Cách yêu mà không ảnh hưởng đến học tập

Xung quanh vấn đề này, Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trò chuyện với GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học XH Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

“Nếu là tự nhiên thì không thể cấm đoán”

- Thưa GS.TS Huỳnh Văn Sơn, có nhiều luồng ý kiến nên hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò. Là một nhà nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, đồng thời là nhà sư phạm, ông thấy vấn đề này thế nào?

- Thứ nhất, trẻ em là trẻ em chứ không phải là người lớn thu nhỏ. Trẻ em có những đặc điểm riêng về nhận thức, cảm xúc và cả những nhu cầu đặc biệt khác với người lớn…

Thứ hai, học sinh là một thực thể đang phát triển. Ở độ tuổi từ 6 - 18, các em có các đặc trưng về mặt tâm lý như: Nhận thức nhanh nhưng chưa hẳn đủ, rất nhạy cảm và cũng rất chóng cân bằng, rất tinh tế nhưng chỉ giới hạn ở một phạm vi nhỏ, chú ý nhiều nhưng chưa sâu… Đó là chưa kể đến những điểm khác như: Vui vẻ, thích hoạt náo, thích cái mới lạ, hay thay đổi và một chút bí ẩn... Đặc biệt việc học sinh có xúc cảm giới tính ở tuổi teen là điều rất bình thường. Và sau xúc cảm giới tính là rung động đầu đời. Có những rung động đầu đời sẽ thoáng qua nhanh nhưng cũng có thể trở thành tình yêu tuổi học trò.

Nếu đó là sự tự nhiên của con người, của lứa tuổi sao chúng ta có thể nói là cấm đoán? Nếu trong quá khứ, chúng ta cũng từng có nhu cầu như thế, từng thất bại, từng bị hẫng hụt, sao chúng ta có thể mong đợi nỗi đau ấy lặp lại?

Nên hay không nên, tôi cho rằng chúng ta không buộc mình trả lời vì đó là vấn đề mang tính bản thể. Hãy giúp các em đối đầu, làm chủ cuộc sống thay vì ta làm chủ các em.

- Bên cạnh một số gia đình đón nhận thông tin khi biết con có tình yêu với bạn học một cách nhẹ nhàng, thì cũng có nhiều gia đình triển khai biện pháp cấm đoán, không cho yêu với lý do “phải tập trung học vì kỳ thi THPT sắp tới rồi…”. Theo ông việc cấm đoán như vậy có hiệu quả?

- Có thể nói rằng tình yêu là thứ tặng phẩm mà cuộc sống này đã ban tặng cho các bạn trẻ một cách khá tự nhiên. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau đòi hỏi mỗi bạn trẻ cần có một cái nhìn cũng như thái độ khác nhau về quá trình tìm kiếm tình yêu. Nếu cho rằng hãy để mọi thứ đến với mình một cách tự nhiên thì quả thật không sai vì bất kỳ sự cưỡng ép nào sẽ có thể trở thành “tàn nhẫn”... Và cấm đoán là kiểu không được vì phải thế này, phải thế khác là kiểu ứng xử mang tính quá áp đặt, thiếu tôn trọng...

Lối đi của mỗi người không thể do người khác quyết định. Càng không thể bảo rằng phải chờ đợi theo nhu cầu người khác sắp đặt. Thực tế nhịp sống hiện đại cho thấy bản thân mình phải tìm lấy cơ hội cho chính mình và các bạn trẻ cần được lắng nghe... Nếu có thể giáo dục đúng nghĩa, hãy xem mỗi em là chủ thể, lắng nghe các em, gợi mở cách ứng xử văn minh với cảm xúc thay vì bóp chết cảm xúc; hãy tỉnh táo và biết làm chủ rung cảm thay vì quá vô tư hay quá tôn thờ...

 GS.TS Huỳnh Văn Sơn. Ảnh: C.Chương

Tình yêu có thật sự ảnh hưởng tới việc học?

- Thực tế cũng có nhiều cặp đôi ở lứa tuổi học trò yêu nhau dẫn đến học hành sa sút nhưng cũng có những cặp đôi vì yêu nhau mà học hành rất tiến bộ. Theo ông, việc yêu đương ở tuổi học trò có thật sự đáng lo?

- Như đã khẳng định, tình yêu thật sự ảnh hưởng tới việc học hay không, ảnh hưởng đến mức nào là câu hỏi khó. Nhưng chắc chắn rằng tình yêu có tác động đến việc học hành theo một nguyên lý: Hai mặt của một vấn đề... Và tác động nào mạnh mẽ hơn chỉ là người trong cuộc mới có thể quyết định...

