lý bùn không lắng do quá trình khử Nitrat diễn ra

Sau khi kết thúc quá trình Nitrat hóa tại bể hiếu khí, sản phẩm cuối được sinh ra là Nitrat [NO3-]. Trong điều kiện thiếu khí, lượng Nitrat này sẽ bị khử thành dạng khí N2 tự do bay lên và thoát khỏi mặt nước.

Trong ống đo SVI30 hoặc tại bể lắng sinh học, vi khuẩn hiếu khí trong bùn vi sinh sẽ nhanh chóng chiếm oxy hòa tan làm DO về dưới mức 0.2 mg/l. Quá trình giải phóng khí N2 tạo ra bong bóng khí bám vào bùn và cùng nhau nổi lên trên bề mặt.

Quan sát hiện tượng bùn không lắng do quá trình khử Nitrat:

Hình 1. Đo SVI30 tại bể hiếu khí sau 1-2 giờ thấy bùn nổi lên bề mặt, khi khuấy nhẹ vào bùn thì thấy bùn lắng xuống.

Hình 2. Bùn nổi thành cục hoặc đóng thành váng trên bề mặt bể lắng sinh học kèm theo bọt khí. Một số trường hợp có mùi hôi bốc lên.

Giải pháp xử lý bùn không lắng do quá trình khử Nitrat:

Khi đã xác định được nguyên nhân bùn không lắng là do quá trình khử Nitrat, để khắc phục sự cố này, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tăng lượng tuần hoàn bùn về bể Anoxic [nếu không có bể Anoxic thì xây dựng thêm hoặc cải tạo hệ thống].
  • Tăng lượng bùn xả bỏ [WAS], giảm thời gian lưu bùn tại bể lắng.
  • Bổ sung chủng men vi sinh khử Nitrat [gồm các chủng tùy nghi và thiếu khí] như Pseudomonas citronellolis, Bacillus lichenliformis, Wolinella succinogenes… có trong sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND.

Hình 3. Men vi sinh lỏng Microbe-Lift IND nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.

Xử lý bùn không lắng do sự phát triển quá mức của vi khuẩn dạng sợi

Vi khuẩn dạng sợi tồn tại trong bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải. Nếu phát triển quá mức sẽ gây ra các tác động có hại như: Bùn khó lắng, nổi bùn, trương nở bùn…

Có nhiều nguyên nhân làm cho vi khuẩn dạng sợi phát triển quá mức như: DO trong bể hiếu khí thấp hoặc quá trình sục khí bị gián đoạn, tỷ lệ F/M thấp, mất cân bằng dinh dưỡng [chủ yếu là N và P], dầu mỡ hòa tan…

Quan sát hiện tượng bùn không lắng do vi khuẩn sợi:

Hình 4. Bùn nổi lên khi đo SVI30 tại bể hiếu khí, khuấy nhẹ không chìm xuống.

Giải pháp xử lý bùn không lắng do vi khuẩn sợi:

Khi nguyên nhân bùn không lắng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn dạng sợi, cần loại bỏ vi khuẩn này ra khỏi bùn và cân bằng lại tỷ lệ dinh dưỡng cho bể sinh học. Cụ thể cần thực hiện:

  • Tuần hoàn bùn đã được châm Chlorine để loại bỏ vi khuẩn dạng sợi.
  • Tăng lượng bùn xả bỏ [WAS].
  • Cân bằng tỷ lệ C:N:P = 100:5:1.
  • Bổ sung những chủng vi sinh mạnh giúp trợ lắng cho bể sinh học hiếu khí có trong sản phẩm Microbe-Lift SA.

Hình 5. Men vi sinh trợ lắng Microbe-Lift SA.

—–

Bùn không lắng hoặc khó lắng ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nếu hệ thống xử lý của bạn đang gặp tình trạng tương tự, hãy liên hệ ngay đến Biogency để được tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả và tối ưu nhất! HOTLINE LIÊN HỆ: 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý bùn đến từ Biogency

Lượt xem: 82

Hiện tượng bùn vi sinh khó lắng trong nước thải giấy, là một hiện tượng rất phổ biến thường xảy ra trong hệ thống xử lý nước thải. Làm giảm hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý và không đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra. Hơn thế nữa, nếu không xử lý kịp thời, vi sinh sẽ yếu và chết đi, và các nhân viên kỹ thuật sẽ cần nhiều thời gian để xả bỏ bùn cũng như nuôi cấy mới.

Vì thế, BioFix hy vọng có thể chia sẻ một số các kinh nghiệm, nhằm giải quyết vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

  1. Đặc điểm của bùn vi sinh khó lắng trong nước thải giấy.

Đây là hiện tượng thường xảy ra tại bể lắng thứ cấpbể hiếu khí. Do đó, chúng ta cần nhận biết trước một số các dấu hiệu để tránh xảy ra tình trạng trên như: bùn trở nên mịn, lắng chậm, có màu vàng nhạt và xuất hiện mùi hôi khó chịu…

  1. Nguyên nhân dẫn đến bùn mịn, khó lắng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn dạng sợi [filamentous] trong hệ thống xử lý nước thải giấy. Tạo ra những cấu trúc mạng cho chất rắn bám vào cũng như hình thành những thanh nối ngăn chặn sự tạo khối của những hạt bùn. Và với khả năng hấp thụ Oxy tốt của chúng, sẽ khiến cho các vi sinh bị thiếu hụt Oxy dẫn đến hiện tượng trên.

Bên cạnh đó, nồng độ oxy hòa tan [DO] cũng là một trong những yếu tố đảm bảo bùn lắng tốt trong bể sục khí. Vì nếu chúng 4 mg/l sẽ ảnh hưởng đến sự kết bông của bùn vi sinh.

Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng ở vi sinh vật cũng là tác nhân khiến bùn trở nên mịn. Vì các chất hữu cơ trong bể quá thấp nên bùn vi sinh mất hoạt tính, gây chậm phát phát triển, thậm chí không phát triển.

  1. Cách khắc phục hiện tượng trên.

a] Bổ sung các chủng vi sinh có khả năng cạnh tranh vi khuẩn dạng sợi.

Vì để hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn dạng sợi, chúng ta cần giảm lượng tải hữu cơ trong nước thải, điển hình là nồng độ BOD cao. Bằng cách bổ sung các loại vi sinh tốt nhằm kiểm soát vi khuẩn dạng sợi. Và duy trì nên một môi trường tốt tại bể với pH = 7, C:N:P – 100:5:1… để có thể giảm lượng bùn khó lắng trong 2 – 3 tuần.

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung chế phẩm vi sinh BioFix Ammonia. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, giảm mùi hôi. Hơn thế nữa, thực hiện quy tình Nitrat hóa, giúp đưa nồng độ Nitơ, Photpho… về mức quy định giúp xử lý hiệu quả các vi khuẩn dạng sợi có trong bể hiếu khí.

b] Đảm bảo sục khí đầy đủ

Để vi sinh có thể tiếp nhận đầy đủ oxy trong bông bùn, chúng ta cần đảm bảo hệ thống sục khí làm việc hiệu quả. Với mức tối ưu từ 2 – 3.5 mg/l. Tuy nhiên, lượng Oxy cung cấp không nên quá cao vì khi khuấy trộn liên tục sẽ làm cho bông bùn không lắng được.

Chủ Đề