Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi là gì năm 2024

Trong những năm qua, để góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn, Công an huyện Đắk Mil đã tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng chống tội phạm, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi, người đang chấp hành án tại cộng đồng luôn được Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện Đắk Mil quan tâm chỉ đạo sát sao.

Công an huyện Đắk Mil luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban, ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi, người chấp hành án tại cộng đồng để phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tình trạng tái phạm và vi phạm pháp luật. Từng bước xóa bỏ thái độ, hành vi định kiến, kỳ thị; tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương. Theo số liệu thống kê hiện nay toàn huyện hiện đang quản lý 255 người chấp hành xong án phạt tù chưa được xóa án tích, 64 người chấp hành án treo, 05 người cải tạo không giam giữ. Bên cạnh thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền của người chấp hành án; triển khai có hiệu quả các biện pháp để nắm tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp đột xuất xảy ra. Thường xuyên gặp gỡ, động viên hướng dẫn về trách nhiệm, nghĩa vụ mà người lầm lỗi, người chấp hành án tại cộng đồng đồng phải thực hiện; đồng thời giáo dục, cảm hóa giúp họ thay đổi nhận thức, ý chí vươn lên trong cuộc sống, ý thức chấp hành pháp luật và trở thành người có ích cho xã hội.

Ảnh: Công an huyện Đắk Mil phối hợp Công an xã gặp gỡ, giáo dục đối tượng chấp hành án địa phương

Thời gian tới Công an huyện Đắk Mil tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật về quản lý, giáo dục người lầm lỡ, người chấp hành án tại cộng đồng. Nâng cao nhận thức, quyền và nghĩa vụ của công dân; xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình quản lý giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại địa phương. Tích cực phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm tạo thu nhập chính đáng cho bản thân và gia đình. Nắm tình hình, hỗ trợ thành việc của các tổ chức chính trị, xã hội đoàn thể nhân dân tiếp cận các trường hợp được giao quả lý, giám sát. Từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục, sớm phát hiện những biểu hiện nghi vấn bất thường kịp thời có biện pháp phòng ngừa đối tượng tái phạm tội. Cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi, người chấp hành án ngoài công đồng là việc làm mang tính nhân văn sâu sắc; cần có sự chung ta vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở cơ sở.

Thời gian qua, thực hiện mô hình “Cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư” trên địa bàn tỉnh Long An góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND phường 2 - Bùi Minh Nghĩa trao giấy khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân. Ảnh: T.Nhung

* Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phường 2, TP.Tân An tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện mô hình “Cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư” và 1 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Công an và Đoàn Thanh niên về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên” trên địa bàn phường.

Thực hiện mô hình “Cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư” thời gian qua trên địa bàn phường mang lại hiệu quả tích cực. Công an phường phối hợp MTTQ các đoàn thể, ban điều hành các khu phố mời gọi từng loại đối tượng, cho làm cam kết không tái phạm, tổ chức gặp gỡ đối tượng và thân nhân đối tượng, tuyên truyền pháp luật, phân công người trực tiếp quản lý, giúp đỡ, kèm cặp, giáo dục và vận động các đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật,...

Qua đó, giúp họ chuyển biến về nhận thức và hành động, xóa bỏ mặc cảm để hòa nhập cộng đồng, tham gia tích cực vào công tác xã hội. Trong tổng số 140 đối tượng được quản lý, giáo dục, đến nay, có 45 đối tượng tiến bộ, trong đó, nhiều người có việc làm, thu nhập ổn định; có người còn tự nguyện tham gia lực lượng dân phòng.

Qua 1 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Công an và Đoàn Thanh niên về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên”, tình hình mua bán, sử dụng ma túy trong lứa tuổi thanh, thiếu niên trên địa bàn phường được kiềm chế, số người nghiện được khảo sát, thống kê và bàn giao cho các ngành, đoàn thể, khu phố quản lý; trong đó, lứa tuổi thanh, thiếu niên được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục theo tinh thần nghị quyết liên tịch. Công tác lập hồ sơ xử lý theo Nghị định 111/NĐ-CP và Nghị định 22/NĐ-CP được tăng cường thực hiện nên từng bước kiềm chế và ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng ma túy trên địa bàn.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu thảo luận, rút kinh nghiệm nhằm thực hiện các mô hình này trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn.

Dịp này, Phó Chủ tịch UBND phường 2 - Bùi Minh Nghĩa trao giấy khen của Chủ tịch UBND phường cho 1 tập thể [Công an phường 2] và 1 cá nhân [bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Bí thư Chi bộ khu phố 2] do có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

* Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Cần Đước tổ chức Hội nghị triển khai mô hình “5 lực lượng cùng quản người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư”. Mô hình trên do UBMTTQ Việt Nam huyện phối hợp Công an huyện xây dựng kế hoạch thực hiện.

Ra mắt 5 lực lượng tham gia quản lý giáo dục người lầm lỗi ở xã Long Trạch, huyện Cần Đước

Mô hình được triển khai trong toàn huyện, ban chỉ đạo chọn xã Long Trạch làm điểm thực hiện mô hình. Đối tượng cần quản lý, giáo dục, cảm hóa là người chấp hành xong án phạt tù; người đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ; người vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự xã hội, tệ nạn ma túy,... đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, thị trấn theo Nghị định 111/NĐ-CP; người nghiện ma túy chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trở về địa phương.

Theo kế hoạch thực hiện mô hình, UBMTTQ Việt Nam huyện, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân ở địa bàn dân cư nâng cao nhận thức và tinh thần, trách nhiệm trong tham gia phòng, chống tội phạm, cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi, giúp họ hòa nhập tốt với cộng đồng.

Mô hình “5 lực lượng cùng quản người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư” nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục người có quá trình lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; xây dựng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục, cảm hóa người có quá trình lầm lỗi tại gia đình. Qua đó, phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên, các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người có quá trình lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; bảo đảm mọi người có quá trình lầm lỗi đều được các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, quản lý, cảm hóa, giáo dục để họ không tái phạm và trở thành người có ích cho xã hội.

Mô hình này được xác định là một điểm nhấn trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2017 của huyện Cần Đước./.

Chủ Đề