Không hẳn là phải yêu nhưng vấn đề là hãy cho các bạn trẻ biết cân bằng cuộc sống. Cân bằng là mục tiêu ở nhiều nền giáo dục trên thế giới đang chuyển hướng. Và mục tiêu, nguyên tắc, phương thức cân bằng được khai thác ở nhiều khía cạnh trong đó có giáo dục nhân cách, phát triển nhân cách, lối sống...

Với bạn trẻ trên thế giới - từ 16 - 25 tuổi, không hẳn chỉ là những câu lạc bộ, những buổi sinh hoạt dã ngoại hay buổi trò chuyện chuyên đề mà có hẳn những trang web làm quen để hướng đến sự hòa hợp được đầu tư rất kỹ lưỡng về chuyên môn và có định hướng rất an toàn cho những bạn trẻ có nhu cầu kết bạn... thậm chí là tìm người yêu.Những kênh này không quá hiệu quả đến mức cuồng vọng nhưng rõ ràng chính nó đã tạo ra những cơ hội rất quan trọng cho cuộc sống.

Điều quan trọng ở đây là nhiều bạn trẻ nước ngoài đều được trang bị cho mình những kỹ năng rất cần thiết không để mình bị “cuốn” đi một cách nhẹ nhàng theo guồng quay cuộc sống. Đó chính là việc quản lý thời gian của mình, đó là việc biết thiết lập những mối quan hệ xã hội cần thiết để sống và để yêu...

Học sinh cũng là một phần của tuổi trẻ, chọn lọc những cung cách ứng xử tôn trọng các em, chấp nhận rung cảm của các em và định hướng hành vi ứng xử. Thay vì cấm đoán, né tránh, hãy tôn trọng và chấp nhận để định hướng. Tại sao không?

- Hiện tại và trong tương lai, các nhà trường cần làm gì để hỗ trợ các em khi có những vấn đề về tình yêu, giới tính cần được tham vấn, thưa ông?

- Tôi nghĩ xin khẳng định chúng ta cần cân bằng trong chính mình về mục tiêu giáo dục, về cách thức giáo dục các em. Hãy tôn trọng các em bằng cách tôn trọng các hoạt động giáo dục, chấp nhận các em. Học sinh cần cân bằng để học, trưởng thành, rèn luyện kỹ năng, phát triển trí tuệ xã hội, sống chân thành với cảm xúc của mình...

Quản lý hoạt động giáo dục và tổ chức tham vấn học đường trong Tâm lý học trường học là vấn đề thiết yếu. Với phòng tham vấn khá bài bản, học sinh sẽ hiểu hơn về tình cảm của chính mình thông qua các hình thức nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa... Và tham vấn cá nhân tại phòng tham vấn học đường sẽ đem đến cho các em nhiều cơ hội để hiểu chính mình, hiểu cảm xúc của bản thân để trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn...

Và đương nhiên, những chuyên viên tham vấn thế hệ mới được đào tạo bài bản về Tâm lý học trường học hay những giáo viên kiêm nhiệm cần phải là người tuân thủ các nguyên tắc tham vấn, hiểu đúng nhu cầu của lứa tuổi và thấu hiểu những quy luật của đời sống lứa tuổi thay vì nói hộ phụ huynh, nói vừa lòng một số nhà quản lý vẫn còn quan điểm: Tuổi các em cần học, không nghĩ đến yêu đương lung tung...

- Xin cám ơn GS!

31/07/2022 17:46

GD&TĐ - Hôm nay [31/7], trong bài phát biểu nhân Ngày Hải quân ở St. Petersburg, Tổng thống Nga Putin cho biết hệ thống tên lửa Zircon sẽ bắt đầu được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga trong những tháng tới. Khu vực triển khai của chúng sẽ được lựa chọn dựa trên lợi ích an ninh của Nga.

31/07/2022 17:45

GD&TĐ - Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên về tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là việc triển khai Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên [Tisco 2].

31/07/2022 17:36

GD&TĐ - Tối hôm xem xong điểm em đã không ngủ được, và vui sướng hơn khi mình giành được điểm tuyệt đối môn Giáo dục công dân, dẫu trước đó, thi xong về tính điểm em đã biết được khả năng mình sẽ giành điểm cao môn này.

31/07/2022 17:21

GD&TĐ - Mới đây, TAND Hải Phòng mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Hải [SN trú tại thôn 3, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên] về tội Giết người.

