Trung tâm tỉnh bình phước là thị xã nào năm 2024

Trung tâm hành chính "khủng" của hai huyện Phú Riềng và Hớn Quản hoàn thành không lâu thì hai huyện này phải sáp nhập.

Mới đây, Tỉnh ủy Bình Phước vừa ban hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh [khóa XI], trong đó có nội dung quan trọng là sáp nhập huyện Phú Riềng và Hớn Quản vào các đơn vị khác.

Cụ thể, từ nay đến năm 2025, 13 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hớn Quản sẽ sáp nhập vào thị xã Bình Long và thị xã Chơn Thành.

Từ năm 2026 đến năm 2030, 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phú Riềng sẽ sáp nhập vào thị xã Phước Long và huyện Đồng Phú.

Huyện Hớn Quản mới được tái lập 14 năm [năm 2009], còn huyện Phú Riềng mới được thành lập 8 năm [năm 2015]. Như vậy, hai đơn vị còn "quá trẻ” thì nay lại phải sáp nhập.

Thời điểm, sau khi được thành lập, hai địa phương đã quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó, hai Trung tâm hành chính “khủng” cũng đã được xây dựng cơ bản hoàn thành.

Bình phước đang tính toán sử dụng tốt hai Trung tâm hành chính “khủng” này để tránh gây lãng phí.

Trung tâm hành chính huyện Phú Riềng có diện tích hơn 166 ha. Lý do diện tích của Trung tâm hành chính này rất lớn vì không chỉ có các công trình hành chính, công cộng, mà còn có các trung tâm thương mại dịch vụ, khu nhà ở liền kề, khu biệt thự… Ảnh: LA

Trong khu Trung tâm hành chính này Trụ sở của UBND huyện là tòa nhà rất to, hoành tráng. Khu Trung tâm hành chính này chỉ có một phần rất nhỏ là trụ sở của các cơ quan được xây dựng hoàn thành. Còn lại hầu hết là đất trống bỏ không. Ảnh: LA

Trụ sở của UBND huyện Phú Riềng được nhiều người đánh giá rất to. Ảnh: LA

Tương tự, Trung tâm hành chính huyện Hớn Quản cũng có quy hoạch khoảng hàng chục ha. Dù nhỏ hơn huyện Phú Riềng nhưng bên trong cũng còn rất nhiều đất trống bỏ không. Ảnh: LA

Trao đổi với Ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch huyện Hớn Quản, cho biết các khu đất trống bên trong Trung tâm hành chính cũng đã có quy hoạch. Còn về việc sẽ quy hoạch Trung tâm hành chính này như thế nào sau khi sáp nhập thì sẽ do UBND tỉnh quyết định, địa phương chỉ là nơi thực hiện. Ảnh: LA

Đặt câu hỏi với bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, về việc sẽ quy hoạch sử dụng hai trung tâm hành chính của hai địa phương, sau khi sáp nhập để phù hợp, hiệu quả, tránh gây lãng phí. Bà Hiền trả lời hiện nay UBND tỉnh đang xây dựng phương án để trình Trung ương. Sau khi được duyệt thì mới thông tin cụ thể được. Ảnh: LA

Link gốc: //plo.vn/can-canh-hai-trung-tam-hanh-chinh-khung-sap-sap-nhap-tai-binh-phuoc-post764224.html

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký Nghị quyết số 570/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Dự án khu dân cư Đất Xanh tại Chơn Thành. Ảnh: Báo Bình Phước

Theo đó, thành lập thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở toàn bộ 390,34 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người của huyện Chơn Thành.

Thị xã Chơn Thành giáp các huyện Đồng Phú, Hớn Quản, thành phố Đồng Xoài và tỉnh Bình Dương.

Thành lập 5 phường thuộc thị xã Chơn Thành như sau:

Thành lập phường Hưng Long trên cơ sở toàn bộ 32,1 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 23.490 người của thị trấn Chơn Thành. Phường Hưng Long giáp các phường Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành, Thành Tâm.

Thành lập phường Thành Tâm trên cơ sở toàn bộ 40,39 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.079 người của xã Thành Tâm. Phường Thành Tâm giáp các phường Hưng Long, Minh Long, Minh Thành và tỉnh Bình Dương.

Thành lập phường Minh Hưng trên cơ sở toàn bộ 62,05 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 41.806 người của xã Minh Hưng. Phường Minh Hưng giáp các phường Hưng Long, Minh Long, Minh Thành, xã Nha Bích; huyện Hớn Quản và tỉnh Bình Dương.

Thành lập phường Minh Long trên cơ sở toàn bộ 37,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.738 người của xã Minh Long. Phường Minh Long giáp các phường Hưng Long, Minh Hưng, Thành Tâm và tỉnh Bình Dương.

Thành lập phường Minh Thành trên cơ sở toàn bộ 51,91 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.707 người của xã Minh Thành. Phường Minh Thành giáp các phường Hưng Long, Minh Hưng, Thành Tâm, xã Nha Bích và tỉnh Bình Dương.

Sau khi thành lập thị xã Chơn Thành và thành lập 5 phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước:

Thị xã Chơn Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Hưng Long, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành, Thành Tâm và 4 xã: Minh Thắng, Minh Lập, Nha Bích, Quang Minh;

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 7 huyện; đồng thời có 111 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 86 xã, 20 phường và 5 thị trấn.

Thành lập Tòa án nhân dân thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác và người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước theo quy định của pháp luật

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phiên họp thứ 14 thông qua ngày 11 tháng 8 năm 2022. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 10 năm 2022.

Tại Nghị quyết số 569/NQ-UBTVQH15, thành lập thị trấn Bình Phú trên cơ sở toàn bộ 19,07 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.502 người của xã Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Thị trấn Bình Phú giáp các xã Cẩm Sơn, Phú An, Phú Nhuận và thị xã Cai Lậy.

Sau khi thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 1 thị trấn. Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 08 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 172 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 142 xã, 22 phường và 08 thị trấn.

tỉnh Bình Phước có bao nhiêu huyện thị xã?

Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố [Đồng Xoài], 3 thị xã [Phước Long, Bình Long, Chơn Thành], 7 huyện [Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng] với 111 xã, phường, thị trấn.

Đồng Xoài có bao nhiêu dân tộc?

Hiện ở Đồng Xoài có 20 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, bao gồm: Khmer, Tày, Nùng, X'Tiêng, Mường, Thái, Dao, Sán Chay, M'Nông, Giarai, H'mông, Chơro, Giáy, Cơlao, Dao… Các dân tộc thiểu số sống đan xen với nhau, với người Kinh trong tất cả các xã, phường của thành phố.

tỉnh Bình Phước tiếp giáp với bao nhiêu tỉnh trong nước?

Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia.

Thành phố của tỉnh Bình Phước là gì?

Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741.

Chủ Đề