31/07/2022 17:19

GD&TĐ - Thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhaev cho biết, theo dữ liệu sơ bộ, quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công vào sân trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, Crimea.

31/07/2022 16:50

GD&TĐ - Trường đại học, ngoài cung cấp kỹ năng cứng là kiến thức chuyên ngành, còn đưa thêm kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo. Thay vì chỉ chú trọng bằng cấp, công thức tuyển dụng nhân sự của các tập đoàn hiện nay đã thay bằng kiến thức + kỹ năng và thái độ.

31/07/2022 16:03

GD&TĐ -  Cụm thi đua số 1 [gồm các Sở GD&ĐT 5 thành phố trực thuộc Trung ương: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng] đã họp tổng kết năm học 2021-2022. Theo báo cáo của cụm, đại diện các Sở đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển GD&ĐT trong năm học mới [2022-2023].

31/07/2022 15:39

GD&TĐ - Một nghi phạm cực kỳ manh động đã dùng súng AK tấn công tiệm vàng ở chợ Đông Ba, TP Huế và lấy đi nhiều túi vàng bỏ trốn.

31/07/2022 15:07

GD&TĐ - Băng Thạch Long Trinh, cựu học sinh lớp 12A12, Trường THPT Nguyễn Du [Hà Tĩnh], là tấm gương về nghị lực sống, vượt khó học giỏi.

31/07/2022 14:42

Sáng 31/7/2022, tại thành phố Thái Nguyên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến dâng hương, hoa tưởng niệm 60 liệt sĩ Thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái hy sinh đêm 24/12/1972 tại khu vực Ga Lưu Xá khi đang làm nhiệm vụ giải tỏa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.

31/07/2022 13:30

GD&TĐ - Khi học sinh được lựa chọn tổ hợp môn học, bên cạnh nỗ lực của trường phổ thông trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tư vấn, định hướng, rất cần có sự ổn định và đồng bộ giữa tổ hợp môn học trong trường THPT và tổ hợp xét tuyển của các cơ sở đào tạo sau phổ thông.

31/07/2022 12:52

GD&TĐ - Ngày 1/8, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo dự báo, giá xăng dầu có thể tiếp tục giảm lần thứ 4 liên tiếp.

31/07/2022 12:40

GD&TĐ - Từ năm học 2022 - 2023, khi học sinh trúng tuyển lớp 10 và bắt đầu nhập học, công tác tư vấn lựa chọn tổ hợp môn học cần được đẩy mạnh. Nếu học sinh chọn lựa tổ hợp môn không chuẩn, sẽ rất khó “quay đầu”, nhất là với những em thay đổi định hướng.

31/07/2022 12:30

GD&TĐ - Real Madrid bất ngờ nhảy vào cuộc tranh giành ngôi sao Fabian Ruiz với quỷ đỏ Manchester.

31/07/2022 12:24

GD&TĐ - Giải thưởng xổ số lớn thứ 3 cả nước đã tăng lên mức thưởng khủng 1,33 tỷ USD sau 29 lần quay thưởng liên tiếp mà không có người trúng.

31/07/2022 12:21

GD&TĐ - Ngày 31/7, Trung tá Hoàng Vĩnh Đại Chính trị viên đồn Biên phòng Long Hòa, [bộ đội Biên phòng TPHCM] cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 2 xà lan vận chuyển cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ [TPHCM].

31/07/2022 12:18

GD&TĐ - Theo thống kê từ Sofa Score, Quang Hải đã thực hiện tổng cộng 7 đường chuyền bóng với tỉ lệ chính xác 100%. Trong đó có 3 tình huống tạt bóng từ chấm phạt góc và quả phạt trực tiếp.

31/07/2022 12:17

GD&TĐ - Một máy bay không người lái [UAV] đã bay tới trụ sở của Hạm đội Biển Đen [Nga] và tấn công, khiến 5 người bị thương – Thống đốc Mikhail Razvozhaev của Sevastopol cho biết trên kênh Telegram của mình.

31/07/2022 12:16

GD&TĐ - Công an tỉnh Đắk Lắk vừa bắt giữ các đối tượng trực tiếp sử dụng công cụ làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

31/07/2022 12:15

GD&TĐ -Tối ngày 30/7, một người đang ông ở Yên Bái được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà chị gái. Nhiều người đặt ra nghi vấn nạn nhân tự tử.

Video liên quan

Chủ Đề